PHẦN II. THIÊN 2: CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG  VÀ CÁC HỢP ĐOÀN GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG (Điều 368 - 572)

THIÊN 2: CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
VÀ CÁC HỢP ĐOÀN GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG

 

ĐỀ MỤC 1: CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ QUYỀN BÍNH
CHƯƠNG 1: CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG (Điều 368 - 374)
CHƯƠNG 2: CÁC GIÁM MỤC (Điều 375 - 411)
CHƯƠNG 3: CĂN TÒA VÀ KHUYẾT VỊ (Điều 412 - 434)
ĐỀ MỤC 2: CÁC HỢP ĐOÀN GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC GIÁO TỈNH VÀ CÁC GIÁO MIỀN
CHƯƠNG 3:  CÁC VỊ TRƯỞNG GIÁO TỈNH (Điều 435 - 438)
CHƯƠNG 3: CÁC CÔNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (Điều 439 - 446)
CHƯƠNG 4: CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC (Điều 447 - 459)
ĐỀ MỤC 3: TỔ CHỨC NỘI BỘ CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN (Điều 460 - 468)
CHƯƠNG 2: TÒA GIÁO MỤC GIÁO PHẬN (Điều 469 - 494)
CHƯƠNG 3: HỘI ĐỒNG LINH MỤC VÀ BAN TƯ VẤN (Điều 495 - 502)
CHƯƠNG 4: CÁC HỘI KINH SĨ (Điều 503 - 510)
CHƯƠNG 5: HỘI ĐỒNG MỤC VỤ (Điều 511 - 514)
CHƯƠNG 6: CÁC GIÁO XỨ CÁC CHA SỞ VÀ CÁC CHA PHÓ (Điều 515- 552)
CHƯƠNG 7: CÁC CHA QUẢN HẠT (Điều 553 - 555)
CHƯƠNG 8: CÁC CHA QUẢN NHIỆM NHÀ THỜ VÀ CÁC CHA TUYÊN QUÝ (Điều 556 - 572)

 

ĐỀ MỤC 1: CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ QUYỀN BÍNH

CHƯƠNG 1: CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG (Điều 368 - 374)

Điều 368

Trong các Giáo Hội địa phương và từ các Giáo Hội địa phương hiện hữu một Giáo Hội Công Giáo duy nhất;các Giáo Hội địa phương ám chỉ trước hết là các giáo phận và, nếu không định rõ cách khác, tương đương với giáo phận là hạt giám chức tòng thổ và đan viện tòng thổ, hạt đại diện  tông toà cũng như hạt giám quản tông toà được thiết lập cách cố định.

Điều 369

Giáo phận là một phần dân Chúa được trao phó cho một Giám Mục  chăn dắt với sự cộng tác của linh mục đoàn, nhờ sự gắn bó với chủ chăn của mình và được ngài tập hợp trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc Aâm và Thánh Thể, phần dân ấy tạo thành một Giáo Hội địa phương, trong đó Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền của Đức Kitô hiện diện và hoạt động thực sự.

Điều 370

Hạt giám chức tòng thổ hoặc đan diện tòng thổ là một phần dân Chúa được xác định trong một địa hạt, vì hoàn cảnh đặc biệt được trao phó cho một Giám Chức hoặc một Viện Phụ chăm sóc, vị này lãnh đạo phần dân này với tư cách là chủ chăn riêng,như một Giám Mục giáo phận.

Điều 371

#1. Hạt đại diện tông toà hoặc hạt phủ doãn tông toà là một phần dân Chúa chưa được thiết lập thành giáo phận vì hoàn cảnh riêng và việc chăm sóc mục vụ được trao phó cho một vị Đạ Diện tông toà hoặc một vị Phủ Doãn tông toà, vị này nhân danh Đức Giáo Hoàng lãnh đạo địa hạt ấy.

#2.Hạt giám quản tông toà là một phần dân Chúa không được Đức Giáo Hoàng  thiết lập thành giáo phận vì những lý do hết sức đặc biệt và nghiêm trọng, và việc chăm sóc mục vụ được trao phó cho một vị Giám Quản tông toà để ngài nhân danh Đức Giáo Hoàng lãnh đạo địa hạt ấy.

Điều 372

# 1.Trên nguyên tắc, phần dân Chúa tạo thành một giáo phận hoặc một Giáo Hội địa phương khác phải được giới hạn trong một địa hạt nhất định bao gồm tất cả các tín hữu đang cư ngụ trong địa hạt ấy.

# 2. Tuy nhiên , theo sự phán đoán của quyền bính tối cao trong Giáo Hội, sau khi đã tham khảo ý kiến của các Hội Đồng Giám Mục liên hệ , ở đâu xét thấy hữu ích, thì có thể thiết lập ở đó có nhiều Giáo Hội địa phương khác nhau vì lễ điểncủa tín hữu hoặc vì bất cứ lý do nào khác tương tự.

Điều 373

Chỉ có một quyền bính tối cao thiết lập các Giáo Hội địa phương; một khi đã được thiết lập hợp lệ, các Giáo Hội địa phương này đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 374

#1. Tất cả các giáo phận hoặc tất cả các Giáo Hội địa phương khác phải được phân chia thành nhiều phần riêng biệt hoặc thành các giáo xứ.

#2.Để cổ vũ việc chăm sóc mục vụ bằng một hoạt động chung , nhiều gia1oi xứ gần nhau có thể hợp thành những nhóm riêng, chẳng hạn  như các giáo hạt.

CHƯƠNG 2: CÁC GIÁM MỤC (Điều 375 - 411)

TIẾT 1: CÁC GIÁM MỤC NÓI CHUNG

Điều 375

# 1. Do sự thết lập của Thiên Chúa,các Giám Mục kế vị các Tông Đồ nhờ Chúa Thánh Thần là Đấng đã được ban cho các ngài; các ngài được đặt làm Chủ Chăn trong Giáo Hội để làm những thầy học thuyết, tư tế phụng tự thánh và thừa tác viên lãnh đạo.

#2.Do chính việc tấn phong Giám Mục , ngoài nhiệm vụ thánh hoá, các Giám Mục còn la4nyh nhận các nhiệm vụ giảng dạy và lãnh đạo, tuy nhiên, do bản chất của chúng, các ngài chỉ có thể thi hành những nhiệm vụ này trong sự hiệp thông phẩm trật với thủ lãnh và với mọi thành viên của Giám Mục đoàn.

Điều 376

Các Giám Mục giáo phận là những vị được trao cho nhiệm vụ coi sóc một giáo phận; các vị khác được gọi là Giám Mục hiệu toà.

Điều 377

# 1.Đức Giáo Hoàng được tự do bổ nhiệm các Giám Mục, hoặc phê chuẩn những vị đã đắc cử cách hợp pháp.

#2. Ít là ba năm một lần, các Giám Mục thuộc giáo tỉnh, hoặc ở đâu mà hoàn cảnh khuyến khích, các Hội đồng Giám Mục phải thoả thuận với nhau và bí mật lập một danh sách các linh mục có đủ tư cách tiến chức Giám Mục, gồm cả những thành viên thuộc các tu hội thánh hiến, để gửi về Tông Toà, miễn là vẫn tôn trọng quyền của mỗi Giám Mục trong việc thông báo riêng cho Tông Toà biết danh tính những linh mục được ngài xét là xứng đáng và có khả năng xứng hợp với nhiệm vụ Giám Mục.

# 3. Trừ khi luật đã ấn định hợp lệ cách khác, mỗi khi phải bổ   nhiệm một Giám Mục giáo phận hoặc một Giám Mục phó, thì đối với danh tính ba vị được đềnghị lên Tông Toà, Đặc Sứ giáo hoàng điều tra từng vị  một và thông báo cho Tông Toà biết ý kiến riêng của mình và những ý kiến của Tổng Giám Mục và các Giám Mục trong giáo tỉnh mà giáo phận ấy trực thuộc hay được sáp nhập vào, cũng như của chủ tịch Hội Đồng Giám Mục; ngoài ra, Đặc Sứ giáo hoàng phải ý kiến những thành viên của ban tư vấn và của hội kinh sĩ nhà thờ chính toà, và nếu thấy thiết thực, phải bàn hỏi riêng rẽ và cách kín đáo với một số thành viên thuộc hàng giáo sĩ dòng và triều, cũng như với những giáo huấn có tiếng là khôn  ngoan.

#4. Trừ khi luật đã dự liệu hợp lệ cách khác, Giám Mục giáo phận nào nhận thấy cần phải đặt một Giám Mục phụ tá cho giáo phận mình, thì phải đệ trình lên Tông Toà một danh sách ít nhất là ba linh mục có đủ tư cách nhất để lãnh nhận giáo vụ này.

# 5.Từ nay,các chính quyền dân sự không còn quyền hay đặc ân bầu cử, bổ nhiệm, giới thiệu hoặc chỉ định các Giám Mục nữa.

Điều 378

#1.Để được coi là có khả năng xứng hợp tiến chức Giám Mục, đương sự cần phải;

10trổi vượt về đức tin vững vàng, hạnh kiểm tốt, đạo đức, nhiệt thành với các linh hồn, thông thái khôn ngoan và các nhân đức nhân bản, và có những tài năng khác giúp mình có đủ sức chu toàn giáo vụ;

20có thanh danh;

30được ít nhất là ba mươi lăm tuổi;

40là linh mục ít nhất là năm năm;

50có học vị tiến sĩ, hoặc ít nhất là cử nhân Thánh Kinh, thần học hoặc giáo luật trong một học viện cao đẳng được Tông Toà công nhận ít ra phải thực sự thông thạo về những môn đó.

#2.Sự phán quyết tối hậu về khả năng xứng đáng của ứng viên được tiến cử thuộc về Tông Toà.

Điều 379

Nếu không bị ngăn trở hợp lệ, người được tiến cử lên chức Giám Mục phải được tấn phong trong vòng ba tháng kể từ ngày nhận được văn thư của Toà Thánh, và trước khi nhận giáo vụ.

Điều 380

Trước khi nhận giáo vụ theo giáo luật, người được tiến cử phải tuyên xưng đức tin và phải tuyên thệ trung thành với Tông Toà theo công thức do Tông Toà phê chuẩn.

TIẾT 2: CÁC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN

Điều 381

#1.Giám Mục giáo phận có mọi quyền thông thường, riêng biệt và trực tiếp trong giáo phận được uỷ thác cho ngài, để thi hành nhiệm vụ mục vụ, ngoại trừ  những trường hợp mà luật hoặc một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng dành riêng cho Quyền Bính Tối Cao hoặc cho một quyền bính nào khác trong Giáo Hội.

#2. Những vị đứng đầu các cộng đồng tín hữu khác được nói đến ở điều 368, đượ luật đồng hoá với các Giám Mục giáo phận, trừ khi đã rõ cách khác theo bản tính sự việc hoặc theo những quy định của luật.

Điều 382

#1. Giám Mục được tiến cử không được xen vào việc thi hành giáo vụ đã được trao phó trước khi nhận giáo phận theo giáo luật; tuy nhiên, ngài có thể thi hành các giáo vụ ngài đã giữ trong giáo phận đó trước khi được tiến cử, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 409 #2

# 2.Trừ khi bị ngăn trở hợp lệ, người được tiến cử lên chức Giám Mục giáo phận, nếu chưa được thụ phong Giám Mục, phải nhậm chức trong giáo phận theo giáo luật trong vòng bốn tháng, kể từ khi nhận được tông thư.

#3 .Trong chính giáo phận mình, Giám Mục nhậm chức theo giáo luật kể từ lúc ngài đích thân hoặc nhờ đại diện trình tông thư cho ban tư vấn trước sự hiện diện của chưởng ấn  toà giám mục, và vị này lập biên bản về việc nhậm chức; hoặc trong những giáo phận mới được thiết lập, ngài nhậm chức kể từ lúc ngài thông báo tông thư đó cho hàng giáo sĩ và giáo dân hiện diện trong nhà thờ chính toà; linh mục cao niên nhất trong số các linh mục hiện diện phải lập biên bản về việc nhậm chức.

#4. Việc nhậm chức theo giáo luật được khuyến khích thực hiện trong một nghi thức phụng vụ tại nhà thờ chính toà, trước sự hiện diện của hàng giáo sĩ và giáo dân.

Điều 383

#1.Trong khi thi hành nhiệm vụ chủ chăn, Giám Mục giáo phận phải tỏ ra ân cần đối với mọi Kitô hữu đã được trao phó cho ngài chăm sóc, bất kỳ tuổi tác, địa vị, hoặc quốc tịch của họ, dù họ là người cư ngụ trong địa hạt của ngài, hoặc là người ở đó tạm thời; ngài phải biểu lộ lòng nhiệt thành tông đồ với cả những người không thể được chăm sóc đầy đủ về phương diện mục vụ thông thường vì hoàn cảnh sống của họ, cũng như những người không còn sống đạo.

#2.Nếu trong giáo phận có những người tín hữu thuộc lễ điển khác, ngài phải đáp ứng những nhu cầu thiêng liêng của họ nhờ các tư tế khác hay các cha sở thuộc lễ điển đó, hoặc nhờ một vị Đại Diện Giám Mục.

#3.Đối những anh em không còn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, ngài phải cư xử với lòng nhân từ và bác ái bằng cách cổ vũ phong trào đại kết theo ý hướng của Giáo Hội.

#4.Ngài phải coi những người không được rửa tội như những người được Chúa trao phó cho mình , ngõ hầu đức ái của Chúa Kitô mà Giám Mục phải là người chứng nhân trước mặt mọi người cũng được tỏ lộ cho họ.

Điều 384

Giám Mục giáo phận phải quan tâm đặc biệt đến các linh mục mà ngài phải lắng nghe như những phụ tá và cố vấn của mình:  ngài phải bênh vực các quyền lợi của họ và phải liệu sao để họ chu toàn đầy đủ những nghĩa vụ hợp với bậc mình và có những phương tiện và những định chế cần thiết để thăng tiến đời sống thiêng liêng và trí tuệ:cũng vậy, ngài phải liệu saođể họ được trợ cấp xứng đáng và có bảo hiểm  xã hội chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 385

Giám Mục giáo phận phải hết sức cổ vũ các ơn gọi cho các tác vụ khác nhau và cho đời thánh hiến, đặc biệt quan tâm đến các ơn gọi tư tế và thừa sai.

Điều 386

#1. Giám Mục giáo phận buộc phải năng đích thân giảng dạy để trình bày và giải thích cho các tín hữu những chân lý đức tin họ phải tin và phải áp dụng vào cuộc sống, ngài cũng phải liệu sao để những quy định giáo luật về tác vụ Lời Chúa, nhất là những quy định về bài giảng lễ và việc huấn giáo được tuân hành chu đáo, đến mức toàn bộ học thuyết Kitô giáo được truyền đạt cho tất cả mọi người .

#2.Ngài phải cương quyết bảo vệ tính toàn vẹn và duy nhất  của đức tin bằng những phương thế thích hợp nhất , nhưng phải công nhận sự tự do chính đáng trong việc nghiên cứu chân lý cách sâu rộng hơn.

Điều 387

Ý thức mìnyh phải nêu gương  thánh thiện trong đức ái , trong sự khiêm tốn trong nếp sống giản dị , Giám Mục giáo phận phải hết sức cổ vũ sự thánh thiện của Kitô hữu, theo ơn gọi của mỗi ngườivà vì ngài là người phân phát chính các mầu nhiệm của Thiên Chúa, ngài phải phấn đấu để mọi Kitô hữu được uỷ thác cho ngài săn sóc được tăng trưởng trong ân sủng  nhờ việc cử hành các bí tích, và để họ nhận biết và sống mầu nhiệm Phục Sinh.

Điều 388

#1. Sau khi nhận chức trong giáo phận Giám Mụcgiáo phận phải dâng lễ cầu cho đoàn dân đã được uỷ thác cho ngài mỗi ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác trong miền của ngài.

# 2. Giám Mục phải  đích thân cử hành và dâng lễ cầu cho đoàn dân trong nhữntg ngày đã được nói đếnở #1; nếu nếu ngài bị ngăn trở chính đáng không dâng lễ được, thì phải nhờ người khác dâng lễ trong những ngày đó, hoặc đích thân dâng lễ  vào những ngày khác.

# 3. Giám Mục nào, ngoài gióa phận riêng , còn kiêm nhiệm giáo phận khác,ngay cả với tước hiệu Giám Quản, thì chỉ buộc dâng một Thánh Lễ cho tất cả đoàn dân đã được uỷ thác cho ngài.

#4. Giám Mục nào chu toàn nghĩa vụ được nói đến ở các##1-3, hể bỏ sót bao nhiêu lễ, thì phải dâng đủ bấy nhiêu lễ cầu cho đoàn dâng sớm hết sức có thể.

Điều 389

Giám Mục phải thường xuyên chủ sự Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà của mình hoặc một nhà thờ khác thuộc giáo phận ngài, nhất là trong những lễ buộc và những lễ trọng khác.

Điều 390

Giám Mục giáo phận có thể cử hành nghi lễ tại triều trong toàn giáo phận của ngài,  nhưng ngoài giáo phận riêng thì không được nếu không có sự đồng ý minh nhiên hoặc ít là được suy đoán cách hợp lý của Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 391

#1. Giám Mục giáo phận lãnh đạo Giáo Hội địa phương đã được uỷ thác cho mình với  quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chiếu theo quy tắc của luật.

#2.Giám Mục đích thân thi hành quyền lập pháp, ngài đích thân hoặc nhờ các tổng Đại Diện hay các Đại Diện Giám Mục thi hành quyền hành pháp , chiếu theo quy tắc của luật ngài đích thân hoặc nhờ vị Đại Diện  tư pháp và thẩm phán thi hành quyền tư pháp,chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 392

#1.Vì phải bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo Hội phổ quát, Giám Mục buộc phải cổ vũ kỹ luật chung của toàn thể Giáo Hội, và vì thế ngài phải thúc bách việc tuân giữ tất cả mọi luật của Giáo Hội.

#2. Ngài phải liệu sao để cho kỹ luật của Giáo Hội không bị lạm dụng, nhất là trong những điều liên quan đến tác vụ Lời Chúa, đến việc cử hành các bí tích  và các á bí tích, đến việc tôn thờ Thiên Chúa và  việc tôn kính các thánh , cũng như đến quản trị tài sản.

Điều 393

Giám Mục giáo phận đại diện cho giáo phận trong mọi công việc pháp lý của giáo phận.

Điều 394

#1. Giám Mục phải cổ vũ những hình thức khác nhau  của việc tông đồ trong giáo phận, và phải liệu sao cho mọi hoạt động tông đồ trong toàn  giáo phận hoặc trong những địa hạt riêng của giáo phận được phối trí  với nhau với sự điều khiển của ngài tuy vẫn tôn trọng  tính cách riêng của mọi  hoạt động.

#2.Ngài phải nhắc nhở cho tín hữu biệt họ có bổn phận làm việc tông đồ ,tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mỗi người, và phải khuyết khích họ tham gia và giúp đỡ những hoạt động tông đồ khác nhau, tùy theo nhu cầu của mỗi thời và mỗi nơi.

Điều 395

#1. Giám Mục giáo phận buộc phải giữ kỷ luật đích thân cư trú trong giáo phận mình, dù ngài đã có Giám Mục phó hay Giám Mục phụ tá.

# 2. Trừ khi đi viếng ad limina,đi dự các Công Đồng, Thượng Hội đồng Giám Mục, hay khi phải vắng mặt vì một giáo vụ được uỷ nhiệmcách hợp pháp, Giám Mục giáo phận có thể vắng mặt khỏi giáo phận vì lý do chính đáng, nhưng không quá một tháng,hoặc liên tục hoặc cách quãng, miễn là phải liệu sao để sự vắng mặt của mình không gây thiệt hại cho giáo phận .

#3.Giám Mục giáo phận không được vắng mặt khỏi giáo phận trong ngày lễ Giáng Sinh, Tuần Thánh và lễ Phục Sinh,lễ Hiện Xuống và lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô trừ khi có một lý do nghiêm trọng khản cấp.

#4.Nếu Giám Mục khỏi giáo phận cách bất hợp pháp quá sáu tháng,Tổng Giám Mục phải thông báo cho Tông Toà biết sự vắng mặt bất hợp pháp , thì Giám Mục cao niên nhất trong giáo tỉnh phải báo cáo.

Điều 396

#1. Hàng năm Giám Mục buộc phải đi kinh lý toàn giáo phận hoặc một phần giáo phận, sao cho ít nhất trong vòng năm năm có thể kinh lý toàn giáo phận,hoặc đích thân , hoặc nếu ngài bị ngăn trở chính đáng thì nhờ Giám Mục phó hay Giám Mục phụ tá, Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục, hay một linh mục khác.

#2. giám Mục có quyền tự ý chọn một số giáo sĩ để tháp tùng và giúp đỡ ngài trong cuộc kinh lý, mọi đặc ân và mọi tục lệ trái ngược đều bị bãi bỏ.

Điều 397

#1. Các nhân sự, các cơ sở Công Giáo, các sự vật và các nơi thánh nằm trong giáo phận phải thuộc quyền kinh lý thông thường của Giám Mục.

#2Giám Mụ chỉ có thể kinh lý các thành viên của các hội dòngthuộc luật giáo hoàng và các nhà của họtrong những trường hợp đực luật dự trù cách minh nhiên.

Điều398

Giám Mục phải gắng chu toàn việc kinh lý mục vụ cách chu đáo, ngài phải lưu tâm đừng trở nên gánh nặng cho ai vì những chi phí dư thừa.

Điều 399

#1. Cứ năm năm một lần, Giám Mục giáo phận phải đệ nạp lên Đức Giáo Hoàng bản phúc trình vè tình trạng của giáo phận đã được uỷ thác cho ngài, theo biểu mẫu và thời điểm do Tông Toà ấn định

#2. Nếu toàn bộ hoặc một phần của năm được ấn định để đệ nạp bản phúc trình trùng hợp với hai năm đầu kể từ khi khởi sự sự lãnh đạo giáo phận, thì lần đó Giám Mục không phải soạn thảo và cũng không phải gửi bản phúc trình.

Điều 400

#1. Vào đúng năm đệ nạp bản phúc trình lên Đức Giáo Hoàng nếu Tông Toà không ấn định cách khác Giám Mục giáo phận phải về Rôma để viếng mộ các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolôvà phải yến kiến Đức Giáo Hòang Rôma

#2.Giám Mục phải tự mình chu toàn nghĩa vụ nói trên, trừ khi bị ngăn trở chính đáng; trong trường hợp này, ngài phải nhờ Giám Mục phó, nếu có, hoặc Giám Mục phụ tá, hay một tư tế có khả năng xứng hợp thuộc linh mục đoàn hiện đang cư ngụ trong giáo phận của ngài để thay ngài chu toàn nghĩa vụ đó.

#3.Vị Đại Diện tông toà có thể nhờ một người đại diện để thay ngài chu toàn nghĩa vụ đó, ngay cả khi họ đang ở Ro6ma;vị Phủ Doãn tông toà không có nghĩa vụ này.

Điều 401

#1.Giám Mục giáo phận đã trọn bảy mươi lăm tuổi được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Đức Giáo Hoàng, và Đức Giáo Hoàng sẽ định liệu sau khi cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh.

#2.Giám Mục giáo phận được khẩn khoản yêu cầu đệ đơn từ nhiệm vì lý do sức khoẻ hay vì bất cứ lý do nghiêm trọng nào khác khiến ngài không đủ khả năng chu toàn giáo vụ của mình.

Điều 402

#1. Một khi đơn từ nhiệm đã được chấp thuận, Giám Mục sẽ giữ tước hiệu nguyên Giám Mục của giáo phận mình, và nếu muốn, ngài vẫn có thể cư trú ngay trong giáo phận đó,trừ khi Tông Toà đã dự liệu cách kha1ctrong một số trường hợp vì hoàn cảnh đặc biệt.

#2.Hội Đồng Giám mục phải liệu sao để Giám Mục đã từ nhiệm được trợ cấp cách phù hợp và xứng đáng, tuy nhiên, nghĩa vụ này trước hết thuộc về giáo phận mà ngài đã phục vụ.

TIẾT 3: CÁC GIÁM MỤC PHÓ VÀ GIÁM MỤC PHỤ TÁ

Điều 403

#1.Khi nhu cầu mục vụ của giáo phận đòi hỏi, phải đặt một hay nhiều Giám Mục phụ tá theo sự yêu cầu của Giám Mục giáo phận;Giám Mục phụ tá không có quyền kế vị .

#2.Trong những hoàn cảnh nghiêm trọng hơn, ngay cả khi có tính cách cá nhân, có thể ban cho Giám Mục giáo phận một Giám Mục phụ tá với những năng quyền đặc biệt.

#3 Nếu xét thấy thuận lợi, Toà Thánh có thể chiếu theo chức vụ đặt một Giám Mục phó với những năng quyền đạc biệt; Giám Mục phó có quyền lế vị.

Điều 404

31.Giám Mục phó nhậm chứckhi ngài đích thân hoặc nhờ một người đại diện trình tông thư bổ nhiệm cho Giám Mục giáo phận và ban tư vấn, trước sự hiện diện của chưởng ấn toà giám mục, và vị này lập biên bản về việc nhậm chức.

#2. Giám Mục phụ tá nhậm chức khi ngài trình tông thư bổ nhiệm cho Giám Mục giáo phận, trước sự hiện diện của vị chưởng ấn toà giám mục, và vị này lập biên bản về việc nhậm chức.

#3. Trong trường hợp Giám Mục giáo phận bị ngăn trở hoàn toàn,Giám Mục phó cũng như Giám Mục phụ tá chỉ cần trình tông thư bổ nhiệm cho ban tư vấn, trước sự hiện diện của vị chưởng ấn toà giám mục.

Điều 405

#1.Giám Mục phó cũng như Giám Mục phụ tá có những bổn phận và quyền lợi  được ấn định trong các điều khoản sau đây và được xác định trong văn thư bổ nhiệm.

# 2. Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá được nói đến ở điều 403#2, giúp đỡ Giám Mục giáo phận lãnh đạo toàn giáo phận và thay thế ngài khi ngài vắng mặt hoặc bị ngăn trở.

Điều 406

# 1.Giám Mục phó cũng như Giám Mục phụ tá, được nói đến ở điều 403 #2, phải được Giám Mục giáo phận đặt làm Tổng Đại Diện; hơn những người khác các công việ mà luật đòi hỏi phải  có sự uỷ nhiệm đặc biệt.

#2.Nếu tông thư không dự liệu cách khác, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của #1,Giám Mục giáo phận phải  đặt vị phụ tá hoặc các phụ tá của ngài làm Tổng Đại Diện hoặc ít là Đại Diện Giám Mục, và các vị này chỉ lệ thuộc quyền ngài, hoặc quyền Giám Mục phó, hoặc quyền Giám Mục phụ tá được nói đến ở điều 403 #2.

Điều 407

#1. Nhằm cổ vũ lợi ích hiện tại và tương lai của giáo phận một cách tối đa, Giám Mục giáo phận,Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá được nói đến ở điều 403 #2, phải hội ý với nhau trong những vấn đề quan trọng hơn.

# 2. Khi phải giải quyết những vấn đề quan trọng hơn, nhất là những vấn đề có tính mục vụ, Giám Mục giáo phận phải ưu tiên hội ý với các Giám Mục phụ tá trước những người khác.

#3.Vì được mời gọi chia sẽ trách nhiệm với Giám Mục giáo phận, nên Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá phải thi hành nhiệm vụ của mình thế nào để có sự hiệp nhất với ngài trong tinh thần cũng như trong hành động.

Điều 408

#1.Mỗi khi được Giám Mục giáo phận yêu cầu và nếu không bị ngăn trở chính đáng, Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá buộc phải cử hành các nghi lễ đại triều và các nghi lễ khác thuộc bổn phận của Giám Mục giáo phận.

#2. Giám Mục giáo phận không được thường xuyên uỷ thác cho người khác những quyền lợi và những nhiệm vụ thuộc về Giám Mục mà Giám Mục phó hoặc Giám Mục phụ tá có thể thi hành.

Điều 409

#1. Khi toà giám mục khuyết vị, Giám Mục phó tức khắc trở thành Giám Mục của giáo phận vì đó mà ngài đã được đặt lên, miễn là ngài đã nhậm chức hợp lệ.

#2. Trong lúc toà giám mục khuyết vị, nếu nhà chức trách có thẩm quyền không ấn định cách khác, thì Giám Mục phụ tá chỉ duy trì tất cả những quyền hành và những năng quyền mà ngài đã có như vị Tổng Đại Diện hoặc vị Đại Diện Giám Mục, lúc toà chưa khuyết vị, cho tới khi tân Giám Mục nhậm chức; và nếu không được chỉ định làm Giám Quản giáo phận ,Giám Mục phụ tá phải thi hành quyền mà luật đã ban cho ngài , dưới quyền Giám Quản giáo phận là người  lãnh đạo giáo phận.

Điều 410

Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá , cũng như Giám Mục giáo phận, buộc phải cư trú  trong giáo phận , các ngài chỉ được rời giáo phận  trong thời gian ngắn, trừ khi phải thi hành  một nhiệm vụ ngoài giáo phận  hoặc khi đi nghỉ , nhưng kỳ nghỉ không được quá một tháng.

Điều 411

Những quy định của điều 401 và 402 #2 về sự từ nhiệm  cũng được áp dụng cho Giám Mục phó và Giám Mục phụ tá.

CHƯƠNG 3: CĂN TÒA VÀ KHUYẾT VỊ (Điều 412 - 434)

TIẾT 1: CĂN TÒA

 Điều 412

Tòa giám mục được coi là cản trở, nếu Giám Mục giáo phận không thể chu toàn nhiệm vụ mục vụ của mình trong giáo phận, ngay có cả bằng thư từ, vì bị giam cầm , bị quản thúc, bị lưu đày hoặc vì trở thành vô năng.

Điều 413

#1. Khi tòa giám mục bị cản trở , nếu tòa thánh không dự liệu cách khác, việc lãnh đạo giáo phận thuộc quyền Giám Mục phó, nếu có; nếu không có Giám Mục hoặc bị ngăn trở , thì thuộc quyền một trong các Giám Mục phụ tá hoặc một Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục, hoặc một tư tế nào khác, theo thứ tự đã được ấn định trrong danh sách mà Giám Mục phải lập ngay sau khi nhậm chức trong giáo phận; danh sách ấy phải được ngài thông báo cho vị Trưởng Giáo tỉnh, phải được duyệt lại ít nhất là ba năm một lần và phải được vị trưởng ấn bí mật lưu giữ.

#2 Nếu không có Giám Mục phó hoặc nếu ngài bị ngăn trở , và nếu không có danh sách được nói đến ở #1, thì ban tư vấn chọn một tư tế để lãnh đạo giáo phận .

#3.Vị nào nhận việc lãnh đạo giáo phận chiếu theo quy tắc  của ##1 và 2, thì vị ấy phải thông báo sớm hết sức cho Tòa Thánh biết tòa giám mục bị cản trở và mình đã nhận nhiệm vụ.

Điều 414

Bất cứ vị nào chiếu theo quy tắc của điều 413 được gọi để tạm thời đảm nhận trách nhiệm mục vụ của giáo phận chỉ trong thời gian cản tòa mà thôi , thì trong khi thi hành nhiệm vụ mục vụ của giáo phận, vị ấy buộc phải giữ các nghĩa vụ và có mọi quyền mà luật dành cho Giám Quản giáo phận

Điều 415

Nếu Giám Mục giáo phận bị một hình phạt của Giáo Hội cấm thi hành nhiệm vụ, thì vị Trưởng Giáo tỉnh, hoặc nếu không có vị Trưởng Giáo tỉnh, hoặc chính ngài bị phạt, thì Giám Mục thâm niên nhất tính theo thời gian thăng chức phải lập tức trình lên Tòa Thánh để Tòa Thánh dự liệu.

TIẾT 2: KHUYẾT VỊ

Điều 416

Tòa giám mục khuyết vị khi Giám Mục giáo phận qua đời, khi sự từ nhiệm của ngài được Đức Giáo Hoàng chấp  thuận , khi ngài được thuyên chuyển và khi lệnh bãi nhiệm được thông báo cho ngài

Điều 417

Tất cả những hành vi mà vị Tổng đại Diện hoặc vị Đại diện Giám Mụcđã thực hiện có hiệu lực hoàn toàn cho tới khi  các ngài biết được tin chắc chắn là Giám Mục giáo phận  đã từ trần ; cũng tương tự như thế, những hành vi mà Giám Mục giáo phận Tổng đại Diện hay Đại Diện Giám Mục đã thực hiện điều có hiệu lực cho tới khi các ngài nhận được tin chắc chắn về các văn thư kể trên của Đức Giáo Hoàng.

Điều 418

# 1.Trong vòng hai tháng kể từ khi nhận được tin chắc chắn về sự thuyên chuyển, Giám Mục phải đến giáo phận mà ngài được sai đến và  nhậm chức theo giáo luật;và kể từ ngày nhậm chức trong giáo phận mới, giáo phận cũ của ngài trở thành khuyết vị.

#2.Từ khi nhận được tin chắc chắn về sự thuỵen chuyển cho tới khi nhậm chức theo giáo luật tại giáo phận mới, thì trong giáo phậncũ, Giám Mục được thuyên chuyển:

10có quyềnvà có các nghĩa vụ tương đương như Giám Quản giáo phận, mọi quyền bính của Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục, chấm dứt , miễn là vẫn giữ nguyên điều 409#2

20được hưởng trọn vẹn khoảng thù lao dành cho giáo vụ.

Điều 419

Trong lúc toà khuyết vị, việc lãnh đạo giáo phận thuộc quyền Giám Mục phụ tá cho tới lúc đặt Giám Quản giáo phận, và nếu có nhiều Giám Mục phụ tá, thì việc lãnh đạo giáo phận thuộc quyền vị nào thâm niên nhất tính theo thời gian thăng chức, nếu không có Giám Mụuc phụ tá, thì việc lãnh đạo giáo phận thuộc quyềnban tư vấn, trừ khi Toà Thánh dự liệu cách khác. Vị nào đảm nhiệm việc lãnh đạo giáo phận như vậy phải lập tức triệu tập  Hội Đồng có thẩm quyềnđể chỉ định vị Giám Quản giáo phận.

Điều 420

Nếu Toà Thánh không ấn định cách khácm khi hạt đại diện tông toà khuyết vị, việc lãnh đạo sẽ được đảm nhận do vị Quyền Đại Diện hoặc vịQuyền Phủ Doãn được vị Đại Diện hoặc vị Phủ Doãn bổ nhiệm chỉ vì mục đích ấy ngay sau khi nhậm chức.

Điều 421

#1. Trong vòng ngày kể từ khi nhận được ti n tòa giám mục khuyết vị, ban tư vấn phải bầu vị Giám Quản giáo phận, tức là người phải tạm thời lãnh đạo giáo phận, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 502 #3.

# 2. Nếu trong thời gian quy định, vị Giám Quản giáo phận chưa được bầu cử hợp lệ vì bất cứ lý do nào , thì việc chỉ định Giám Quản giáo phận thuộc quyền vị Trưởng  Giáo Tỉnh, và nếu chính toà Trưởng Giáo Tỉnh  cũng khuyết vị, hoặc nếu toà Trửơng Giáo Tỉnh bị trống cùng một lúc với một toà thuộc Giáo Tỉnh thì việc chỉ định Giám Quản giáo phận thuộc quyền Giám Mục thâm niên nhất trong giáo tỉnh theo thời gian thăng chức.

Điều 422

Giám Mục phụ tá , và nếu không có Giám Mục phụ táthì ban tư vấn, phải thông báo sớm hết sức cho Tông Toà biết tin Giám Mục từ trần, vì được bầu làm Giáo Quản giáo phận phải thông báo sớm hết sức cho Tông Toà biết mình đã được chọn.

Điều 423

#1. Chỉ được chỉ định một vị Giám Quản giáo phận mà thôi ; mọi tục lệ trái ngược đều phải bị bãi bỏ, nếu không , việc bầu cử sẽ vô hiệu.

#2. Giám Quảm giáo phận không đượckiêm nhiệm chức quảnlý , vì thế, nếu quản lý của giáo phận được bầu làm Giám Quản, hội đồng kinh tế phải bầu một người khác làm quản lý tạm thời.

Điều 424

Phải bầu vị  Giám Quản giáo phận chiếu theo quy tắc của các điều 165-178.

Điều 425

#1. Chỉ tư tế nào đã đủ ba mươi lăm tuổi và chưa bao giờ được chọn , được bổ nhiệm hay được đề cử cho chính toà bị khuyết vị ấy mới có thể được chỉ định thành sự vào chức vụ Giám Quản giáo phận.

#2.Tư tế được chọn làm Giám Quản giáo phận phải là người trổi vượt về đạo đức và khôn ngoan.

#3.Nếu các điều kiện được quy định ở #1 không được tôn trọng, thì vịTrưởng Giáo Tỉnh, hoặc nếu toà Trưởng Giáo Tỉnh khuyết vị, thì Giám Mục thâm niên nhất trong giáo tỉnh tính theo thời gian thăng chức, sau khi đã biết rõ sự thực, phải chỉ định Giám Quản cho lần đó; các hành vi của người đã được chọn trái ngược với những quy định ở #1 đương nhiên vô hiệu.

Điều 426

Trong lúc toà khuyết vị và trước khi Giám Quảngiáo phận được chỉ định , vị nào lãnh đạo giáo phận thì đượchưởng quyền mà luật dành cho vị Tổng Đại Diện.

Điều 427

#1. Giám Quảm Quản giáo phận buộc phải giữ các nghĩa vụ của Giám Mụcgiáo phận và ngài có quyền của Giám Mục giáo phận, ngoại trừ những gì bản chất sự việc hoặc chính luật đã loại trừ.

#2. Một khi đã chấp nhận việc đắc cử, Giám Quản giáo phậncó quyền ngaymà không cần sự phê chuẩn của ai khác, nhưng phải giữ những nghĩa vụ được nói đến ở điều 833 # 4.

Điều 428

#1.Trong lúc toà khuyết vị , không được đổi mới bất cứ điều gì.

# 2. Những người tạm thời lãnh đạo giáo phận không được làm bất cứ điều gì có thể gây thiệt hại cho gáo phậnhoặc cho các quyền của Giám Mục; đặc biệt cấm các vị ấyvà bất cứ ai khác lấy hoặc hủy bất cứ tài liệu nào của toà giám mục, hoặc sửa đổi những tài liệu ấy.

Điều 429

Giám Quản giáo phận buộc phải giữ nghĩa vụ cư trú trong giáo phận và phải dâng Thánh Lễ cầu cho đoàn dân chiếu theo quy tắccủa điều 388.

Điều 430

#1. Nhiệm vụ Giáo Quản giáo phận chấm dứt khi tân Giám Mục nhậm chức trong giáo phận.

#2. Việc giải nhiệm Giáo Quản giáo phận dành riêng cho Toà Thánh ; nếu chính vị Giám Quản giáo phận từ nhiệm phải làm đúng thể thức và phải được trình cho Hội Đồng có thẩm quyền bầu chọn, và sự từ nhiệm không cần phải được chấp thuận; trong những trường hợp Gím Quản giáo phận bị giải nhiệm, hoặc từ nhiệm hoặc qua đời, thì phải bầu một Giám Quản giáo phận khác chiếu theo quy tắc của điều 421.

ĐỀ MỤC 2: CÁC HỢP ĐOÀN GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC GIÁO TỈNH VÀ CÁC GIÁO MIỀN

Điều 431

#1.Để cổ vũ hoạt động mục vụ chung giữa nhiều giáo phận gần nhau, tùy theo hoàn cảnh con người và địa phương, cũng như để thắt chặc mội quan hệ tương trợ giữa các Giám Mục giáo phận hơn nữa các Giáo Hội địa phương gần nhau phải được kết hợp thành các giáo tỉnh được giới hạn trongmo65t địa hạt nhất định.

#2. Trên nguyên tắc ,từ nay sẽ không còn các giáo phận được miễn trừ ; vì thế mỗi giáo phận và các Giáo Hội  địa  phương khác ở trong địa hạt của  một giáo tỉnh phải được sáp nhập vào giáo tỉnh đó.

#3 . Chỉ có Quyền Bính Tối Cao  của Giáo Hội mới có quyền , thiết  lập , bãi bỏ, hoặc thay đổi các giáo tỉnh , sau khi đã hội ý với các Giám Mục liên hệ.

Điều 432

#1. Cộng  đồng giáo tỉnh và vị Trưởng Giáo Tỉnh có quyền trong giáo tỉnh chiếu theo quy tắc của luật.

#2.Giáo tỉnh đương nhiênđược hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 433

#1. nếu thấy ích lợi , nhất là trong quốc gia có rất nhiều Giáo Hội địa phương, các giáo tỉnh gần nhau có thể được Tông Tòa cho kết hợp thành các giáo miền, theo đề nghị của Hội Đồng Giám Mục.

#2. Giáo miền có thể được thiết lập thành pháp nhân.

Điều 434

Việc thắt chặt sự hợp tác và hoạt động mục vụ chung trong miền thuộc về Hội nghị các Giám Mục thuộc giáo miền; tuy nhiên , những quyền mà các điều trong Bộ Giáo Luật này ban cho Hội Đồng Giám Mục không thuộc thẩm quyền của hội nghị  này, trừ một số quyền  đã được Tòa Thánh ban cách đặc biệt.

 

CHƯƠNG 3:  CÁC VỊ TRƯỞNG GIÁO TỈNH (Điều 435 - 438)

Điều 435

Đứng đầu giáo tỉnh là vị Trưởng Giáo Tỉnh, vị này là Tổng Giám Mục của giáo phận đã được trao cho ngài; giáo vụ này gắn liền với tòa giám mục  đã được Đức Giáo Hoàng chỉ định hoặc phê chuẩn.

Điều 436

#1. Trong các giáo phận thuộc giáo tỉnh, vị Trưởng Giáo Tỉnh;

10liêu sao để đức tin và kỷ luật  Giáo Hội được tuân giữ cách chu đáo , và nếu có những lạm dụng thì thông báo cho Đức Giáo Hoàng biết.

20thực hiện việc kinh lý theo giáo luật, nếu Giám Mục thuộc giáo tỉnhđã lê đễnh việc này , sự kiện này phải được Tông Tòa phê chuẩn trước;

30bổ nhiệm vị Giáo Quản giáo phận chiếu theo quy tắc của các điều 421 #2 và 425 #3.

#2 Khi hoàn cảnh đòi hỏi , Tông Tòa có thể trao cho vị Trưởng Giáo Tỉnh những nhiệm vụ và một quyền hạn đặc biệt do luật riêng xác định.

#3. Vị Trưởng Giáo Tỉnh không có một quyền lãnh đạo nào trong các giáo phận thuộc giáo tỉnh; tuy có thể cử hành các nghi lễ thánh trong tất cả mọi nhà thờ như Giám Mục trong giáo phận riêng của mình , sau khi đã thông báo cho Giám Mục giáo phận biết, nếu ngài cử hành trong nhà thờ chính tòa

Điều 437

#1. Vị Trưởng Giáo tỉnh có nghĩa vụ phải đích thân hoặc nhờ người đại diện xin Đức Giáo Hoàng ban pallium trong vòng ba tháng kể từ ngàu được tấn phong  Giám Mục, hoặc nếu đã được tấn phong Giám Mục rồi, thì kể từ lúc được bổ nhiệm theo giáo luật dây  pallium biểu hiện quyền hành  mà luật dành chi vị Trưởng Giáo Tỉnh trong giáo tỉnh của ngài, trong sự hiệp thông với Giáo Hội Rôma.

#2. Vị Trưởng Giáo Tỉnh, chiếu theo quy tắc của luật phụng vụ, có thể mang dây pallium trong bất cứ nhà thờ nào thuộc giáo tỉnh mà ngài đứng đầu; nhưng ngoài giáo tỉnh, thì tuyệt đối không được mang dây ấy, cho dù sự đồng ý  của Giám Mục giáo phận.

#3.Nếu vị Trưởng Giáo Tỉnh  đượcthuyên chuyển sang một tòa Trưởng Giáo  Tỉnhkhác thì cần phải xin một dây pallium mới.

Điều 438

Ngoại trừ ân hàm danh dự, tước hiệu Thượng Phụ và Giáo Chủ không bao hàm một quyền lãnh đạo nào trong Giáo Hội Latinh, trừ khi đã rõ cách khác đối với một vài vị, do một đặc ân của Tông Tòa hoặc do một tục le65d9a4 được công nhận.

CHƯƠNG 3: CÁC CÔNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG (Điều 439 - 446)

Điều 439

#1. Công đồng giáo miền là công đồng tập hợp tất cả các Giáo Hội địa phương thuộc cùng một Hội Đồng Giám Mục, phải được tổ chức mỗi khi Hội Đồng Giám Mục ấy xét thấy cần thiết hay hữu ích, với sự phê chuẩn của Tông Tòa.

#2quy tắc được ấn định ở #1 cũng được áp dụng cho việc tổ chức công đồng giáo tỉnh trong một giáo tỉnh trong một giáo tỉnh mà ranh giới trùng với địa quốc gia.

Điều 440

31. Công đồng giáo tỉnh tập họp nhiều Giáo Hội địa phương thuộc cùng một giáo tỉnh, phải được tổ chức mỗi khi đa số các Giám Mục giáo phận trong giáo tỉnh xét thấy thuận lợi , miễn là vẫn giữ nguyên điều 439 #2.

#2. Không được triệu tập công đồng giáo tỉnh khi tòa của vị Trưởng Giáo Tỉnh khuyết vị.

Điều 441

Hội đồng Giám Mục:

10triệu tập công đồng giáo miền;

20 chọn địa điểm để tổ chức công đồng cho địa hạt của Hội đồng Giám Mục;

30bầu vị chủ tịch của công đồng giáo miền trong số các Giám Mục giáo phận; vị này phải được Tông Tòa phê chuẩn;

40 thiết lập chương trình nghị sự và xác định các vấn đề cần được thảo luận, ấn định ngày khai mạc và thời gian họp của công đồng giáo miền, chuyển dời kéo dài và bế mạc công đồng giáo miền.

 

Điều 442

#1. Vị Trưởng Giáo Tỉnh, với sự đồng ý của đa số các Giám Mục thuộc giáo tỉnh:

10triệu tập công đồng giáo tỉnh;

20 chọn địa điểm tổ chức công đồng giáo tỉnh trong địa hạt của giáo tỉnh;

30thiết lập chương trình nghị sự và xác định các vấn đề cần được thảo luận; ấn định ngày khai mạc và thời gian họp của cộn g đồng giáo tỉnh;di chuyển kéo dài và bế mạc công đồng giáo tỉnh.

#2. Vị Trưởng Giáo Tỉnh, và nếu ngài bị ngăn trở chính đáng, thì Giám Mục thuộc giáo tỉnh được các Giám Mục khác thuộc giáo tỉnh bầu lên có quyền đó.

Điều 443

#1. Những vị sau đây phải được triệu tập tham dự các công đồng địa phương với quyền biểu quyết:

10các Giám  Mục giáo phận;

20các Giám Mục phó và phụ tá;

30các Giám mục hiệu tòa khác đang đảm nhận trong địa hạt đó một nhiệm vụ đặc biệt do Tông Tòa và Hội Đồng Giám Mục ủy nhiệm.

#2. Những Giám Mục hiệu tòa khác , kể cả những vị nguyên Giám Mục đang cư trú trong địa hạt , có thể đựợc mời tham dự  các công đồng địa phương; những vị này cũng có quyền biểu quyết.

#3. Phải mời những vị sau đây tham dự các công đồng địa phương với quyền tư vấn mà thôi:

10các Tổng Đại Diện  và các Đại Diện Giám Mục thuộc tất cả mỗi Giáo Hội địa phương trong địa hạt:

20các Bề Trên cấp cao của các hội dòng và các tu đoàn tông đồ, tuy nhiên , số người ,cả nam lẫn nữ, phải do Hội Đồng Giám Mục hoặc các Giám Mục thuộc giáo tỉnh ấn định các vị ấy được tất cả các Bề Trên cấp cao của các hội dòng và các tu đoàn có trụ trong địa hạt bầu lên.

30các Viện  Trưởng  trường đại học giáo sĩ và trường đại học Công giáo, cũng như các Khoa  Trưởng các phân khoa thần  học và giáo luật có trụ sở trong địa hạt:

40một số Giám Đốc các đại chủng viện, nhưng số lượng phải được ấn định như đã nói đến ở 20, các vị này được Giám Đốc chủng viện ở trong địa hạt bầu lên.

#4. Các linh mục và các Kitô hữu khác nữa cũng có thể được mời tham dự các công đồng địa phương  với quyền tư vấn mà thôi, tuy nhiên, số người không vượt quá phân nữa những thành viên được nói đến ở ##1-3.

#5.Ngoài ra cũng mời các kinh sĩ nhà thờ chính tòa cũng như hội đồng linh mục và hội đồng mục vụ của mỗi Giáo Hội địa phương tham dự các công đồng giáo tỉnh, nhưng mỗi đơn vị chỉ được gửi hai thành viên do họ chỉ định cách hiệp đoàn; tuy nhiên những người này chỉ có quyền tư vấn mà thôi.

#6. Cũng có thể mời  những người khác tham dự các công đồng địa phương  với tư cách là thượng khách , nếu Hội Đồng Giám Mục xét là thích hợp đối với công đồng giáo miền , hoặc nếu vị Trưởng Giáo Tỉnh cùng với các Giám Mục thuộc giáo tỉnh xét thấy là thích hợp đối với công đồng giáo tỉnh.

Điều 444

#1. Tất cả những người  được triệu tập tham dự các công đồng địa phương thì phải tham dự , trừ khi bị một ngăn trở chính đáng, nhưng họ phải báo cho vị chủ tọa công đồng biết điiều đó.

#2. Những người đuộc triệu tập tham dự các công đồng địa phương với quyền biểu quyết có thể cử một người đại diện đi dự,nếu họ bị một ngăn trở chính đáng; người đại diện này chỉ có quyền tư vấn mà thôi.

Điều 445

Công đồng địa phương phải liệu sao để đápmứng mọi nhu cầu mục vụ cho dân Chúa trong địa hạt của mình; công đồng địa phương có quyền lãnh đạo, đặc biệt là quyền lập pháp, tuy vẫn luôn luôn tuân giữ luật phổ quát của Giáo Hội, sao cho có thể quyết định những gì xét thấy là thích hợp để làm cho đức tin được tăng trưởng, để chỉ đạo hoạt động mục vụ chung , để điều chỉnh các phong tục, để cổ vũ việc tuân giữ và bảo vệ kỷ luật chung của Giáo Hội.

Điều 446

Một khi công đồng địa phương đã bế mạc, vị chủ tọa phải liệu sao chuyển tất cả mọi văn kiện của công đồng về Tông Tòa; các sắc lệnh do công đồng biểu quyết chỉ được ban hành sau khi đã được Tông Tòa duyệt y; chính công đồng xác địnhthể thức ban hành các sắc lệnh và cacù thời hạn mà sắc lệnh được ban hành bắt đầu có hiệu lực bó buộc.

 

CHƯƠNG 4: CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC (Điều 447 - 459)

Điều 447

Hội Đồng Giám  Mục một định chế có tính cách thường trực, là đoàn thể các Giám Mục của một quốc gia hoặc một địa hạt nhất định,cùng nhau thi hành một số nhiệm vụ mục vụ cho các Kitô hữu thuộc địa hạt đó, nhằm cổ vũ  lợi ích lớn hơn mà Giáo Hội cống hiến cho mọi người, nhất là qua các hình thứ và các phương pháp làm việc tông đồ được thích nghi cho phù hợp với những hoàn cảnh của mỗi  thời và mỗi nơi, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 448

#1. Hội đồng Giám Mục, theo quy tắc chung gồm các vị lãnh đạo của tất cả các Giáo Hội địa phương thuộc cùng một quốc gia, chiếu theo quy tắc của điều 450.

#2.Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh con người hoặc sự việc đòi hỏi, theo sự thẩm định của Tông Tòa, sau khi đã bàn với các Giám Mục giáo phận liên hệ, một Hội đồng Giám Mục có thể được thiết lập cho một địa hạt lớn hay nhỏ, như vậy Hội Đồng hoặc chỉ gồm những Giáo Mục của một số Giáo Hội địa phương được thiết lập trong một địa hạt nhất định, hoa85cgo62m các vị lãnh đạo của các Giáo Hội địa phương thuộc các quốc gia khác nhau; chính Tông Tòa  ấn định các quy tắc riêng cho mỗi Hội Đồng Giám Mục.

Điều 449

#1. Chỉ có Quyền Bính Tối Cao của Giáo Hội, sau khi đã tham khảo ý kiến của các Giám Mục liên hệ, thành lập bãi bỏ hoặc thay đổi các Hội đồng Giám Mục.

#2. Hội Đồng  Giám Mục được thành lập cách hợp pháp đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 450

#1. Tất  cả các Giám Mục giáo phận trong địa hạt và tất cả các vị được luật đồng hóa với các ngài, cũng như các Giám Mục phó và các Giám Mục phụ tá và các Giám Mục hiệu tòa khác đang đảm nhận trong cùng địa hạt đó một nhiệm vụ đặc biệt do Tông Tòa hoặc do Hội Đồng Giám Mục ủy thác, là thành viên đương nhiên  của Hội Đồng Giám Mục; các Đấng Bản Quyền thuộc mọi lễ điển khác cũng có thể được mời tham dự, nhưng các vị này chỉ có quyền tư vấn mà thôi, trừ khi quy chế Hội Đồng Giám Mục ấn định cách khác.

#2.Các Giáo Mục hiệu tòa khác và các Đặc Sứ của Đức Giáo Hoàng, theo luật chung, không phải là thành viên của Hội Đồng Giám Mục.

Điều  451

Mỗi Hội đồng Giám Mục phải soạn thảo quy chế riêng, và các quy chế này phải được Tông Tòa chuẩn y,trong đó,ngoài các vấn đề khác, phải dự kiến các phiên họp khoáng đại của hội đồng và phải dự trù thành lập ban thường vụ các Giám Mục và văn phòng tổng thư ký của hội đồng, cũng như các chức vụ   và các ủy ban khác để giúp theo đuổi mục đích cách hữu hiệu nhất, theo sự thẩm định của Hội Đồng.

Điều 452

#1. Mỗi Hội đồng Giám Mục phải bầu vị chủ tịch Hội Đồng phải xác định  người nào sẽ đảm nhận chức vụ quyền chủ tịch trong trường hợp chủ tịch bị ngăn trở chính đáng,và phải chỉ định một tổng thư ký, chiếu theo quy tắc của các quy chế.

#2. Chủ tịch Hội Đồng ,và khi vị này bị ngăn trở chính đáng thì phó chủ tịch chủ toạ không những các phiên hợp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục mà còn chủ toạ cả ban thường vụ nữa.

Điều 453

Các phiên họp khoáng đại của Hội đồng Giám Mục phải được tổ chức ít nhất là mỗi năm một lần và mỗi khi các hoàn cảnh riêng đòi hỏi ,theo những quy định của quy chế.

Điều 454

# 1. Trong các phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục giáo phận cũng như các vị được luật đồng hoá với các ngài , và các Giám Mục phó đương nhiên có quyền biểu quyết.

#2. Các Giám Mục phụ tá và các Giám Mục hiệu toà khác thuộc Hội Đồng Giám Mục có quyền biểu quyết hoặc có quyền tư vấn tùy theo những quy định  của quy chế hội đồng , tuy nhiên , phải nắm vững điều này là khi bàn về việc doạn thảohoặc sữa đổi quy chế ,thì chỉ có những vị được nói đến ở#1mới có quyền biểu quyết.

Điều 455

#1. Hội Đồng Giám Mục chỉ có thểban hành những sách luật trong những vấn  đề mà luật phổ quát đã quy định ,hay khi một quyết định riêng của Tông Toàđã ấn định điều đó bằng Tự sắc, hoặc do lời thỉnh cầu của chính Hội Đồng.

#2. Để được ban hành hữu hiệu trong phiên họp khoáng đại,các sắc luậtđược nói đến ở # 1cần hội đủ ít nhất là hai phần ba số phiếu của các Giám Mục có quyền biểu quyết trong Hội Đồng, và các sắc luật chỉ có hiệu luật khi đã được chính thức ban hành sau khi đã được Tông Toà chuẩn y.

#3. Cách thức ban hành và thời gian các sắc luật bắt đầu có hiệu phải do chính Hội Đồng Giám Mục ấn định.

#4. Trong những trường hợp luật phổ quát cũng như uỷ nhiệm riêng của Tông Toà không cấp cho Hội Đồng Giám Mụcquyền đượcnói đến ở #1, thì mỗi Giám Mục giáo phận vẫn giữ trọn thẩm quyền của mình ; Hội Đồng hoặc chủ tịch hội đồngđều không thể hành động nhân danh tất cả các Giám Mục nếu không được sự đồng ý của  tất cả và của từng Giám Mục.

 Điều 456

Một khi phiên họp khoáng đại của Hội đồng Giám Mục đã bế mạc, chủ tịch phải gửi về Tông Toà bản phúc trình về các công việc cũng như các sắc lệnh của Hội Đồng, để tường trình cho Tông Toà biết các công việc đó để TÔNG Toà chuẩn nhận các sắc luật, nếu có.

Điều 457

Ban thường vụ của các Giám Mụcchuẩn bị những vấn đề sẽ được bàn thảo trong phiên họp khoáng đại của Hội Đồng và việc thi hành những quyết định đã được biểu quyết trong phiên họp khoáng đại; ban thường vụ cũng giải quyết những vấn đề khác đã được uỷ thác chiếu theo quy tắc của các quy chế.

Điều 458

Văn phòng tổng thư ký:

10soạn thảo bản phúc trình về các công việc và các sắc lệnh củ phiên họp khoáng đại của Hội đồng, cũng như các văn kiện khác đã được chủ tịch hội đồng hoặc ban thường vụ các Giám mục, và gởi cho tất cả các thành viên của Hội Đồng, soạn khảo các văn  kiện khácđã được chủ tịch hội đồng hoặc ban thường vụ uỷ thác.

20trao đổi với các Hội đồng Giám Mục kế cận nhau các văn kiện và các tài liệu mà Hội Đồng trong phiên họp khoáng đại  hoặc ban thường vụ các Giám Mục đã ấn phải chuyển cho họ.

Điều 459

#1. Những quan hệ giữa các Hội Đồng Giám Mục, nhất là giữa các Hội Đồng Giám Mục kế cận với nhau phải được phát huy để cổ vũ và bảo đảm một lợi ích lớn lao hơn.

#2. Tuy nhiên , mỗi khi khởi xướng những hoạt động hoặc đề cập đến những vấn đề có tính cách quốc tế, các hội đồng phải tham khảo ý kiến của Toà Thánh.

ĐỀ MỤC 3: TỔ CHỨC NỘI BỘ CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG

CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN (Điều 460 - 468)

Điều 460

Công nghị giáo phận là cuộc họp cácđại biểu lnh mụcvà các Kitô hữu kháccủa Giáo Hội địa phương nhằm mục đích giúp đỡ Giám Mục giáo phậntrong việc mưu ích cho toàn thể cộng đồng giáo phận, chiếu theo quy tắc của những điều khoản sau đây.

Điều 461

#1. Công nghị giáo phận được tổ chức tại mỗi Giáo Hội địa phương mỗi khi các hoàn cảnh đòi hỏi theo sự thẩm định của Giám mục giáo phận, sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục.

#2. Nếu một Giám Mục coi sóc nhiều giáo phận, hoặc nếu ngài coi sóc một giáo phận như là Giám Mục riêng của giáo phận đó, như lại coi sóc một giáo phận khác như là Giám Quản thì ngài có thể triệu tập  một cộng nghị cho tát cả các giáo phận đã được uỷ thác cho ngài.

Điều 462

#1. chỉ có Giám mục giáo phận mới triệu tập công nghị giáo phận, chứ không phải vị tạm  thời lãnh đạo giáo phận.

#2 .Giám mục giáo phận chủ toạcông nghị giáo phận, tuy nhiên, ngài có thể ủy quyền cho tổng đại diện hoặc đại diện giám Mục chu toàn giáo vụ này trong từng phiên họp của công nghị.

Điều 463

#1. Những vị sau đây phải được triệu tập tham dự công nghị giáo phận với tư cách là thành viên và buộc phải tham dự công nghị giáo phận:

10Giám Mục phó và các Giám Mục phụ tá;

20 các Tổng Đại Diện,các Đại Diện Giám Mục, và Đại Diện tư pháp;

30 các kinh sĩ của nhà thờ chính tòa ;

40các thành viên của hội đồng linh mục;

50 các giáo dân, ngay cả khi họ là thành viên của các tu hội thánh hiến, được hội đồng mục vụ lựa chọn theo thể thức và số người do Giám Mục giáo phận ấn định, hoặc nơi nào không có hội đồng ấy, thì theo tiêu chuẩn do giám Mục giáo phận ấn định;

60 Giám Đốc đại chủng diện của giáo phận;

70các linh mục quản hạt;

80 ít là một linh mục trong mỗi giáo hạt, được tất cả những vị đang coi sóc các linh hồn noi đó chọn ra; ngoài ra, một linh mục khác được chọn để thay thế ngài, nếu ngài bị ngăn trở;

90các Bề Trên của các hội dòng và các tu đoàn tông đồ có một nhà trong giáo phận; những vị này được lựa chọn theo thể thứ và số người do Giám Mục giáo phận ấn định.

#2. Giám Mục giáo phận có thể mời những người khác, hoặc là giáo sĩ, hoặc là thành viên của các tu hội thánh hiến, hoặc là giáo dân, tham dự công nghị giáo phận với tư cách là thành viên.

#3.Nếu xét thấy thuận lợi, Giám Mục giáo phận có thể mời các thừa tác viên  hoặc thành viên của các Giáo Hội hoặc các cọâng đoàn Giáo Hội khhông hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội  Công giáo tham dự công nghị giáo phận với tư cách là quan sát viên.

Điều 464

Một thành viên của công nghị nếu bị ngăn trở chính đáng, không có quyền cử một người đại diện tham dự nhân danh mình, nhưng phải thông báo cho Giám Mục biết ngăn trở  đó.

Điều465

Tất cả mọi vấn đề đã được đề nghị phải được đưa ra cho các thành viên tự do thảo luận trong các phiên họp của công nghị.

Điều 466

Trong công nghị giáo phận, Giám Mục giáo phận  là nhà lập pháp duy nhất, các thành viên khác của công nghị chỉ có quyền tư vấn mà thôi; chỉ một mình ngài ký vào các bản tuyên ngôn và sắc lệnh của  công nghị, chỉ có ngài mới có quyền ban hành các bản tuyên ngôn và các sắc lệnh đó.

Điều 467

Giám Mục giáo phận phải chuyển đạt cho vị  Trưởng Giáo Tỉnh cũng như cho Hội Đồng Giám Mục văn bản của các tuyên ngôn và các sắc lệnh của công nghị.

Điều 468

#1. Giám Mục giáo phận, tùy theo sự thẩm định khôn ngoan của mình, đình hoãn và giải tán công nghị giáo phận.

#2. Khi  tòa giám mục khuyết vị hoặc bị ngăn trở, công nghị đương nhiên bị đình hoãn chiếu theo luật cho đến khi Giám Mục giáo phận kế vị quyết định tiếp tục hoặc tuyên bố kết thúc công nghị.

CHƯƠNG 2: TÒA GIÁO MỤC GIÁO PHẬN (Điều 469 - 494)

Điều 469

Tòa giám mục giáo phận gồm những tổ chức và nhân viên giúp Giám Mục trong việc lãnh đạo toàn thể giáo phận, nhất là trong việc điều hành hoạt động mục vụ, trong việc quản trị giáo phận, cũng như trong việc thi hành quyền tư pháp.

Điều 470

Việc bổ nhiệm  những người thi hành các giáo vụ tại tòa giám mục thuộc về Giám Mục giáo phận.

Điều 471

Tất cả những người  nhận một giáo vụ trong tòa giám mục phải:

10 hứa trung thành chu toàn nhiệm vụ theo quy tắc do luật hoặc cho Giám Mục ấn định;

20 giữ bí mật trong giới hạn và theo thể thức do luật hoặc do Giám Mục ấn định.

Điều 472

Đối với những vụ kiện và những nhân viên trong tòa giám mục thuộc về việc thi hành quyền tư pháp, thì phải tuân giữ những quy định của quyền tư pháp, thì phải tuân giữ những quy định của quyển VIIvề Tố tụng; còn đối với những vụ kiện và những nhân viên thuộc về việc quản trị giáo phận, thì phải tuân giữ những quy định của những điều khoản sau đây.

Điều 473

#1. Giám Mục giáo phận phải liệu sao để mọi việc thuộc về việc quản trị của toàn thể giáo phận được phối trí cách hợp lý và được tổ chức thế nào để hết sứcđảm bảo lợi ích của phần dân Chúa đã được trao phó cho ngài.

#2.Chính Giám Mục giáo phận phối  trí công tác mục vụ của các Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám mục; ở đâu thấy thích hợp, ngài có thể bổ nhiệm vị Điều Hành tòa giám mục, vị này phải là tư tế; dưới quyền Giám Mục, vị này phối trí mọi việc liên quan đến sự chỉ đạotrong công tác hành chinh và liệu sao cac nhân viên tòa giám mục thực hiện chu toàn giáo vụ đã được ủy thác.

#3. Trừ khi hoàn cảnh địa phương đòi hỏi cách khác, theo thẩm định của Giám Mục, phải bổ nhiệm Tổng Đại Diện, hoặc, nếu có, nhiều Tổng Đại Diện, thì phải bổ nhiệm trong các vị ấy làm vị Điều Hành tòa giám mục.

#4. Ở đâu xét thấy là nên, Giám Mục có thể thiết lập ban cố vấn Giám Mục, gồm các tổng Đại Diện Giám Mục, để giúp cho công tác mục vụ được hữu hiệu hơn.

Điều 474

Để có hiệu lực pháp lý và cũng để được thành sự, các văn kie65ncua3 tòa giám mục phải đồng thời có chữ ký của Đấng Bản Quyền đã ban hành và của chưởng ấn tòa giám mục hay của công chứng viên; nhưng chưởng ấn phải  cho vị Điều Hành  tòa giám mục biết các văn kiện đó.

TIẾT 1: CÁC TỔNG ĐẠI DIỆN  VÀ CÁC ĐẠI DIỆN GIÁM MỤC

Điều 475

#1.Trong mỗi giáo phận, Giám Mục giáo phận phải đặt một Tổng Đại Diện với quyền thông thường, chiếu theo quy tắc của những điều khoản sau đây, để giúp ngài trong việc lãnh đạo toàn giáo phận.

#2.Theo quy tắc chung, phải đặt một Tổng Đại diện mà thôi, trừ khi sự rộng lớn hay dân số của giáo phận hoặc những lý do mục vụ khuyên làm cách khác.

Điều 476

Mỗi khi việc lãnh đạo tốt đẹp giáo phận đòi hỏi, Giám Mục giáo phận cũng có đặt một hay nhiều Đại Diện Giám Mục; các vị này có quyền thông thường mà luật phổ quát dành cho Tổng Dại Diện, hoặc trong một phần nhất định của giáo phận, hoặc trong một số công việc nào đó, hoặc đối với các tín hữu thuộc một lễ điển nhất định, hoặc về một nhóm người nào đó, chiếu theo quy tắc của các điếu khoản sau đây.

Điều 477

#1. Giám Mục giáo phận được tự do bổ nhiệm và giải nhiệm Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 406; ngài phải bổ nhiệm Đại Diện Giám mục, nếu không phải là Giám Mục phụ tá, trong một thời gian hữu hạn mà thôi và điều này phải được xác định trong chính văn thư bổ nhiệm.

#2. Khi Tổng Đại Diện vắng mặt hoặc bị ngăn trở chính đáng, Giám Mục giáo phận có thể bổ nhiệm một vị khác để thay thế; quy tắc này cũng được áp dụng cho Đại Diện Giám Mục.

Điều 478

#1. Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục phải là tư tế không dưới ba mươi tuổi, có học vị tiến sĩ hoặc cử nhân giáo luật hay thần học, hoặc ít là phải thực sự thông thạo các môn đó, trổi vượt về học thuyết lành mạnh, đức độ ,khôn ngoan và kinh nghiệm trong công việc điều khiển công việc.

# 2.Chức vụ Tổng Đại Diện và đại Diện Giám Mục không thể kiêm nhiệm chức vụ kinh sĩ xá giải và cũng không thể trao cho người cùng huyết tục với Giám Mục cho tới bậc thứ bốn.

Điều 479

#1. Tổng Đại Diện ,chiếu theo chức vụ, trong tòa giáo phận có quyền hành pháp mà theo luật thuộc về Giám Mục giáo phận, tức là quyền thực hiện tất cả mọi công việc hành chính, trừ những công việc mà Giám Mục đã dành riêng cho mình hoặc những công việc mà luật đòi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt của Giám Mục.

#3.Các năng quyền thường xuyên mà Tông Tòa ban cho Giám Mục, cũng như quyền thi hành các phúc chiếu, cũng thuộc về Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục, trong phạm vi thẩm quyền của mình , trừ khi luật minh nhiên quy định cách khác hoặc khi việc thi hành được trao cho Giám Mục giáo phận vì phẩm cách cá nhân của ngài.

Điều 480

Tổng Đại Diện và đại Diện Giám Mục phải tường trình cho Giám Mục giáo phận biết những công việc quan trọng phải làm cũng như đã  làm ,và không bao giờ được hành động trái với ý muốn và ý hướng của Giám Mục giáo phận.

Điều 481

#1.Quyền hành của Tổng Đại Diện và của Đại Diện Giám Mục chấm dứt khi sự ủy nhiệm mãn hạn, khi từ nhiệm, miễn là vẫn giữ các điều 406 và 409, khi sự giải nhiệm được Giám Mục giáo phận thông báo và khi tòa giám mục khuyết vị.

#2. Khi nhiệm vụ của Giám Mục giáo phận bị đình chỉ, thì quyền của Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám  Mục giáo phận bị đình chỉ, thì quyền của Tổng Đại Diện Giám Mục cũng bị đình chỉ, trừ khi các ngài có chức Giám Mục.

TIẾT 2: CHƯỞNG ẤN CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ VĂN KHỐ

Điều 482

#1. Tại mỗi toà Giám Mục, phải đặt một chưởng ấn mà nhiệm vụ chính là soạn thảo, gửi và lưu trữ các văn thư trong văn khố của toàgiám mục nếu luật địa phương không ấn định cách khác.

#2. Nếu xét thấy cần, có thể đặt một phụ tá cho chưởng ấn, với chức danh phó chưởng ấn.

#3. Chưởng ấn và phó chưởng ấn đương nhiên là công chứng viên và thư ký của  toà giám mục.

Điều 483

#1. Ngoài chưởng ấn, có thể đặt thêm những công chứng viên khác chữ viết hoặc chữ ký của họ có giá trị chứng thựcđối với tất cả các văn thư, hoặc đối với các văn thư toà án mà thôi hoặc đối với các án từ của một vụ kiện hay một công việc nhất định.

#2. Chưởng ấn và các công chứng viênphải là những người có thanh danh và không có gì đáng nghi ngờ; trong những vụ án liên quan đến thanh danh của một tư tế.

Điều 484

Nhiệm vụ các công chứng viên là:

10soạn thảo các văn thư và  tài liệu liên quan tới sắc lệnh, các quy định, các nghĩa vụ , hoặc các văn kiện khác cần đến sự can thiệp của họ;

20 lập biên bản cách trung thực về những việc đã tiến hành, ghi nơi, ngày , tháng ,năm và ký tên.

30 cung cấp các văn thư  và tài liệu được rút ra từ sổ cái cho những người xin cách hợp lệ, miễn là những gì phải giữ, và chứng thực các bản sao là phù hợp với bản chính.

Điều 485

Giám Mục giáo phận có thể tụ do giải nhiệm chưởng ấn và các công chứng viên khác, nhưng Giám Quản giáo phận không có quyền đó , nếu không có sự đồng ý của ban tư vấn.

Điều 486

# 1.Tất cả mọi tài liệu liên quan đến giáo phận hay các giáo xứ phải được lưu giữ hết sức cẩn thận.

# 2. Tại mỗi toà giám mục, phải lập một  văn khố giáo phận hoặc nơi lưu trữ văn thư của giáo phận tại một nơi an toàn, các tài liệu và các văn bản liên quan đến công việcđạo đời của giáo phận được lưu giữ trong đó được sắp xếp theo thứ tự rõ ràng và được khoá giữ cẩn thận.

# 3.Phải lập một bản kê khai hay một danh mụccác tài liệu có trong văn khố, với một bản tóm lược ngắn gọn của mỗi tài liệu.

Điều 487

#1. Văn khố phải được khoá, chỉ có Giám Mục, và chưởng ấn có chìa khoá mà thôi; không ai được vào trong văn khố, nếu không có phép của Giám Mục, hoặc của vị Điều Hành toà giám mục, cũng như của chưởng ấn.

# 2.Những người liên hệ có quyền đích thân hoặ nhờ người đại diện nhận bản sao chính thức, được viết tay hay được chụp của những tài liệu tự bản chất là công khai và liên quan đến tình trạng nhân của họ.

Điều 488

Không được phép lấy các tài liệu ra khỏi văn khố, ngoại trừ trong một thời gian ngắn và với sự đồng ý của  Giám Mục hoặc của vị Điều Hành toà giám mục cùng với chưởng ấn.

Điều 489

#1. Trong toà giám mục cũng phải có một văn khố mật, hoặc ít ra trong văn khố chung phải có một tủ hoặc một hòm được khoá kỹ lưỡng và bất di bất dịch, trong đó được lưu trữ rất cẩn thận những tài liệu phải được giữ bí mật.

# 2. Hằng năm phải hủy bỏ những tài liệu về các vụ án hình sự liên quan đến phẩm hạnh của những can phạm đã chết, hoặc những tài lệu về các vụ án hình sự đã được kết thúc bằng một bản án xử phạt đã được mười năm, chỉ phải lưu lại một bản tóm tắt ngắn về sự kiện cùng với văn bản của bản án chung quyêt.

Điều 490

#1. Chỉ một mình Giám Mục có chìa khoá văn khố mật mà thôi.

#2.Trong khitoà khuyết vị, không được mở văn khố mật hoặc tủ mật, trường hợp thực sự cần thiết do Giám Quản giáo phận đích thân mở.

# 3.Không được lấy các tài liệu ra khỏi văn khố mật hoặc tủ mật.

Điều 491

#1. Giám Mục giáo phận phải liệu sao để các văn thư và tài liệu trong các văn khố của các nhà  thờ chính toà, của các nhà thờ hiệp đoàn, của các nhà thờ giáo xứ của các nhà thờ khác trong địa hạt mình cũng được bảo quản cẩn thận, và kiệu sao để các bản kê khai hoặc các bản danh mục được lập thành hai bản , một bản phải giữ tại ngân khố giáo phận.

#2.Giám Mục cũng phải lệu sao để trong giáo phận có một văn khố lịch sử, trong đó các tài liệu có giá trị lịch sử được bảo quản cẩn thận và được xếp đặt có hệ thống

#3. để tham khảo hoặc để mang ra khỏi văn khố các văn thư và các tài liệu được nói đếnở các #1 và #2, phải tuân giữ các quy tắcđược giám Mục giáo phận thiết lập.

TIẾT 2: HỘI ĐỒNG KINH  VÀ QUẢN LÝ

Điều 492

#1. Trong mỗi giáo phận phải thiết lập một hội đồng kinh tế mà chủ tịch chính Giám Mục giáo phận hoặc là người được ngài ủy nhiệm; hội đồng này gồm ít nhất là ba Kitô hữu thực sự thông thạo trong lãnh vự kinh tế cũng như trong luật dân sự và nổi tiếng là thanh liêm, do Giám Mục bổ nhiệm.

#2. Các thành viên của hội đồng kinh tế phải được bổ nhiệm với nhiệm kỳ là năm năm, nhưng khi mãn hạn, họ có thể được tái bổ  nhiệm cho những nhiệm kỳ năm năm khác.

#3.Không được bổ nhiệm vào hội đồng kinh tế những người có họ với Giám Mục do huyết tộc hoặc do họ kết bạn tới bậc thứ tư.

Điều 493

Ngoài những nhiệm vụ được được nói đến ở quyển V về Tài sản vật chất của Giáo Hội, nhiệm vụ của  hội đồng kinh tế là hằng năm, theo chỉ thị của Gián Mục giáo phận, phải chuẩn bị các ngân sách khoản thu chi dự trù cho việc lãnh đạo chung của giáo phận trong năm tới, và cuối năm phải chứng thực sổ chi.

Điều 494

#1. Trong mỗi giáo phận , sau khi tham khỏa ý kiến với ban tư vấn và hội đồng kinh  tế, Giám Mục phải bổ nhiệm một quản lý, vị này phải thực sự thông thạo trong lãnh vực kinh tế và nổi tiếng là thanh liêm.

#2.Quản lý phải được bổ nhiệm với nhiệm kỳ là năm năm, nhưng khi mãn hạn, có thể được tái bổ nhiệm cho những nhiệm kỳ năm năm khác; khop6ng được giải nhiệm quản lý trong thời hạn tại chức, nếu không có một lý do nghiêm trọng theo sự nhận định của Giám Mục, sau khi đã tham khảo ý kiến của ban tư vấn và của hội đồng kinh tế.

#3.Theo các chỉ thị do hội đồng kinh tế ấn định , quản lý quản trị tài sản của giáo phận dưới quyền Giám Mục và , từ nguồn vốn đã được thiết lập trong giáo phận phải những khoản mà Giám Mục và những người khácđược ngài ủy quyền đã ra lệnh cách hợp pháp.

#4.Cuối năm, quản lý phải tường trình cho hội đồng kinh tế về việc thu chi.

CHƯƠNG 3: HỘI ĐỒNG LINH MỤC VÀ BAN TƯ VẤN (Điều 495 - 502)

Điều 495

# 1. Trong mỗi giáo phận phải thiết lập hội đồng linh mục, tức là đoàn thể tư tế, giống như nghị viện của Giám Mục, đại diện cho linh mục đoàn, hội đồng này giúp ngài lãnh đạo giáo phận chiếu theo quy tắc của luật, nhằm mục đích cổ vũ tối đa lợi ích mục vụ  của phần dân Chúa được ủy thác cho ngài.

#2. Trong những hạt đại diện tông tòa và những hạt phủ doãn tông tòa, vị Đại Diện hoặc vị Phủ Doãn phải thiết lập một hội đồng gồm ít nhất là ba linh mục thừa sai mà ngài phải tham khảo ý kiến trong những công việc hết sức quan trọng, kể cả bằng thư từ.

Điều 496

Hội đồng linh mục phải có quy chế riêng được Gia1mMu5c giáo phận phê chuẩn, nhưng phải lưu ý đến những quy tắc do Hội Đồng Giám Mục thiết lập.

Điều 497

Trong việc chỉ định các thành viên của hội đồng linh mục:

10chừng một nữa số thành viên phải được chính các tư tế tự do lựa chọn chiếu theo quy tắc của những điều khoản sau đây và của quy chế;

20 một số tư tế, chiếu theo quy tắc của các quy chế, phải là những thành viên đương nhiên, tức là thuộc hội đồng  chiếu theo chức vụ đã được ủy thác cho các ngài;

30 một số thành viên khác được Giám Mục giáo phận trọn quyền bổ nhiệm.

Điều 498

#1. Có quyền bầu cử và ứng cử để thiết lập hội đồng linh mục:

10 tất cả các tư tế triều đã  nhập tịch trong giáo phận.

20các tư tế triều không nhập tịch giáo phận, cũng như các tư tế thành viên của một hội dòng hoặc của một tu đoàn tông đồ, cư ngụ trong giáo phận và đang thi hành  một giáo vụ ở đó vì lợi ích của giáo phận  và đang thi hành một giáo vụ ở đó vì lợi ích của giáo phận.

# 2. Trong mức độ và các quy chế dự liệu , có thể ban quyền bầu cử và ứng cử cho những tư tế khác có cư sở trong giáo phận.

Điều 499

Quy chế phải xác định thể thức bầu các thành viên của hội đồng linh mục, làm sao cho trong mức độ có thể , các tư tế trong linh mục đoàn đều có đại diện, nhưng đặc biệt phải lưu ý tới các thừa tác vụ khácnhau và các vùng khác nhau  của giáo phận.

Điều 500

#1. Giám Mục giáo phận có quyền triệu tập hội đồng ling mục, chủ tọa và xác định những vấn đề sẽ được thảo luận  trong hội đồng, hoặc chấp nhận các đề nghị  do các thành viên đề nghị.

#2. Hội đồng linh mục chỉ có quyền tư vấn mà thôi ,Giám Mục giáo phận phải tham khảo ý kiến  của hội đồng trong những việc rất quan trọng, nhưng chỉ cần sự đồng ý của hội đồng trong những trường hợp mà luật đã minh nhiên ấn định.

#3.Hội đồng linh mục không bao giờ có thể hành động mà không có Giám Mục giáo phận; chỉ có một mình ngài có trách nhiệm phổ biến những điều đã được quyết định chiếu theo quy tắc của #2.

Điều 501

#1. Các thành viên của hội đồng linh mục phải được chỉ dịnh cho một nhiệm kỳ do quy chế ấn định, nhưng phải làm sao để cho toàn bộ hoặc một phần của hội đồng được đổi mới trong vòng năm năm.

#2. Khi tòa giám mục khuyết vị, hội đồng linh mục chấm dứt và ban tư vấn đảm nhận các nhiệm vụ của hội đồng; trong vòng một năm kể từ khi nhậm chức, Giám Mục phải thiết lập lại hội đồng linh mục.

#3. Nếu hội đồng linh mục không chu toàn nhiệm vụ đã được ủy thác vì lợi ích của giáo phận hoặc lạm dụng nhiệm vụ cách nghiêm trọng, thì Giám Mục giáo phận có thể giải tán hội đồng, sau khi đã tham khảo ý kiến của vị Trưởng Giáo Tỉnh, hoặc nếu là vấn đề của tòa Trưởng Giáo Tỉnh, thì sau khi đả tham khảo  ý kiến của Giám Mục thâm niên nhất thuộc giáo tỉnh, tính theo thời gian thăng chức nhưng ngài phải thiết lập  lại hội đồng trong vòng một năm.

Điều 502

#1.Trong số các thành viên của hội đồng linh mục, Giám Mục giáo phận được tự do bổ nhiệm một số tư tế, không dưới sáu người và không quá mười hai người, để thiết lập ban tư vấn trong một nhiệm kỳ năm năm, ban tư vấn vẫn tiếp tục thi hành các nhiệm vụ riêng của mình  cho tới khi thiết lập ban tư vấn mới.

#2.Giám Mục giáo phận là chủ tịch của ban tư vấn; nhưng khi tòa bị ngăn trở hoặc khuyết vị, thì vị chủ tịch là người  tạm thời thay thế Giám Mục, hoặc nếu chưa đặt được người thay thế, thì là tư tế thâm niên nhất trong ban tư vấn, tính theo ngày chịu chức.

#3. Hội đồng Giám Mục có thể ấn định việc ủy thác các nhiệm vụ của ban tư vấn cho hội kinh sĩ nhà thờ chính  tòa.

# 4. Trong các đại diện phủ doãn tông tòa, nhiệm vụ của ban tư vấn thuộc về hội đồng thừa sai được nói đến ở điều 495 #2, trừ khi luật đã ấn định ở cách khác.

CHƯƠNG 4: CÁC HỘI KINH SĨ (Điều 503 - 510)

Điều 503

Hội kinh sĩ , hoặc ở nhà thờ chính tòa hoặc ở nhà thờ hiệp đoàn, là hội các tư tế, hội này cử hành những nghi lễ phụng vụ trọng thể hơn tại nhà thờ chính tòa còn phải chu toàn những nhiệm vụ mà luật  hoặc Giám Mục giáo phận đã trao phó.

Điều 504

Việc thành lập, thay đổi hoặc giải tán hội kinh sĩ nhà thờ chính tòa được dành riêng cho Tông Tòa.

Điều 505

Mỗi hội kinh sĩ, dù thuộc nhà thờ chính tòa hay thuộc nhà thờ hiệp đoàn, phải có quy chế riêng được thiết lập do một  văn thư chính thức của hội và được Giám Mục giáo phận phê chuẩn; không được thay đổi hoặc bãi bỏ quy chế đó, nếu không được sự chấp thuận của chính Giám Mục giáo phận.

Điều 506

#1. Miễn là phải luôn luôn tôn trọng các luật thành lập, các quy chế của hội kinh sĩ phải xác định cơ cấu và số kinh sĩ của hội, phải xác dịnh những điều mà hội và mỗi kinh sĩ phải làm để chu toàn việc thờ phượng Thiên Chúa và thừa tác vụ, phải ấn định cách thích hợp để bàn thảo về các công việc của hội, và phải xác định  những điều kiện cần thiết để các công việc được thành sự và hợp pháp, nhưng phải giữ nguyên những quy định của luật phổ quát.

#2. Trong các quy chế cũng phải xác định những khoản thù lao cố định và những khoản thù lao phải trả vào dịp thi hành một nhiệm vụ, cũng như những huy hiệu của các kinh sĩ, nhưng vẫn phải tuân giữ những quy tắc do Tòa Thánh ban hành.

Điều 507

#1. Phải đặt một vị trong số các kinh sĩ làm chủ tịch của hội; các giáo vụ khác phải được thiết lập theo quy tắc của các quy chế, nhưng vẫn phải lưu ý đến những tục lệ hiện hành trong vùng.

#2.Có thể trao các giáo vụ khác cho các giáo sĩ không thuộc về hội và các vị này phải giúp đỡ các kinh ĩ chiếu theo quy tắc của các quy chế.

Điều 508

#1. Chiếu theo chức vụ , kinh sĩ xá giải thuộc nhà thờ chính tòa cũng như thuộc nhà thờ hiệp đoàn có năng quyền thông thường để tha ở tòa bí tích  các vạ tiền kết chưa tuyên bố và không dành riêng cho Tòa Thánh cho những người ngoài đang ở trong giáo phận lẫn những người thuộc giáo phân đang ở ngoài địa hạt giáo phận; ngài không th6e3 thừa ủy na8ngquye62n nầy cho những người khác.

#2. Ở đâu  không có hội kinh sĩ, thì Giám Mục giáo phận phải đặt một tư tế để chu toàn nhiệm vụ đó.

Điều 509

#1.sau khi tham khảo ý kiến của hội kinh sĩ, Giám Mục giáo phận, chứ không phải Giám quản giáo phận trao ban tất cả mọi chức vụ kinh sĩ tại nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ hiệp đoàn, mọi đặc ân trái ngược đều bị bãi bỏ; cũng như chính Giám Mục giáo phận  phê chuẩn người đã được chính hội kinh sĩ bầu làm chủ tịch.

#2.Giám Mục giáo phận chỉ nên trao ban chức vụ kinh sĩ cho những tư tế trổi vượt về đạo lý, về đời sống thanh liêm, và đã thi hành thừa tác vụ một cách đáng khen.

Điều 510

#1. Không được liên kết các giáo xứ với hội kinh sĩ nũa; những giáo xứ nào đã liên kết với một kinh sĩ rồi , thì phải được Giám Mục giáo phận tách rời khỏi hội kinh sĩ.

#2.Trong một nhà thờ vừa thuộc giáo xứ vừa thuộc kinh sĩ, cha sở phải được chỉ định trong số những thành viên của hội hoặc ngoài hội; cha sở ấy buộc giữ  tất cả mọi nghĩa vụ và được hưởng các quyền và các năng quyền dành cho cha sở chiếu theo quy tắc của luật.

#3. Giám Mục giáo phận ấn định  các quy tắc rõ ràng  để phối trí cách thích hợp các giáo vụ có tính cách mục vụ của cha sở và những nhiệm vụ riêng của hội, nhưng phải tránh đừng để cho cha sở trở thành một trở ngại  cho những nhiệm vụ thuộc hội kinh sĩ và đừng để cho hội trở thành một trở ngại cho những nhiệm vụ thuộc giáo xứ; Giáo Mục giáo phận phải dàn xếp những tranh chấp có thể xảy ra và phải liệu sao để trước hết đáp ứng cách thỏa đáng những nhu cầu mục vụ của các tín hữu.

#4.Các của dâng cúng cho một nhà thờ vừa thuộc giáo xứ vừa thuộc hội kinh sĩ  được suy đoán là dâng cúng cho giáo xứ, trừ khi đã rõ cách khác.

CHƯƠNG 5: HỘI ĐỒNG MỤC VỤ (Điều 511 - 514)

Điều 511

Theo mức độ và hoàn cảnh mục vụ khuyên, trong mỗi giáo phận nên thiết lập một hội đồng mục vụ; hội đồng này, dưới quyền Giám Mục, nghiên cứu và thẩm định  những gì liên quan tới hoạt động mục vụ trong giáo phận, rồi đưa ra những kết luận thực tiễn

Điều 512

#1.Hội đồng mục vụ gồm những Kitô hữu đang hiệp thông trọn vẹn  với Giáo Hội Công Giáo, hoặc là giáo sĩ, hoặc là thành viên của các tu hội thánh hiến, và nhất là giáo dân; tất cả dều được chỉ định theo thể thức do Giám Mục giáo phận ấn định.

#2. Các Kitô hữu được đề cử vào hội đồng mục vụ phải được tuyển chọn cách nào để họ thật sự đại diện cho toàn thể phần dân Chúa tạo thành giáo phận, xét theo miền kha1cnhau trong giáo phận, xét theo hoàn cảnh xã hội và nghề nghiệp và xét theo phần đóng góp hoặc riêng rẽ hoặc chung với người khác trong hoạt động tông đồ.

#3. Chỉ nên đề cử vào hội đồng mục vụ những Kitô hữu trổi vượt về đức tinvững vàng, về hạnh kiểm tốt và về sự khôn ngoan.

Điều 513

#1. Hội đồng mục vụ được thiết lập cho một nhiệm kỳ theo quy định của các quy chế được Giám Mục thiết lập.

#2. Khi tòa giám mục khuyết vị, hội đồng mục vụ chấm dứt.

Điều 514

#1. Việc triệu tập và chủ tọa hội đồng mục vụ, tùy  theo các nhu cầu của việc tông đồ, thuộc về một mình Giám Mục giáo phận, việc công những gì đã được thảo luận trong hội đồng thuộc về một mình ngài; hội đồng mục vụ chỉ có quyền tư vấn mà thôi.

# 2. Hội đồng mục vụ vụ phải được triệu tập ít là mỗi năm một lần.

 

CHƯƠNG 6: CÁC GIÁO XỨ CÁC CHA SỞ VÀ CÁC CHA PHÓ (Điều 515- 552)

Điều 515

# 1. Giáo sứ là cộng đoàn Kitô hữu nhất định được thiết lập cách bền vững trong Giáo Hội địa phương, mà trách nhiệm mục vụ được uỷ thác cho cha sở như là chủ chăn riêng của  giáo xứ ấy, dưới quyền Giám Mục giáo phận.

#2. Chỉ một mình giáo phận  tnành lập , bãi bỏ hoặc thay đổi giáo xứ một cách đáng kể mà không tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục.

#3. Một khi đã thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 516

#1.Trừ khi luật đã dự liệu cách khác , chuẩn giáo xứ được đồng hoávới giáo xứ , chuẩn giáo xứ là một cộng đoàn Kitô hữu nhất định trong Giáo Hộiđịa phương được uỷ thác cho một tư tế như là chủ chăn riêng của chuẩn giáo xứ ấy nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt  chưa được thiết lập thành giáo xứ .

#2. Ở đâu các cộng đoàn  không thể  được thiết lập thành giáo xứ hay chuẩn giáo xứ . Giám Mục giáo phận phải có trách nhiệm mục vụ đối với họ bằng thể thức khác.

Điều 517

# 1. Ở đâu hoàn cảnh đòi hỏi, trách  nhiệm mục vụ của một giáo xứ cùng một  lúc có thể được uỷ thác cách liên đới cho nhiều tư tế, với điều kiện là một vị trong các tư tế ấy phải là người điều hành  việc thi hành trách nhiệm mục vụ; nghĩa là vị này phải chỉ đạo hoạt động chung và phải chịu trách nhiệm trứơc Giám Mục về hoạt động ấy.

#2. Nếu thiếu các tư tế, Giám Mục giáo phận xét thấy cần phải ủythác cho một  phó tế, hoặc cho một người  không có chức tư tế, hoặc cho một nhóm người, được tham gia vào việc thi hành trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ, thì ngài phải đặt một tư tế có các quyền và các năng quyền của một cha sở làm người điều hành trách nhiệm mục vụ.

Điều 518

Theo luật chung , giáo xứ phải có tính cách tòng thổ , nghĩa là bao gồm tất cả các Kitô hữu thuộc một địa hạt nhất định , tuy nhiên ở đâu thấy thuận lợi, thì phải thiết lập các giáo xứ tòng nhân xét theo thể điển, ngôn ngữ , quốc tịch của các Kitô hữutrong một địa hạt,và còn xét theo bất cứ một lý do nào khác.

Điều 519

Cha sở là chủ chăn của các giáo xứ được trao phó cho ngài, và ngài thi hành trách nhiệm mục vụ của  cộng đoàn được uỷ thác cho ngài dưới quyền Giám Mục giáo phận, mà ngài đã được kêu gọi để chia sẽ thừa tác vụ của Đức Kitô , ngõ hầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, thánh hoá và lãnh đạo đối với cộng đoàn ấy, dưới cộng tác của các linh mục hoặc các phó tế khácvà dưới sự giúp đỡ của các giáo dân, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 520

#1. Cha sở không thể là là một pháp nhân; tuy nhiên Giám Mục giáo phận, chứ không phải Giám Quản giáo phận, với sự đồng ý của Bề Trên có thẩm quyền, có thể uỷ thác một giáo xứ  cho một hội dòng giáo sĩ, kể cả bằng việc thành lập giáo xứ trong chính nguyện đường của hội dòng  hay của tu đoàn nhưng với điều kiện là chỉ có một linh mục là cha sở của giáo xứ, hoặc nếu trách nhiệm mục vụ được uỷ thác cách liên đới cho nhiều linh mục là người điều hành, như đã được nói đến ở điều 517 #1.

#2. Việc uỷ thác một giáo xứ được nói đến ở # 1 có thể là vĩnh viễn hoặc chỉ trong một thời gian nhất định;trong cả hai trường hợp, việc uỷ thác phải có hợp đồng bằng văn bản của Giám Mục giáo phận và Bề Trên có thẩm quyền của hội dòng hay của tu đoàn, trong bản hợp đồng đó, ngoài những điều khác, phải xác định rõ ràng và kỹ lưỡng công việc phải thực hiện, nhân sự lãnh trách nhiệm và những vấn đề tài chính.

Điều 521

#1. Để  được bổ nhiệm thành sự làm cha sở, ứng viên phải có thánh chức lnh mục.

#2. Ngoài ra, đương sự phải trổi vượt để đạo lý lành mạnh và hạnh kiểm đứng đắn, có lòng nhiệt thành với các linh hồn và những nhân đức khác, hơn nữa còn phải có những đức tính mà luật phổ quát hoặc luật địa phương đòi buộc để lãnh trách nhiệm mục vụ nơi giáo xứ.

#3. Để trao giáo vụ cha sở cho người nào,thì cần phải biết rõ khả nămg của người ấy, theo thể thức do Giáo Mục giáo phận ấn định, kể cả bằng việc khảo hạch.

Điều 522

Cha sở phải đuợc hưởng sự ổn định, vì thế ngài phải được bổ hiệm cho một thời gian vô hạn; Giám Mục giáo phận có thể  bổ nhiệm cha sở cho một thời gian hữu hạn , nếu Hội Đồng Giám Mục  đã chấp nhận đều đó qua một sắc lệnh.

Điều 523

Miễn là vẫn giữ ngyên những quy của điều 682 #1, việc chỉ định giữ giáo vụ  cha sở thuộc quyền Giám Mục giáo phận, qua việc tự ý trao ban; trừ khi người nào được hưởng quyền đề cử hoặc bầu cử.

Điều 524

Sau khi đã cân nhắcmọi hoàn cảnh, Giám Mục giáo phận phải uỷ thác một giáo xứ đang khuyết vị cho người mà người mà ngài xét là có đủ  khả năng xứng hợp để chu toàn trách nhiệm mục vụ ở đó,và phải tránh mọi thiên vị; để thẩm định về khả năng xứng hợp này, ngài phải tham khảo ý kiến của cha quản hạt , và phải điều tra thích đáng bằng cách tham khảo ý kiến, nếu có thể được, của một số lnh mục cũng như của giáo dân.

Điều 525

Trong lúc tòa giám mục khuyết vị hoặc bị cản trở, thuộc về Giám Mục giáo phận hoặc vị tạm thời lãnh đạo giáo phận:

10việc cắt đặt hoặc phê chuẩn các linh mục đã được đề cử hoặc bầu cử hợp lệ để coi một giáo xứ;

20 việc bổ nhiệm các cha sở , nếu tòa bị khuyết vị hay bị ngăn trở đã được một  năm.

Điều 526

# 1. Mỗi cha sở chỉ lãnh trách nhiệm chủ chăn một giáo xứ mà thôi; tuy nhiên, vì thiếu tư tế hoặc vì hoàn cảnh khác, có thể ủy thác việc coi sóc nhiều giáo xứ gần nhau cho cùng một cha sở.

#2.Trong cùng một giáo xứ, chỉ có một cha sở mà thôi; hoặc một vị điều hành chiếu theo quy tắc của điều 517 #1; mọi tập tục trái ngược đều bị bãi bỏ và mọi đặc ân trái ngược đều bị thu hồi.

Điều 527

#1.Ai đã được tiến cử để thi hành trách nhiệm mục vụ cho một giáo xứ, thì nhận lấy trách nhiệm đó là buộc phải thi hành kể từ khi nhậm chức.

#2.Đấng Bản quyền địa phương hoặc một tư tế được ngài ủy nhiệm dẫn cha sở đến  nhậm chức, theo thể thức được luật địa phương dự liệu hoặc được tục lệ hợp pháp chấp nhận; tuy nhiên, khi có một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền  có thể miễn chuẩn thể thức ấy; trong trường hợp này, việc thông báo sự miễn chuẩn cho giáo xứ thay thế việc nhậm chức.

#3. Đấng Bản Quyền địa phương phải ấn định thời gian để cha sở nhậm chức, nếu thời gian hữu dụng qua đi mà không có ngăn trở chính đáng, ngài có thể tuyên bố giáo xứ khuyết vị.

Điều 528

#1. Cha sở buộc phải liệu sao để Lời Chúa được rao truyền cách toàn vẹn cho những người đang sinh sống trong giáo xứ, vì thế, ngài phải lo giảng dạy giáo dân về chân lý đức tin , nhất là qua các bài giảng trong  các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc , cũng như qua việc đào tạo giáo lý; ngài phải ủng hộ những công việc cổ động tinh thần Phúc Âm,cả những việc liên quan đến công bình xã hội, ngài phải quan tâm cách riêng tới việc giáo dục trể em và thanh  thiếu niên; ngài phải cố gắng bằng mọi cách, với sự hợp tác của các Kitô hữu,để Tin Mừng cũng được loan báo cho những người không còn thực hành việc sống đạo nữa hoặc không tuyên xưng đức tin chân thật.

#2. Cha sở phải liệu sao để Thánh Thể trở thành trung tâm của việc tập họp các tín hữu trong giáo xứ; ngài phải cố gắng lo cho các Kitô hữu được nuôi dưỡng nhờ việc sốt sắng cử hành các bí tích, và nhất là thường xuyên đến gần bí tích Thánh Thểvà bí  tích sám hối; ngài cũng phải cố gắng hướng dẫn cho họ biết cầu nguyện ngay trong gia đình và biết ý thức tích cựctham gia gia vào việc phụng vụ thánh, mà ngài ,là cha sở , phải điều hành trong giáo xứ của ngài, dưới quyền Giám Mục giáo phận, và ngài phải canh chừng đừng để xảy ra một sự lạm dụng nào.

Điều 529

#1. Để nhiệt thành chu toàn trách nhiệm chủ chăn, cha sở phải cố gắng tìm hiểu các tín hữu đã được trao cho ngài  coi sóc; ngài cũng  phải đi thăm các gia đình , chia sẽ những nỗi lo âu, nhất là những ưu tư và tang tóc của các tín hữu, bằng cách nâng đỡ họ trong Chúa và sửa dạy họ cách khôn khéo, nếu họ sai sót cách nào đó; ngài phải giúp đỡ những người đau yếu, nhất là những người đang hấp hối với một lòng bác ái vô biên, bằng ân cần ban các bí tích tăng sức cho họ và phó dâng linh hồn họ cho Thiên Chúa; ngài phải đặc biệt quan tâm đến những người nghèo, những người bệnh tật, những người cô đơn, những người tha hương, cũng như đang gặp những khó khăn đặc biệt; ngài cũng phải ra sức nâng đỡ các bậc vợ chồng và các bậc cha mẹ trong việc chu toàn bỏn phận riêng của họ và phải cổ vũ sự thăng tiến đời sống Kitô giáo trong gia đình.

#2.Cha sở phải nhận biết và cổ vũ phần đóng goáp riêng của giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội, bằng cách cổ động các hội đoàn của họ nhằm các mục tiêu tôn giáo, Ngài phải cộng tác với Giám Mục của mình và với linh mục đoàn của giáo phận, ngài cũng phải làm sao để các tín hữu biết quan tâm đến sự hiệp thông trong giáo xứ, để họ cảm thấy mình vừa là thành phần của Giáo Hội phổ quát, và để họ biết tham gia và nâng đỡ những công cuộc nhằm mục đích cổ vũ sự hiệp thông đó.

Điều 530

Những nhiệm vụ đã được ủy thácđặc biệt cho cha sở là:

1ban bí tich Rửa Tội;

2ban bí tích Thêm Sức cho những người nguy tử, chiếu theo quy tắc của điều 883,30;

3ban Của Ăn Đàng và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, miễn là vẫn tôn trọng  những quy định của điều 1003 #2 và #3;cũng như ban phép lành Tông Tòa;

40 chứng hôn và chúc hôn;

50 cử hành lễ nghi an táng;

6làm phép giếng rửa tội trong mùa Phục Sinh, chủ sự các cuộc rước kiệu ngoài nhà thờ, cũng như ban phép lành trọng thể ngoài nhà thờ;

70 cử hành  thánh Lễ cách trọng thể hơn trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.

Điều 531

Cho dù người nào đã thực hiện một nhiệm vụ  thuộc giáo xứ đi nữa, thì mọi dâng cúng của các Kitô hữu mà người ấy đã nhận được trong việc này để sung vào quỹ của giáo xứ, trừ khi điều này rõ ràng đi ngược với ý muốn của người dâng cúng đối với những của tự nguyện dâng cúng; Giám Mục giáo phận, sau khi tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục, ấn định những quy định về việc sử dụng các của dâng cúng ấy cũng như về khoản thù lao cho các giáo sĩ thực hiệm nhiệm vụ này.

Điều 532

 Cha sở đại diện giáo xứ trong mọi công việc có tính cách pháp lý, chiếu theo quy tắc của luật; ngài phải quan tâm đến việc quản trị tài sản của giáo xứ chiếu theo nguyên tắc của các điều 1281-1288.

Điều 533

#1. Cha sờ buộc phải ở trong nhà xứ gần nhà thờ; tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, vì một lý do chính đáng; Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép cha sở ở nơi khác, nhất là tại một nhà chung cho nhiều tư tế, miễn là phải liệu sao để chu toàn những nhiệm vụ thuộc giáo xứ một cách thuận lợi và đều đặn.

#2.Trừ khi có lý do nghiêm trọng, mỗi năm cha sở được phép vắng mặt khỏi giáo xứ để đi nghỉ, tối đa là một tháng, liên tục hoặc gián đoạn; những ngày cha sở vắng mặt để dự tĩnh tâm mỗi năm một lần không tính vào thời gian đi nghỉ; nhưng hể vắng mặt khỏi giáo xứ quá một tuần lễ, cha sở phải buộc báo cho Đấng Bản Quyền địa phương biết điều đó.

#3. Giám Mục giáo phận ấn định những quy tắc, để việc coi sóc giáo xứ được một linh mục có những năng quyền cần thiết đảm nhận, trong thời gian cha sở vắng mặt.

Điều 534

#1. Sau khi nhận chức ở giáo xứ, cha sở có nghĩa vụ phải dâng ý lễ cầu cho đoàn dân được trao phó cho ngài vào mỗi ngày Chúa Nhật và lễ buộc trong giáo phận; nếu mắc ngăn trở chính đáng không dâng lễ như vậy được, ngài phải nhờ  một linh mục khác dâng ý lễ thay trong chính các ngày đó, hoặc chính ngài phải dâng ý lễ bù lại vào các ngày khác.

#2. Cha sở nào coi sóc nhiều giáo xứ, thì chỉ buộc dâng một ý lễ, vào những ngày nói đến ở #1, để cầu cho tất cả đoàn dân đã được trao phó cho ngài.

#3. Cha sở nào không chu toàn nghĩa  vụ được nói đến ở các # #1 và 2, nếu đã bỏ bao nhiêu ý lễ, thì ngài phải sớm hết sức dâng đủ bấy nhiêu ý lễ để cầu cho đoàn dân.

Điều 535

#1. Trong mỗi giáo xứ phải có những sổ sách của giáo xứ, tức là sổ rửa tội, sổ hôn phối, sổ tử và các sổ khác theo những quy định của Hội Đồng Giám Mục hoặc của Giám Mục giáo phận; cha sở phải liệu để những sổ sách ấy được ghi chép kỹ lưỡng và được giữ gìn cẩn thận.

#2. Trong sổ rửa tội cũng phải ghi chú việc chịu phép thêm sứ và những gì thuộc tình trạng giáo luật của các Kitô hữu, như hôn phối, trừ những quy định của điều 1133, việc nhận dưỡng tử, việc lãnh chức thánh, việc tuyên khấn vĩnh viễn trong một hội dòng ,cũng như việc thay đổi lễ điển, tất cả điều này luôn luôn phải được ghi lại trong chứng chỉ rửa tội.

#3. Mỗi giáo xứ có một con dấu riêng; các chứng chỉ về tình trạng giáo luật của các Kitô hữu, cũng như tất cả các văn thư có tầm quan trọng pháp lý đều phải được chính cha sở hoặc người thụ ủy ký tên và phải đóng dấu của giáo xứ.

#4.Mỗi giáo xứ phải có một tủ hay một văn khố để lưu trữ sổ sách của giáo xứ cùng với các thư từ của  Giám Mục và các tài liệu khác cần được lưu giữ vì nhu cầu hay vì lợi ích; tất cả các giấy tờ này phải được Giám Mục giáo phận hoặc người thụ ủy kiểm tra trong dịp kinh lý hay vào một dịp thuận tiện khác; cha sở phải liệu sao đừng để các sở sách đó lọt vào tay người ngoài.

#5. Những sổ sách lâu đời của giáo xứ cũng phải được giữ gìn cẩn thận theo những quy định của luật địa phương.

Điều 536

#1.Nếu Giám Mục giáo phận xét thấy thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục thì nên thiết lập trong mỗi giáo xứ một hội đồng mục vụ, do cha sở đứng đầu, trong hội đồng này, các Kitô hữu cùng  với nhũng người tham gia vào trách nhiệm mục vụ của giáo xứ, chiếu theo chúc vụ của họ, phải góp phần cổ vũ sinh hoạt mục vụ.

# 2. Hội đồng mục vụ  chỉ có quyền tư vấn và được điều hành theo các quy tắc do Giám Mục giáo phận thiết lập.

Điều 537

Mỗi giáo xứ phải có một hội đồng kinh tế được điều hành không những theo luật phổ quát,mà còn theo các quy tắc do Giám Mục giáo phận ban hành; trong hội đồng ấy, các Kitô hữu được tuyển chọn theo các quy tắc này phải giúp cha sở trong việc quản trị tài sản của giáo xứ, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 532.

Điều 538

#1. Cha sở chấm dứt nhiệm vụ do Giám Mục giáo phận giái nhiệm hoặc do thuyên chuyển chiếu theo quy tắc của luật, do tự ý từ nhiệm với một lý do chính đáng, và để được hữu hiệu, đơn xin từ nhiệm phải được chính Giám Mục giáo phận chấp thuận, và sau hết do thời hạn đã mãn, nếu cha sở được đặt lên cho một thời hạn nhấy định chiếu theo những quy định của luật địa phương được nói đến ở điều 522.

#2. Việc giái nhiệm một cha sở là thành viên của một hội dòng hoặc đã nhập tịch vào một tu đoàn tông đồ đã được thực hiện chiếu theo quy tắc của điều 682 #2.

# 3. Khi đã được bảy mươi lăm tuổi trọn, cha sở được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Giám Mục giáo phận;sau khi đã xem xét mọi hoàn cảnh con người và địa phương, chính Giám Mục phải quyết định chấp nhận hoãn lại việc từ nhiệm; Giám Mục giáo phận phải cấp cho vị từ nhiệm một nơi ăn chốn ở xứng hợp, theo các quy tắc Hội đồng Giám Mục ban hành.

Điều 539

Khi giáo xứ khuyết vị hoặc khi cha sở bị ngăn trở không thể thi hành trách nhiệm mục vụ trong giáo xứ được vì bị giam cầm bị lưu đày hoặc bị sa thải, không có năng lực hoặc thiếu sức khỏe, hoặc vì một lý do nào khác, Giám Mục phải chỉ định càng sớm càng tốt một giám quản giáo xứ, tức là một tư tế để thay thế cha sở chiếu theo quy tắc của điều 540.

Điều 540

#1. Giám quản giáo xứ cũng có các nghĩa vụ và cũng được hưởng các quyền lợi như cha sở, trừ khi Giám Mục giáo phận ấn định cách khác.

#2. Giám quản  giáo xứ không được phép làm  điều gì có thể gây thiệt hại cho các quyền của cha sở hoặc có thể làm tổn thất tài sản của giáo xứ.

#3. sau khi đã hoàn tất nhiêm vụ, giám quản giáo xứ phải phúc trình với cha sở.

Điều 541

# 1 .Khi giáo xứ khuyết vị hoặc khi cha sở bị cản trở không thi hành trách nhiệm mục vụ được, thì việc tạm thời lãnh đạo giáo xứ phải do cha phó đảm nhận, trước khi vị giám quản giáo xứ được đặt lên, nếu có nhiều cha phó, thì phải do cha phó nào được bổ nhiệm trước hết, nếu không có cha phó, thì phải do cha sở nào do luật địa phương chỉ định.

# 2. Ai đảm nhiệm việc lãnh đạo giáo xứ  chiếu theo quy tắc của #1, phải lập tức báo cho Đấng Bản Quyền  biết tin giáo xứ khuyết vị.

Điều 542

Khi trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ hoặc của nhiều giáo xứ cùng một lúc được trao cho các tư tế cách liên đới chiếu theo quy tắc của điều 517 #1, thì những vị này:

10 phải có đủ những đức tính được nói đến ở điều 521;

20phải được bổ nhiệm hoặc được cắt đặt chiếu theo những quy định của các điều 522 và 524.

30 chỉ phải đảm nhận trách nhiệm mục vụ kể từ khi nhậm chức; vị điều hành các tư tế phải nhậm chức chiếu theo quy tắc của điều 527 #2; còn các tư tế khác phải tuyên xưng đức tin cách hợp pháp thay cho việc nhậm chức.

Điều 543

#1.Nếu trách nhiệm mục vụ của một giáo xứ hoặc của nhiều giáo xứ cùng một lúc được trao cho các tư tế cách liên đới, thì mỗi vị trong các ngài , theo quy tắc do chính các ngài thiết lập , buộc phải chu toàn những công việc và nhũng nhiệm vụ của cha sở, được nói đến ở các điều 528, 529 và 530; tất cả các tư tế này đều có năng quyền  và các quyền này  phải được th hành dưới sự hướng dẫn của vị điều hành.

#2. Tất cả các tư tế trong nhóm ;

10buộc phải giữ luật về cư trú;

20 phải thoả thuận với nhau để ấn định nội quy theo đó một vị trong nhóm phải dâng ý lễ cầu cho đoàn dâng chiếu theo quy tắc của điều 534;

30trong các công việc có tính cách pháp lý chỉ một mình vị điều hành đại diện cho giáo xứ.

Điều 544

Khi một tư tế được nói đến ở điều 517 #1, hoặc vị điều hành  của nhóm mãn nhiệm, cũng như khi một vị trong nhóm không có năng lực để thi hành trách nhiệm mục vụ nữa, thì giáo xứ hoặc các giáo xứ đã được ủy thác cho nhóm này không bị khuyết vị; tuy nhiên, Giám Mục giáo phận bổ nhiệm một vị điều hành khác, nhưng trưốc khi Giám Mục bổ nhiệm người khác, thì  tư tê' nào  trong nho'm đượic bổ nhiệm  trước hết phải chu toàn trách nhiệm đó.

 Điếu 545

#1Mỗi khi xét thấy cần thiết hoặc thuận lợi cho việc chu toàn  thích đáng trách nhiệm  mục vụ cho một giáo  xứ , có thể ban thêm cho cha sở một hay nhiều cha phó , với tư cách là cộng tác viên của cha sở, chia sẽ mối bận tâm của ngài cùng ngài bàn bạc và nghiên cứu, các vị này  phải đảm nhận thừa tác mục vụdưới quyền ngài.

#2. Một cha phó có thể được đặt để phụ trách toàn bộ thừa tác mục vụ  cho toàn thể giáo xứ, hoặc cho một nhóm Kitô hữu nhất định của giáo xứ, hay để đảm nhận  vệc thi hành một thừa tác vụ nhất định trong nhiều giáo xứ, hay để đảm nhận việc thi hành mộr rhừa tác vụ nhất định trong nhiều giáo xứ một trật.

Điều 546

Để được bổ nhiệm làm cha phó cách hữu hiệu, đương sự phải có thánh chức lnh mục.

Điều 547

Giám Mục giáo phận được tự do bổ nhiệm cha phó, nếu xét thấy thuận tiện, sau khi đã tham khảo ý kiến của cha sở hoặc của các cha sở của những người giáo xứ vì đó mà cha pho được đặt lên, cũng như của cha quản hạt, miễn là vẫn giữ nguyên nhựng quy định của điều 682 #1.

Điều 548

#1. Các nghĩa vụ và các quyền của cha phó chẳng những được ấn định trong những điều của chương này, trong quy chế của giáo phận và trong văn thư của Giám Mục giáo phận, mà còn được xác định cách đặc biệt bằng sự ủy nhiệm của cha sở.

#2.Trừ khi văn thư của Giám Mục giáo phận đã minh nhiên dự liệu cách khác, cha phó chiếu theo chức  vụ buộc phải giúp đỡ cha sở trong tòa bộ thừa tác vụ của giáo xứ, ngoại trừ việc dâng ý lễ cầu cho đoàn dân, và nếu trường hợp xảy ra chiếu theo quy tắc của luật, phải thay thế cha sở.

#3. Cha phó phải tường trình đều đặn cho cha sở biết những chương trình mục vụ được hoạch định và đang tiến hành thế nào để cha sở cha phó, hoặc các cha phó, có thể hợp lực với nhau để đảm nhận việc mục vụ giáo xứ mà các ngài cùng chịu trách nhiệm.

Điều 549

Trong lúc cha sở vắng mặt, trừ khi Giám Mục giáo phận đã dự liệu cách khác chiếu theo quy tắc của điều 533 #3, và trừ khi đã đặt một vị giám quản giáo xứ, thì phải giữ những quy định của điều 541 #1; trong trường hợp ấy, cha phó buộc phải giữ mọi nghĩa vụ của cha sở, trừ nghĩa vụ dâng ý lễ cầu cho đoàn dân.

Điều 550

#1. Cha phó buộc phải ở trong giáo xứ, hoặc nếu ngài được đặt làm cha phó cho nhiều giáo xứ một trật, thì ngài phải  ở tại một trong các giáo xứ ấy; tuy nhiên, vì một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép ngài ở nơi khác, nhất là tại một nhà chung cho các linh mục, miễn là chu toàn trách nhiệm mục vụ không gây ra một thiệt hại nào.

#2.Ở đâu có thể, Đấng Bản Quyền địa phương phải cổ vũ một nếp sống chung nào đó giữa cha sở và các cha phó tại nhà xứ.

#3.Về thời gian đi nhgi3, cha phó được hưởng cùng một quyền như cha sở.

Điều 551

Về những của dâng cúng mà các Kitô hữu dành cho cha phó nhân dịp thi hành thừa tác vụ mục vụ, thì phải tuân giữ những quy định của điều 531.

Điều 552

Cha phó có thể bị Giám Mục giáo phận hoặc Giám Quản giáo phận bãi nhiệm, vì một lý do chính đáng, miễn là phải tôn trọng những quy định của điều 682#2.

 

CHƯƠNG 7: CÁC CHA QUẢN HẠT (Điều 553 - 555)

Điều 553

#1. Cha  quản hạt, còn được gọi là cha hạt trưởng, hoặc linh mục trưởng hạt, hoặc một danh hiệu khác, là một tư tế được đặt làm đầu một giáo hạt.

#2.Nếu luật địa phương không ấn định cách khác, thì cha quản hạt do Giám Mục giáo phận bỏ nhiệm, tùy theo sự phán đoán khôn ngoan của ngài, sau khi đã tham khảo ý kiến của các tư tế đang thi hành thừa tác vụ trong giáo hạt đó.

 Điều 554

# 1. Để bổ nhiệm vào giáo vụ củ quản hạt , là giáo vụ không gắn liền với giáo vụ của cha sở của một giáo xứ nào nhất định, Giám Mục giáo phận phải chọn một tư tế mà ngài xét thấy là xứng hợp, sau khi đã cân nhắc  mọi hoàn cảnh mỗi thời và mỗi nơi.

32. Cha quản hạt được bổ nhiệm  cho một thời gian nhất định  do luật địa phương ấn định.

#3. Theo sự phán đoán khôn ngoan của mình, Giám Mục giáo phận có thể tự do bãi nhiệm  cha quản hạt vì một lý do chính đáng.

Điều 555

#1. Ngoài những năng quyền mà luật địa phương đã ban cha ngài cách hợp lệ, cha quản hạt còn có các nghĩa vụ và những quyền:

10 cổ vũ và phối trí hoạt động mục vụ chung trong giáo hạt;

20liệu sao cho các giáo sĩ  trong giáo hạt sống xứng đáng với bậc mình và cẩn thận chư toàn giáo vụ của mình;

30liệu sao cho các nghi lễ tôn giáo được cử hành đúng theo những quy định của phụng vụ thánh, cho việc trang hoàng và vẽ mỹ quan của các nhà thờ và các đồ vật thánh được tuân giữ cẩn thận, nhất là trong việc cử hành Thánh Lễ và lưu giữ Thánh Thể, cho các sổ sách của giáo xứ được ghi chép đúng cách và được giữ gìn hẳn hoi cho tài sản của Giáo Hội được quản trị cách chu đáo, và sau cùng, cho nhà xứ được bảo trì cẩn thận.

#2. Trong giáo hạt đã được ủy thác cho ngài, vị quản hạt phải:

10 làm thế nào để các giáo sĩ,theo những quy định của luật địa phương, tham dự các khóa học, các khóa hội thảo về thần học hoặc các buổi thuyết trình, vào thời gian đã định, chiếu theo quy tắc của điều 279 #2;

20 liệu sao cho các linh mục trong hạt được nâng đỡ về mặt thiêng liêng, và phải đặt biệt quan tâm đến những vị đang lâm vào những hoàn cảnh khó khăn hoặc đang gặp những  vấn đề tế nhị.

#3. Cha quản hạt phải liệu sao cho các cha sở trong hạt mà ngài biết là đang đau  bệnh nặng được trợ giúp đầy đủ về tinh thần cũng như vật chất, cho các vị ấy an táng cách xứng đáng, nếu các vị qua đời; ngài cũng phải liệu sao cho các sổ sách, tài liệu, đồ vật thánh và các đồ vật khác thuộc về Giáo Hội không bị hư hại hay bị thất thoát, trong trường hợp các cha sở lâm bệnh hoặc qua đời.

#4. Cha quản hạt buộc phải thăm viếng các giáo xứ thuộc hạt của mình theo sự chỉ đạo được Giám Mục giáo phận ban hành.

 

CHƯƠNG 8: CÁC CHA QUẢN NHIỆM NHÀ THỜ VÀ CÁC CHA TUYÊN QUÝ (Điều 556 - 572)

TIẾT 1: CÁC CHA QUẢN NHIỆM NHÀ THỜ

Điều 556

Các cha quản nhiệm nhà thờ được hiểu ở đây là các tư tế được ủy thác việc coi sóc một nhà thờ không thuộc giáo xứ, không thuộc hội kinh sĩ, cũng không thuộc một cộng đoàn tu sĩ hay một  tu đoàn  tông đồ nào, trong đó cộng đoàn hay tu đoàn cử hành các nghi thức.

Điều 557

#1. Giám Mục giáo phận được tự do bổ nhiệm cha quản nhiệm nhà thờ, miễn là vẫn tôn trọng quyền bầu cử hoặc đề cử thuộc về người nào đó cách hợp pháp;trong trường hợp này, Giám Mục giáo phận chuẩn y hoặc đặt cha quản nhiệm.

32.Ngay cả khi nhà thờ thuộc một hội đồng giáo sĩ thuộc luật Giáo Hoàng, Giám Mục giáo phậnđặt một cha quản nhiệm do Bề Trên đề cử.

# 3. Cha quản nhiệm của một nhà thờ gắn liền với một chủng viện hoặc một trường học do các giáo sĩ điều hành mà cha giám đốc chủng viện hoặc của trường học ấy, trừ khi Giám Mục giáo phận thiết lập cách khác.

Điều 558

Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 262, cha quản nhiệm không được phép thi hành trong nhà thờ đã được ủy thác cho ngài những nhiệm vụ thuộc giáo xứ nói đến ở điều 530, 10-60,trừ khi được cha sở chấp thuận hoặc ủy quyền, nếu cần.

Điều 559

Trong nhà thờ đã được ủy thác cho ngài, cha quản  nhiệm có thể thực hiện các cuộc cử hành phụng vụ, dù là trọng thể, miễn là vẫn giữ nguyên những luật hợp pháp về việc thành lập, và miễn là những  cuộc cử hành đó, theo sự thẩm định của Đấng Bản Quyền địa phương, không gây phương hại cách nào cho thừa tác vụ của giáo xứ.

Điều 560

Ở đâu thấy thuận lợi, Đấng Bản Quyền địa phương có thể truyền cho cha quản nhiệm  phải cử hành cho đoàn dân các nghi lễ nhất định, dù thuộc giáo xứ, trong nhà thờ của ngài, và phải mở cửa nhà thờ cho các nhóm Kiô hữu để họ thực hiện những cuộc cử hành  phụng vụ.

Điều 561

Nếu không có phép của cha quản nhiệm hoặc của một Bề Trên hợp lệ khác, không ai được phéo cử hành Thánh Lễ,ban các bí  tích  hoặc thực hiện các nghi lễ thánh khác trong nhà thờ; phép này phải được ban hoặc bị từ chối chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 562

Dưới Quyền Đấng Bản Quyền địa phương và theo các quy chế hợp pháp và những quyền thủ đắc, cha quản nhiệm nhà thờ buộc phải liệu sao cho các nghi lễ thánh được cử hành xứng đáng trong nhà thờ theo những quy tắc phụng vụ và những quy định của giáo luật, cho các nghĩa vụ mà nhà thờ buộc gánh chịu được chu toàn cách trung thành, cho tài sản được quản trị cách chu đáo, cho các đồ thánh và nơi thánh được bảo trì và được trang hoàng, và phải liệu sao đừng để xảy ra điều gì không xứng hợp  với nơi thánh cũng như với sự kính trọng phải có đối với nhà Chúa, dù bằng cách nào.

Điều 563

Theo sự phán đoán khôn ngoan của mình, Đấng Bản Quyền địa phương có thể giải nhiệm cha quản nhiệm nhà thờ vì một lý do chính đáng, cho dù vị đó đã được các vị khác bầu lên hoặc giới thiệu, miễn là vẫn giữ  nguyên những quy định của điều 682 #2.

TIẾT 2: CÁC CHA TUYÊN UÝ 

Điều 564

Cha tuyên uý là tư tế được uỷ thác cách cố định  ít là một phần trách nhiệm, mục vụ của một cộng đoàn hoặc của một nhóm Kitô hữu đặc biệt mà ngài phải thi hành chiếu theo quy tắc của luật  phổ quát và luật địa phương.

Điều 566

#1. Cha tuyên uý phải có tất cả mọi năng quyền mà việc thi hành trách nhiệm mục vụ đòi hỏi. Ngoài nh74ng năng quyền do luật địa phương ban hoặc do sự uỷ nhiệm đặc biệt , cha tuyên uý chiếu theo  chức vụ có năng quyền giải tội cho các tín hữu đã được trao phó  cho ngài săn sóc, rao giảng Lời Chúa cho họ, ban Của Ăn Đàng và ban bí tích xức dầu bệnh nhân , cũng như bí tích thêm sức cho những người đang lâm cơn nguy tử.

#2. Tại các bệnh xá , nhà tù trong các cuộc hành trình đường thuỷ, cha tuyên uý còn có năng quyền giải các vạ tiền kết không dành riêng và chưa tuyên bố, nhưng ngài chỉ có thể thi hành năng quyền ấytrong những nơi đó mà thôi, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 976.

Điều 567

#1. Đấng bản quyền địa phương không nên xúc thiến việc bổ nhiệm cha tuyên uý cho một nhà của hội dòng giáo dân mà không tham khảo của vị Bề Trên có quyền đề cử một tư tế nào đó, sau khi đã tham khảo ý kiến của cộng đoàn.

#2. Cha tuyên uý cử hành hoặc điều hành các nghi lễ phụng vụ, nhưng không được xen vào việc lãnh đạo nội bộ của hội dòng.

Điều 568

Trong mức độ có thể , phải đặt các cha utyên uý cho nhũng người không thể được hưởng nhờ thừa tác vụ thông thường của cha sở, vì hoàn cảnh sinh sống của họ, chẳng hạn như những người di cư, những ngu72i lưu vong , nhũng người tỵ nạn , những người du mục, nhũng người đi biển .

Điều 869

Các cha tuyên uý quân đội được chi phối bởi những luật riêng.

Điều 570

Nếu một nhà thờ không thuộc giáo xứ gắn liền với trụ sở  của một cộng đoàn hoặc của một nhóm người , thì cha tuyên uý phải là  cha quản nhiệm của nhà thờ ấy, trừ khi việc coi sóc cộng đoàn hoặc nhà thờ đòi hỏi cách khác.

Điều 571

Trong khi thi hành trách nhiệm mục vụ, cha tuyên uý phải duy trì mối quan hệ cần thiết với cha sở.

Điều 572

Về việc bãi nhiệm cha tuyên uý, phải giữ những quy định của điều 563.

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay2,199
  • Tháng hiện tại2,199
  • Tổng lượt truy cập10,830,514
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi