CHÚA NHẬT XXXI C. Học cách hoán cải người tội lỗi nơi Chúa Giêsu - JB. Lê Ngọc Dũng

Thứ bảy - 02/11/2019 04:49
HỌC CÁCH HOÁN CẢI NGƯỜI TỘI LỖI NƠI CHÚA GIÊSU
Chúng ta thường muốn sửa lỗi người khác hoặc muốn giúp người khác hoán cải, nhưng lại thấy khó khăn và lắm lúc thấy thất bại. Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng hôm nay, đã hoán cải được Giakêu, một người được coi là kẻ tội lỗi; một người khó có thể hoán cải. Thế mà tại sao Chúa Giêsu lại hoán cải được ông ta một cách dễ dàng như vậy? Chúng ta hãy học hỏi cách hoán cải người khác nơi Chúa Giêsu.
Khi Chúa Giêsu đến với ông Giakêu thì dân chúng lầm bẩm rằng: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!” (Lc 19,6). Trong dân chúng chắc có lẽ nhiều người tưởng rằng Đức Giêsu sẽ lên án tố cáo Giakêu, vạch trần tội ác của ông, và đe dọa rằng, nếu ông không hoán cải ông sẽ bị tiêu diệt.
Thế nhưng Đức Giêsu đã không làm như vậy. Đức Giêsu đã tỏ ta rất tôn trọng Giakêu. Ngài nói: “Gia kêu này, hãy xuống mau đi, vì hôm nay Ta phải ở lại nhà ông” (Lc 19,5).
Chỉ có một lời nói của Chúa Giêsu cũng đủ làm cho Giakêu đáp trả lại ngay với lòng hoán cải. Ông đã không đợi vào nhà để bàn luận để hỏi thăm này kia, nhưng đứng ngay tại chỗ Giakêu đã thưa lại rằng: “Thưa Ngài, tôi xin lấy nữa phần gia sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19,8).
Thật là khó có ai có một sự đáp trả lại một cách nhanh chóng như vậy, chỉ trong vòng một phút, đã sẵn lòng cho đi một nữa gia sản. Thử hỏi, một vị đại gia Việt Nam, giả sử như có 100 tỷ, lại trong không đầy một phút lại sẵn lòng cho đi 50 tỷ, lại còn bồi thường gấp bốn lần cho những ai ông làm thiệt hại, có thể xảy ra hay chăng?
Một điểm lạ lùng khác nữa: Chúa Giêsu đâu có thuyết phục hay yêu cầu ông ta làm những điều đó hay điều gì khác. Ngài chỉ nói một câu, và dĩ nhiên cùng với thái độ tử tế của Ngài. Tại sao chỉ một câu nói mà mang lại hiệu quả lớn lao như vậy?
Chúa Giêsu nói: “Gia kêu này, hãy xuống mau đi, vì hôm nay Ta phải ở lại nhà ông” (Lc 19,5).
Câu này, được hiểu là Chúa Giêsu xin được ở trọ nhà ông Giakêu; chỉ xin được ở trọ nhà Giakêu chứ không đòi ông ta phỉa làm gì. Tuy đơn sơ như vậy, lời xin của Chúa Giêsu lại mang nhiều ý nghĩa quan trọng:
Trước tiên, Chúa Giêsu tỏ ra cần sự giúp đở của Giakêu. Điều này có nghĩa là: Tuy Giakêu là người tội lỗi, nhưng Chúa Giêsu vẫn thấy nơi ông một con người hữu dụng, có giá trị, ngược lại với chúng ta, cho rằng những người tội lỗi chỉ là đồ ăn hại, gây đau thương cho xã hội, cho người khác. Chúa Giêsu đã thấy ông là người tội lỗi nặng nề, nhưng đồng thời Ngài vẫn thấy ông có thể có lòng tốt để cho người khác, để yêu thương, để ban phát. Vì nếu không, Ngài xin trọ nhà ông để làm chi?
Thứ hai, việc xin này cũng có nghĩa là Chúa Giêsu đã đưa tay nâng ông ta lên, trả ông về với một nhân phẩm bình thường, trong khi người Do Thái khinh miệt ông ta, cho là quân thu thuế tội lỗi, gian tham bóc lột người nghèo.
Và hơn thế nữa, Đức Giêsu đâu phải là người bình thường, mà là một là một vị Thầy, được mọi người tôn kính như là một vị tiên tri được Thiên Chúa sai đến, hay như là Đấng Cứu Thế. Một vị quá cao sang như thế, mà ở lại nhà ông, thì Ngài không chỉ trả cho ông về cái nhân phẩm của người bình thường, mà còn cho ông một vinh dự quá lớn lao.
Thứ ba, Giakêu chắc cũng phải rất nể phục khi Đức Giêsu hy sinh cả tiếng tăm của mình để đến với ông. Vì ngay lúc đó, mọi người đều xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!” (Lc 19,6). Sự xầm xì này đã làm hạ thấp phẩm giá của Đức Giêsu, một vị mà nhiều người đang tôn kính. Thế mà Đức Giêsu bất kể điều đó! Giakêu không những nể phục mà còn quá kinh ngạc với tấm lòng cao cả của Đức Giêsu. Từ cảm xúc quá kinh ngạc, Giakêu chuyển nhanh qua sự cảm động. Tâm lòng của ông bổng chuyển đổi nhanh chóng.
Trái tim ông, trước đây, bị sơ cứng,  vì tiền bạc, danh vọng, quyền lực; nay, thì mềm ra. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực, bổng chốc không còn là cái quan trọng đối với ông. Ông thể hiện sự thay đổi hay hoán cải của ông một cách nhanh chóng và cụ thể: “Thưa Ngài, tôi xin lấy nữa phần gia sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19,8).
Nhìn thấy cái tốt đẹp, cái nhân phẩm, cái hữu dụng, cái cống hiến của người khác, bỏ qua những cái xấu xa tội lỗi, để đến với tha nhân, là điều Chúa Giêsu đã làm. Kết quả là Giakêu đã hoán cải cách mau chóng, bất ngờ và trở nên mẫu gương cho chúng ta, những người muốn hoán cải.
Theo bài học của Chúa Giêsu, một người quản lý nhà tù đã chia sẻ kinh nghiệm rằng, chỉ có một cách duy nhất có thể hoán cải tù nhân, đó là tạo được một mối liên lạc với họ. Sẽ không bao giờ cải tiến được một người bằng cách chối bỏ hay xa tránh họ. Một sự lạnh lùng, khinh chê, lên án sẽ không có hiệu quả gì.
Nếu bạn hất hủi một người bạn sẽ làm cho trái tim người ấy trở nên khô cằn chai đá. Bởi thế, bạn cần tìm ra cách phương cách để làm trái tim ấy mềm ra. Điều cần nhớ là, tất cả mọi người cho dù có vẻ chai lì, tội lỗi nặng đến đâu chăng nữa thì vẫn còn cái tốt. Họ vẫn muốn được tốt, được hoàn thiện. Bạn đừng thất vọng về con người.
Xin Chúa cho chúng ta đừng bao giờ thất vọng về người anh chị em, cũng như thất vọng về chính mình, để rồi lên án anh chị em hay lên án chính mình. Xin Chúa cho chúng ta biết tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa, Đấng luôn muốn cứu giúp, đưa chúng ta về phẩm giá cao cả ơn gọi làm con Thiên Chúa.
Lm. JB. Lê Ngọc Dũng
        

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay705
  • Tháng hiện tại20,651
  • Tổng lượt truy cập10,722,474
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi