LỄ LÁ. Chiến thắng trong chiến bại - JB. Lê Ngọc Dũng

Thứ bảy - 08/04/2017 10:24
Khải hoàn vào thành Giêrusalem như một vị vua có ý cho thấy Ngài chính là Đấng cứu thế mà dân Do Thái đã từng mong đợi, Ngài là Đấng được xức dầu, là con vua Đavít như các tiên tri đã tiên báo. Tuy nhiên Ngài sẽ bị chiến bại trong sỉ nhục, trong khổ hình và trong sự chết.
CHIẾN THẮNG TRONG CHIẾN BẠI
 Phụng vụ hôm nay cho chúng ta thấy hai việc mà bình thường xét thì rất trái ngược nhau. Thứ nhất là việc Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào thành Giêrusalem, được tung hô như một vị vua. Nhưng ngay sau đó phụng vụ bài đọc Tin Mừng lại cho thấy Đức Giêsu chịu khổ nạn và chịu chết.
Tại sao Đức Giêsu khải hoàn tiến vào Giêrusalem như một vị vua chiến thắng để rồi Ngài chịu chết như một chiến bại?
Khải hoàn vào thành Giêrusalem như một vị vua có ý cho thấy Ngài chính là Đấng cứu thế mà dân Do Thái đã từng mong đợi, Ngài là Đấng được xức dầu, là con Vua Đavít như các tiên tri đã tiên báo. Tuy nhiên Ngài sẽ bị chiến bại trong sỉ nhục, trong khổ hình và trong sự chết.
Người đời: Vua được vinh quang; Ngài Vua chịu sỉ nhục
Người đời: Chiến thắng bằng sức mạnh; Ngài chiến thắng bằng sự yếu đuối.
Người đời: Chủ trương oán ghét hận thù; Ngài yêu thương tha thứ
Người đời: Bị tội lỗi khuất phục; Ngài chiến thắng tội lỗi
Người đời tưởng như thắng nhưng đã thua. Ngài tưởng như thua nhưng đã thắng.
Ngài đã chiến thắng được nọc độc của sự chết, đó là tội lỗi.
Ngài cho thấy và đã chứng minh: Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không mục nát thì nó trơ trọi một mình. Nhưng nó chết đi, nó mới sinh nhiều bông hạt.
Chúa Giêsu cảnh giác: "Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, ai ghét sự sống mình ở đời này thì sẽ giữ cho nó cho sự sông đời đời."
Tình yêu lớn lao nhất là tình yêu biết quên mình đi để phục vụ người khác: "Không có tình yêu nào lớn hơn là thí mạng sống vì người mình yêu".
Trong một gia đình, một cộng đoàn, nếu mỗi người chỉ sống ích kỷ cho riêng mình mà không hy sinh, lo lắng, phục vụ cho nguời khác thì gia đình đó sẽ không hạnh phúc. Họ không có tình yêu. Họ sống bên cạnh nhau nhưng buồn chán nhau, họ trở nên gánh nặng cho nhau.
Được thấy rõ là: Chỉ yêu bản thân mình, tức là hủy diệt hạnh phúc của mình và hạnh phúc của người kia nữa. Ngược lại nếu họ yêu thương nhau, thì mỗi người phải biết quên mình đi, từ bỏ những sở thích riêng, lúc đó niềm vui đích thực mới phát sinh.
Tất cả những điều đó soi sáng cho chúng ta phần nào về đời sống, sự chết và sống lại của Đức Giêsu. Khi chấp nhận những đau khổ, khi chết trên thập giá, Chúa Giêsu như thể bị chiến bại, bị mục nát đi như hạt lúa mì. Nhưng từ sự chiến bại, từ sự mục nát đi đó lại mang lại chiến thắng và sự sống. Nhờ sự chết của Ngài mà sự sống đời đời đã xuất hiện cho nhân loại.
Thánh Phaolô chỉ dạy: "Chúng tôi mang trong thân mình chúng tôi của tử nạn của Đức Giêsu, ngõ hầu sự sống của Đức Giêsu cũng được tỏ hiện nơi chúng tôi" (2Cr4, 10).
Chúng ta hãy chết đi cho lòng ham muốn tiền bạc quá độ, chết cho sự quá lo lắng về đời sống vật chất, chết đi cho lòng ích kỷ, sự biếng nhác, lòng ghen ghét, lòng tự cao tự mãn...
Nếu chúng ta là một hạt lúa biết mục nát đi; nếu chúng ta biết kết hợp với Đức Giêsu Kitô đã chết và phục sinh thì chúng ta có sự sống mới sự sống đời đời.
Lm. JB Lê Ngọc Dũng
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay3,950
  • Tháng hiện tại63,131
  • Tổng lượt truy cập10,817,370
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi