ĐỀ MỤC 1&2: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA MỌI KITÔ HỮU & GIÁO DÂN (điều 208 - 231)

ĐỀ MỤC 1: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA MỌI KITÔ HỮU

Điều 208

Nhờ được tái sinh trong ĐứcKitô , tất cả mọi Kitô hữu  đều thật  sự bình đẳng  với nhau về phẩm giá và về hành động , nhờ đó họ cùng cộng tác vào việc xây dựng  Thân Mình Đức Kitô, tuỳ theo hoàn cảnh và nhiệm vụ riêng của mình.

Điều 209

#1. CácKitô  hữu có nghĩa vụ phải luôn luôn duy trì sự hiệp thông với Giáo Hội, ngay trong cách hành động của mình .

#2. Các Kitô hữu phải ân cần chu toàn các bổn phận đối với Giáo Hội toàn cầu cũng như đối với Giáo Hội  địa phương mà họ trực thuộc chiếu theo những quy định của luật .

Điều 210

Tất cả mọi Kitô hữu , tuỳ theo hoàn cảnh riêng của mỗi người, phải cố gắng sống thánh thiện và cổ vũ cho Giáo Hội  được phát triển và được thánh hoá không ngừng.

Điều 211

Tất cả mọi Kitô hữu có bổn phận và có quyền hoạt động  để cho sứ điệp  cứu độ của Thiên Chúa càng ngày càng được truyền đạt tới toàn thể nhân loại trong mọi thời và mọi nơi .

Điều 212

#1. Ý thức trách nhiệm của mình , với lòng vâng phục Kitô giáo , các Kitô hữu phải  tuân theo những điều mà các vị Chủ Chăn  có chức thánh , là những người đại diện Đức Kitô ,công bố với tư cách là những thầy dạy đức tin hoặc ấn định với tư cách là những người lãnh đạo Giáo Hội .

# 2.Các Kitô hữu có trọn quyền bày tỏ cho các vị  Chủ Chăn của Giáo Hội  biết những nhu cầu của họ , nhất là những nhu cầu thiêng liêng , và những nguyện vọng của họ .

#3. Tuỳ theo kiến thức , thẩm quyền và uy tín bản thân , các Kitô hữu có quyền, và đôi khi có cả bổn phận phải bày tỏ cho các vị Chủ Chăn có chức thánh  biết ý kiến của họ liên quan tới lợi ích của Giáo Hội , họ cũng có quyền bộc lộ ý kiến của họ cho các Kitô hữu khác, miễn là bảo vệ sự toàn vẹn  của tín lý và luân lý,  cũng như lòng kính trọng các vị chủ chăn,và phải lưu ý đến công ích và phẩm già của tha nhân.

Điều 213

Các  Kitô hữu có quyền được lãnh nhận từ các vị Chủ Chăn có chức thánh sự giúp đỡ do các ơn thiêng liêng của Giáo Hội , nhất là Lời Chúa và các bi tích.

Điều 214

Các Kitô hữu có quyền thờ phượng Thiên Chúa  theo những quy định của lễ nghi  riêng  đã được các vị Chủ Chăn  hợp pháp của Giáo Hội chuẩn y và có quyền theo một hình thức của đời sống thiêng liêng phù hợp với  giáo huấn của Giáo Hội.

Điều 215

Các Kitô hữu có trọn quyền thành lập điều hành các hiệp hội nhằm mục đích từ thiện hoặc đạo đức , hoặc nhằm cổ vũ ơn gọi Kitô giáo  trong thế giới , họ cũng được trọn quyền  do hội hợp để cùng nhau theo đuổi các mục đích đó .

Điều 216

Vì được tham dự vào sứ mạng của Giáo Hội , tất cả mọi Kitô hữu có quyền cổ vũ  và nâng đỡ hoặc động tông đồ , kể cả những sáng kiến riêng , tuỳ theo bậc sống và hoàn cảnh của mỗi người ; tuy nhiên , không một sáng kiến nào được mệnh danh là Công giáo nếu không được sự đồng ý của nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội.

Điều 217

Vì được bí tích Rửa Tội mời gọi sống phù hợp  với giáo huấn Phúc Âm , các Kitô hữu có quyền  được hấp thu nền giáo dục Kitô giáo , nhờ đó , họ được đào tạo thích đáng để đạt tới sự trưởng thành  nhân bản, đồng thời, để biết và sống mầu nhiệm  cứu độ.

Điều218

 Những chuyên viên về các thánh khoa được hưởng sự tự do chính đáng để nghiên cứu và  trình bày ý kiến cách thận trọng trong các lãnh vực  chuyên môn của mình , nhưng phải giữ lòng vâng phục phải  có đối với  huấn quyền của Giáo Hội.

Điều 219

Tất cả mọi Kitô hữu có quyền tự do lựa chọn bậc sống mà không phải chịu bất kỳ một sự cưỡng bách nào.

Điều 220

Không ai được làm tổn thươngđến thanh danh của người khác một cách bất hợp pháp , và cũng không được xâm phạm đến quyền giữ bí mật  riêng của họ .

Điều 221

#1. Các Kitô hữu có quyền đòi hỏi cách hợp pháp những quyền lợi mà họ được hưởng  trong Giáo Hội và có quyền bênh vực những quyền lợi  đó trước toà án Giáo Hội có thẩm quyền, chiếu theo quy tắc của luật,

#2. Nếu bị nhà chức trách có thẩm quyền triệu ra toà , các Kitô hữu  cũng có quyền xử theo  những quy định của luật pháp , và những quy định này phải được áp dụng cách hợp  tình hợp lý.

# 3. Các Kitô hữu chỉ bị thụ án theo giáo luật chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 222

#1.Các Kitô hữu có nghĩa vụ trợ cấp cho những nhu cầu của Giáo Hội , để Giáo Hội sẳn có những gì cần thiết cho việc thờ phượng  Thiên Chúa , cho những công việc tông đồ bác ái ,và cho việc nuôi sống các thừa tác vie6nca1ch xứng đáng .

#2.Họ cũng có nghĩa vụ  cổ vũ công bằng  xã hội và dùng hoa lợi riêng của mình để giúp đỡ những người nghèo khó , theo lệnh truyền của Chúa .

Điều223

#1. Khi hành sử quyền của mình , với ti1nhc ách cá nhân hay tập hợp thành những hiệp hội , các Kitô hữu phải xét đến  lợi ích chung của Giáo Hội cũng như quyền lợi của người khác ,và những bổn phận của họ đối với tha nhân.

# 2.Vì lợi ích chung , nhà chức trách Giáo Hội quy định việc thi hành các quyền riêng cho các Kitô hữu.

ĐỀ MỤC 2: NGHĨA VỤ VÀ QYỀN LỢI CỦA GIÁO DÂN

Điều 224

Ngoài những nghĩa vụ  và những quyền lợi chung cho mọi Kitô hữu và những gì được ấn định trong các điều luật khác , giáo dân còn có những  nghĩa vụ và quyền lợi được liệt kê trong những điều luật của đề mục này .

Điều 225

#1.Vì các giáo dân  cũng như mọi Kitô hữu  đều được Thiên Chúa  uỷ nhiệm sứ vụ tông đồ qua phép Rửa Tội và phép Thêm Sức, cho nên họ có những  nghĩa vụ chung và với tính cách cá nhân hay tập hợp  thành những hiệp hội , có quyền làm cho sứ điệp cứu độ  của thiên Chúa được mọi người khắp thế giới nhận biết và đón nhận ; nghĩa vụ này càng thúc ách hơn trong những hoàn cảnh mà chỉ nhờ họ, người ta  mới  có thể nghe Phúc Âm  và nhận biết Đức Kitô.

#2. Tuỳ theo hoàn cảnh riêng của mỗi người ,các giáo dân có bổn phận đặc biệt phải làm cho trật tự các thực tại trần thế được thấm nhuần tinh thần Phúc Âmvà được kiện toàn và họ phải làm chứng cho  Đức Kitô một cách đặc biệt điều hành trật tự này , cũng như khi hoàn thành những trách nhiệm trần thế.

Điều 226

#1. Những người sống trong bậc hôn nhân  theo ơn gọi riêng có bổn phận  đặc biệt phải hoạt động để xây dựng dân Chúa  bằng đời sống hôn nhân và gia đình .

#2. Do việc thông ban sự sống cho con cái , cha mẹ có nghĩa vụ nghiêm nhặt giáo dục con cái ; vì thế , việc bảo đảm cho con cái  có được một nền giáo dục Kitô giáo theo đạo lý do Giáo Hội truyền lại thuộc về các bậc cha mẹ Kitô giáo trước tiên.

Điều 227

Các giáo dân có quyền được công nhận là mình có tự dotrong các lĩnh vực trần thế như mọi công dân; nhưng khi sự dụng quyền tự do này, họ phải liệu sao để mọi hành động của họđược thấm nhuần tinh thần Phúc Âm ,và phải lưu tâm đến  đạo lý do huấn quyền Giáo Hội đề ra; nhưng họ phải cẩn thận đừng trình bày ý kiến riêng của mình như là giáo huấn của giáo Hội trong các vấn đề đang còn bỏ ngỏ cho các ý kiến khác nhau.

Điều 228

#1 Những giáo dân nào nhận thấy có khả năng xứng hợp thì có năng cách  được các Chủ Chăn có chức thánh mời đảm nhậncác giáo vụ và nhiệm vụ trong Giáo Hội mà họ có thể thi hành chiếu theo quy tắc luật định.

# 2. Những giáo dân trổi vượt về kiến thức, khôn ngian và hạnh kiểm thì có năng cách giúp các chủ  chăn  của Giáo hội  với tư cách là chuyên viên  hoặc cố vấn, kể cả  trongcác hội đồng chiếu theo quy tắc của luật .

Điều 229

# 1. Để có thể sống theo giáo lý Kitô giáo, tự rao giảng và biện hôächo giáo lýấy nếu cần , và để có thể góp phần mình vào việc  hoạt động tông đồ,các giáo dân có nghĩa vụ  và có quyền học hỏi giáo lý hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người .

# 2. Họ cũng có quyền thủ đắc  một kiến thức chuyên sâu hơn trong những thánh khoa  được dạy các đại học và các phân khoa giáo sĩ hoặc tại các học viện khoa học tôn giáo , bằng cách dự các khoá học và lấy các bằng cấp đại học .

# 3. Cũng vậy, sau khi đã tuân giữ những quy định liên quan đến năng lực cần phải có , những giáo dân có năng cách được nhà chức trách hợp pháp của Giáo Hội uỷ nhiệm để giảng dạy các thánh khoa .

Điều 230

# 1 .Những nam giáo dân nào đủ tuổi và đủ những đức tính cần thiết do sắc  lệnh của Hội Đồng Giám Mục ấn định có thể lãnh những thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ cách cố định , trong một nghi thức phụng vụ đã được  quy  định . Tuy nhiên , việc trao các thừa tác này không ban cho họ quyền được Giáo Hội trợ cấp hoặc trả một khoảng thù lao .

# 2. Căn cứ vàosự uỷ nhiệm tạm thời , các giáo dân có thể đảm nhận việc đọc sách  trong các sinh hoạt phụng vụ; cũng thế mọi giáo dânđều có thể đảm nhận  những công việc của dẫn giải viên . của ca viên hoặc các nhiệm vụ khác chiếu theo quy tắc của luật .

# 3. Nơi nào nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi vì thiếu thừa tác viên , các giáo dân dù không phải là thừa tác viên đọc sách hay giúp lễ , cũng có thể thay thế họ để làm một số việc . như thi hành thừa tác vụ  Lời Chúa , chủ toạ các buổi cầu nguyện  theo phụng vụ , ban phép Rửa Tội và  cho rước lễ theo những quy định của luật .

Điều 231

# 1. Những giáo dân nào được cử vào công  tác đặc biệt của Giáo Hội, cách thường xuyên hay tạm thời , thì buộc phải  được đào tạo cách thích hợp và cần thiết để chu toàn nhiệm vụ của mình cách xứng đáng và buộc phải hoàn thành nhiệm vụ này một cách ý thức ,tận tâ và cần mẫn .

# 2.Miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 230 #1, các giáo dân có quyền được nhận một khoản thù lao xứng đáng hợp với địa vị  của mình ; nhờ đó , họ có thể chu cấp  các nhu cầu riêng và các nhu cầu  của gia đình một cách thích theo những quy tắc của luật dân sự ; ngoài ra , họ có quyền được hưởng dự phòng, bảo hiểm xã hội và trợ cấp y tế .

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay2,357
  • Tháng hiện tại56,193
  • Tổng lượt truy cập10,810,432
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi