GIẢI ĐÁP VỀ MỤC VỤ GIÁO LUẬT HÔN NHÂN

Thứ bảy - 06/04/2024 23:11
GIẢI ĐÁP VỀ MỤC VỤ GIÁO LUẬT HÔN NHÂN
 
Lm. J.B. Lê Ngọc Dũng

A- Câu hỏi liên quan đến “Những Nguyên Tắc Hướng Dẫn Giáo Luật Bí Tích Hôn Phối” (x. https://giaoluatconggiao.com/bi-tich-hon-phoi/nhung-nguyen-tac-huong-dan-giao-luat-hon-phoi-293.html).


Hỏi:
Cha sở buộc phải chứng hôn không chỉ người có cư sở, mà phải cả người có bán cư sở nữa chứ, vì cha sở của người có bán cư sở cũng được gọi là “cha sở riêng” (x. đ. 107 §1)?

Giải đáp:

Nghĩa vụ chứng hôn đối với cha sở nơi tín hữu có cư sở được đòi hỏi mạnh mẽ hơn, nên bản Hướng dẫn dùng chữ “buộc”, dựa trên quy định về nghĩa vụ đã được ủy thác cho cha sở chiều theo điều 530.
Điều 530. Những nhiệm vụ đã được uỷ thác đặc biệt (commissae sunt) cho cha sở là:
10 Ban bí tích Rửa Tội;
20 Ban bí tích thêm sức cho những người nguy tử, chiếu theo quy tắc của điều 883, 3o;
30 Ban của ăn đàng và bí tích xức dầu bệnh nhân, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 1003 §2. và 3; cũng như ban phép lành Tông Toà;
40 Chứng hôn và chúc hôn;
50 Cử hành lễ nghi an táng;
60 Làm phép giếng Rửa Tội trong mùa Phục Sinh, chủ sự các cuộc rước kiệu ngoài nhà thờ, cũng như ban phép lành trọng thể ngoài nhà thờ;
70 Cử hành Thánh Lễ cách trọng thể hơn trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc
Tuy cha sở đới với người tạm trú cũng được gọi là “cha sở riêng” (x. đ. 107 §1), nhưng nhìn chung nghĩa vụ của cha sở đối với người có cư sở, thì khác với người chỉ có bán cư sở. 
Để rõ hơn, nên biết Giáo luật còn nói đến một khái niệm khác “người thuộc quyền mình”. Vậy thì một tín hữu sẽ thuộc quyền cha sở nào, cha sở của nơi thường trú hay nơi tạm trú? Dĩ nhiên là cha sở của nơi thường trú. Và vì vậy, cha sở hầu như bị “buộc” chu toàn nhiệm vụ với người thuộc quyền mình. Nếu nói, thuộc quyền của cả hai cha sở, thì sẽ có nguy cơ xung đột giữa hai cha sở.
Về bí tích Hôn Phối (số 4), cha sở nơi tạm trú thiếu sổ sách tư liệu và biết rất ít hay không biết về người chỉ tạm trú trong xứ mình. Trong khi đó, để nhận chứng hôn ngài phải bảo đảm rằng hôn nhân không có gì ngăn trở để cử hành thành sự và hợp luật. Ngài phải lo tiến hành thủ tục điều tra rao báo…
Nếu Giám mục giáo phận ra lệnh “buộc” cha sở phải chứng hôn cho người có bán cư sở như người di cư, sinh viên mới đến ở… thì quả là điều dồn ép cha sở, gây sự phản kháng nơi các cha sở, vì quyết định này có phần vô lý. Lệnh này sẽ khó hay bất khả thi. Vì vậy, Giám mục chỉ khuyến khích chứ không nên buộc cha sở chứng hôn cho người chỉ có bán cư sở.

 
Hỏi: Chất vấn trong đặc ân Thánh Phaolo


Trong trường hợp người được rửa tội đã trải qua nhiều lần kết hôn với người lương, việc chất vấn được thực hiện với người vợ hay chồng người lương trong kết hôn lần gần nhất” → Phải là với người kết hôn đầu tiên chứ? vì đó mới là hôn nhân tự nhiên đích thực? Những lần sau đâu thực sự là vợ chồng, theo giáo huấn của Hội Thánh? Cũng xem mạch văn của điều 1148: nhắc đến người “vợ cả” trước, rồi sau đó mới cho phép chọn một trong số ấy như một loại đặc ân Thánh Phêrô.

Giải đáp:
Mục đích của Đặc ân Thánh Phaolo là để bảo vệ đức tin cho người tân tòng. Do đó, phải chất vấn người mà : 1- đang còn có quyền lợi và nghĩa vụ với người tân tòng hay ít là còn ảnh hưởng trên người đó về pháp lý dân sự, “và” 2- đang có cơ hội để bách hại người tân tòng (=> muốn sống chung nhưng lại xúc phạm đến Chúa). Vì vậy, người cần chất vấn là người mà tân tòng kết hôn lần sau cùng. Còn người kết hôn những lần trước không còn gây ảnh hưởng gì đến người tân tòng, không cần chất vấn. 
Mặt khác, Giáo luật chủ trương tôn trọng hiệu quả hôn nhân theo luật dân sự, và vì vậy hôn nhân cần xét đến là hôn nhân dân sự của lần sau cùng.

Điều 1148, lại khác, được coi như là đặc ân Thánh Phêro, theo đó, người đàn ông có nhiều vợ, nhưng được quyền chọn một trong số các bà vợ để kết hôn chính thức một vợ một chồng. Người vợ cả, tuy kết hôn lần đầu tiên theo luật dân sự, được nhắc đến, vẫn có thể bị chia tay.

Điều 74 §2: về  thực hiện chất vấn bên người lương trong đặc ân Thánh Phaolô

Hỏi: Đặc ân Phaolô được ban do chính luật…không phải xin Đấng Bản quyền địa phương ban phép hay ban quyền cử hành đặc ân → Dù sao, bản văn nguyên thủy của Giáo luật điều 1145 §1 xác định rõ ràng là “theo nguyên tắc chung, quyền bính của Đấng Bản quyền địa phương của bên trở lại phải thực hiện việc chất vấn ấy”; do đó, nên quy định chung là “các cha xứ thực hiện việc chất vấn mà không cần xin phép Đấng Bản quyền” hơn là khẳng định rõ ràng ngược lại là “Đặc ân Thánh Phaolô được ban do chính Giáo luật… không cần phải xin phép Đấng Bản quyền”.

Giải đáp:

Thắc mắc có lẫn lộn giữa việc áp dụng đặc ân Thánh Phalolo và việc chất vấn.


Cụm từ “được ban do chính Giáo luật” được thêm vào trong bản Hướng dẫn để minh định rằng được ban đặc ân Thánh Phaolo là do chính luật, không phải là được ban Bản quyền do chính Giám mục, Vì vậy, khi cha sở áp dụng đặc ân này thì cứ theo những quy tắc Giáo luật mà làm, không cần xin phép Giám mục. 

Tuy nhiên, Giáo luật cho Bản quyền của bên người lương trở lại có quyền trên sự thẩm vấn này ( Đ. 1145). Vì vậy, khi  thực hiện việc thẩm vấn trước khi bên dự tòng được Rửa tội, hoặc xin miễn chuẩn thẩm vấn khi không thể thẩm vấn được, thì phải xin phép hoặc phải xin miễn chuẩn thẩm vấn Bản quyền, theo quy tắc điều 1144 §2.


 

Tác giả: JB Dũng Lm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay978
  • Tháng hiện tại35,620
  • Tổng lượt truy cập11,235,992
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi