TRẢ LỜI NHỮNG NGHI VẤN CỦA BỐN HỒNG Y- Rocco Buttiglione

Thứ hai - 26/12/2016 04:08

TRẢ LỜI NHỮNG NGHI VẤN CỦA BỐN HỒNG Y- Rocco Buttiglione

Ông Rocco Buttiglione là một triết gia, một chuyên gia về giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II, đã đưa ra câu trả lời cá nhân của ông về những "dubia" (nghi ngờ) đã được bốn vị hồng y nêu lên cách công khai về việc giải thích tài liệu hậu Thượng Hội Đồng của Phanxicô liên quan đến việc lãnh nhận bí tích của những người ly dị và tái hôn.
BUTTIGLIONE: “TÔI CÓ THỂ TRẢ LỜI NHƯ THẾ NÀY CHO CÁC NGHI NGỜ VỀ AMORIS LAETITIA”.

Các cuộc thảo luận tiếp tục về Amoris Laetitia làm phong phú thêm sự đóng góp của bốn vị hồng y nổi tiếng, Walter Brandmüller, Raymond L. Burke, Carlo Caffara và Joachim Meisner cùng nhau đưa ra năm vấn nạn quan trọng.
Các ngài đã gửi một bức thư cho Đức Thánh Cha và đã không thấy sự trả lời thích đáng (theo tôi nghĩ) nên các ngài đã giải thích sự im lặng của Đức Giáo Hoàng là “một lời mời gọi tiếp tục suy tư và thảo luận, nhẹ nhàng và tôn trọng. “Chính vì lý do đó và trong tinh thần đó mà tôi mạo hiểm, như một người giáo dân thuần tuý, muốn góp một phần vào việc suy tư và thảo luận. Góp phần vào việc suy tư này tôi mang kinh nghiệm của một người chồng và người cha đã học hỏi về Thánh Tôma và đã siêng năng xưng tội chịu lễ, tất nhiên là với tư cách của một hối nhân.
Vấn nạn đầu tiên của các vị hồng y nổi tiếng này là cho dù đó là được phép, trong một số trường hợp, xá giải cho những người, trong khi đang bị ràng buộc bởi một cuộc hôn nhân trước, sống với nhau như vợ chồng và có quan hệ tình dục với nhau. Đối với tôi xem ra dưới ánh sáng của Amoris Laetitia và cũng là nguyên tắc chung của thần học luân lý, câu trả lời sẽ là tích cực. Chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa hành động, chất thể nặng của tội, và người phạm tội có thể ở trong điều kiện giới hạn trách nhiệm của mình đối với hành động hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, thậm chí có thể hủy bỏ nó. Hãy xét trường hợp của một phụ nữ sống được trong điều kiện phụ thuộc kinh tế và tâm lý mà quan hệ tình dục bị áp đặt chống lại ý muốn của mình. Đáng tiếc là nó không phải là trường hợp của trường lớp, nhưng một thực tế cay đắng đó xảy ra thường xuyên hơn là người ta tưởng. Ở đây thiếu những điều kiện chủ quan của tội (nhận thức đầy đủ và cố tình). Hành động vẫn xấu, nhưng nó không thuộc về (hoặc không hoàn toàn thuộc về) với người lỗi phạm. Trong luật hình sự, có thể nói rằng chúng ta không ở lý thuyết về tội phạm (nếu hành vi là tốt hay xấu), nhưng lý thuyết quy kết và tình tiết giảm nhẹ chủ quan.
Điều này không có nghĩa là người chưa kết hôn có thể thực hiện hành vi tình dục cách hợp pháp. Các hành vi đó bất hợp pháp. Con người (trong một số trường hợp) có thể không rơi vào một tội trọng nhưng là một tội nhẹ vì sự thiếu nhận thức đầy đủ và không cố tình làm. Nhưng, người ta có thể đưa ra vấn nạn là để lãnh nhận việc xá giải thì có cần thiết phải dốc lòng không phạm tội nữa không? Tất nhiên là cần thiết. Vậy thì hối nhân phải có lòng mong muốn thoát khỏi tình trạng bất thường của mình và cam kết thực hiện các hành vi cho phép họ thực sự vượt ra khỏi tình trạng đó. Tuy nhiên, có thể là anh ta không thể thoát ra khỏi và giành lại chủ quyền đối với bản thân mình ngay lập tức. Điều quan trọng là ở đây khái niệm “tình trạng của tội”, đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nêu rõ. Người ta không thể hứa hẹn cách chắc chắn là không phạm một tội nào đó nếu họ vẫn sống trong một tình huống mà cho thấy nhiều sự cám dỗ không thể cưỡng lại lời cam kết đó. Cần phải nỗ lực, để duy trì việc dốc lòng mới có thể thoát ra khỏi tình trạng tội ấy.
Nghi ngờ thứ hai là giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Veritatis Splendor 79 còn phù hợp nữa không về sự tồn tại của hành vi bản chất tự nó xấu mà không bao giờ và không khi nào có thể được cho là tốt. Chắc chắn là còn, với những lý do đã nêu trên. Amoris Laetitia không thay đổi bất cứ điều gì trong việc đánh giá các hành động, trái lại chỉ tập trung vào việc đánh giá mức độ trách nhiệm chủ quan. Trong luật hình sự, giết người luôn bị cấm, trái lại hình phạt có thể khác nhau, và nhiều hơn nữa, tùy thuộc vào mức độ trách nhiệm chủ thể.
Nghi ngờ thứ ba là sự việc có thể khẳng định rằng những người sống với nhau như vợ chồng tức là đang ở trong một trạng thái thường xuyên của tội trọng. Đối với tôi thì điều này có thể được nói là đúng vậy với điều kiện là cần phân biệt giữa các tội nặng và tội trọng, như các Hồng Y đã làm rất đúng. Tội nặng được quy định từ đối tượng (chất thể nghiêm trọng). Tội trọng được quy định bởi các hiệu ứng trên chủ thể (nó giết chết linh hồn). Tất cả các tội trọng gồm cả tội nặng, nhưng không phải tất cả những tội nặng đều là tội trọng. Thật vậy, điều có thể xảy ra trong một số trường hợp, chất thể nghiêm trọng mà không kèm theo nhận thức đầy đủ và cố tình làm chủ. Giáo luật số 915 loại trừ khỏi việc nhận lãnh các bí tích những người công khai sống trong tội bất kể điều kiện (công nhận là có thể) rằng họ không ở trong tình trạng tội trọng. Lý do, thật rõ ràng, là gương xấu công khai.
Rõ ràng là khoản luật này không thể hiện một giới luật tự nhiên cũng như không phải luật Chúa. Đó là một quy luật của con người được thực hiện bởi quyền hợp pháp (Giáo hoàng) mà quyền hợp pháp đó có thể được thay đổi. Nếu Đức Giáo Hoàng đã không thay đổi lý do có lẽ là tính chất đặc biệt đó là những trường hợp mà ngài có trong tâm trí. Việc đó biết đâu trong tương lai có thể luật ấy được làm rõ cách thích hợp hơn. Tuy nhiên, rất khó để mang lại một khái niệm chung về gương xấu trong một thế giới đa dạng như của chúng ta. Có lẽ sẽ thích hợp hơn trong lãnh vực này để cho các Hội Đồng Giám mục hay (tốt hơn) cho các công nghị quốc gia hay lục địa một quyền quyết định rộng hơn.
Mối nghi ngờ thứ tư liên quan đến giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong số 81 Veritatis Splendor nơi đó ngài nói rằng “hoàn cảnh hay ý hướng không bao giờ có thể chuyển đổi một hành động không tốt từ nội tại do đối tượng của nó thành một hành động tốt cho chủ thể hoặc có thể được bênh vực như một sự lựa chọn”. Chắc chắn là đúng như vậy, giáo huấn này vẫn hoàn toàn đúng. Việc chung sống, bất kể ý hướng và hoàn cảnh, luôn là sai lầm và mâu thuẫn với kế hoạch của Thiên Chúa. Đó là một vết thương và là một vết thương nặng đối với thiện ích luân lý của con người. Nhưng có phải luôn là một vết thương trầm trọng không? Không, không phải lúc nào vết thương nặng này cũng là trầm trọng. Hoàn cảnh không thay đổi bản chất của hành động, nhưng có thể thay đổi phán quyết về trách nhiệm của người đó. Amoris Laetitia nhắc nhở chúng ta một học thuyết hoàn toàn truyền thống, mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II không bao giờ có ý định từ chối: có mức độ của sự dữ, và một số tội nghiêm trọng hơn nhiều so với những tội khác. Tội nhân phải luôn nhận ra tội của mình và thể hiện ý muốn hối cải. Tuy nhiên, bí tích không nhất thiết phải là một phần thưởng được dành cho sự kết thúc của cuộc hành trình. Nó cũng có thể, theo các điều kiện như chúng ta đã nói đến, được dùng một loại thuốc để ban sức mạnh cho cuộc hành trình.
Mối nghi ngờ thứ năm cũng liên quan đến giáo huấn của Veritatis Splendor còn giá trị nữa không, trong số 56 dạy rằng lương tâm không có một vai trò sáng tạo và không thể hợp pháp hoá các ngoại lệ đối với các tiêu chuẩn luân lý tuyệt đối. Cả trong trường hợp này đối với tôi cũng có thể được. Lương tâm luân lý nhìn nhận sự thật nhưng không tạo ra nó, không thể thiết lập một quy luật cho toàn bộ hoặc một phần từ các chuẩn mực của luật tự nhiên. Amoris Laetitia không khẳng định một ngoại lệ so với quy luật. Ngoại tình luôn là sự xấu, và hối nhân luôn phải nhìn nhận tội của mình và đặt mình vào hành trình để trở về với quy luật. Đơn giản lag không thể hoàn toàn lỗi lầm vì họ không thể thực hiện cách trọn vẹn các yêu cầu của công lý và có thể vì những lý do đó mà họ ở trong tình trạng tội nhưng không phải là tội trọng. Các bí tích trao cho những người đang ở trong một tội nặng mà không trọng không phải là một lời mời để người ấy dừng lại và hài lòng với chính mình trên con đường hướng tới sự thiện, nhưng là một sự hỗ trợ để người ấy kiên trì trên cuộc hành trình.
Nếu Ông Gia-kêu không có điều kiện để để đền bù lại bốn lần những gì ông đã đánh cắp, hoặc bởi vì ông ta đã tiêu phí của cải hoặc thậm chí vì ông đã không có trái tim đủ rộng lượng để làm điều đó, nhưng ông chỉ trả lại một nửa số đã đánh cắp sẽ thì ông có làm theo ý muốn của Thiên Chúa không? Thưa là có vì phân nửa nghĩa vụ của ông, và không vì phân nửa kia. Cũng vậy như những người đặt mình trên con đường đức tin và sự thật để sửa chữa một phần nào đó những sai lầm của mình cũng có thể chắc chắn mình đang làm theo ý muốn của Thiên Chúa, miễn là mình vẫn tiếp tục cầu nguyện xin Ngài ban thêm ân sủng để mình tiếp tục trên con đường sám hối cho đến khi được hoàn thành. Trong cuộc hành trình này, công lý và lòng thương xót giống như hai của ăn đàng hỗ trợ nhau hoặc như một cặp vợ chồng đang cùng nhau tìm cách giáo dục con cái của họ đến sự viên mãn của đời sống con người và của người Kito hữu.
Như đã nói thì đối với tôi xem ra đã rõ ràng rằng Amoris Letitia đã ăn nhập hoàn toàn trong giáo lý và trong truyền thống thánh của Giáo Hội và không có gì là mâu thuẫn với giáo huấn thần học của Veritatis Splendor. Giáo huấn của Thánh Gioan Phaolo II (cũng như của các vị tiền nhiệm và kế nhiệm của ngài) là trái ngược với thuyết tương đối của những ai cho rằng sự tốt hay xấu của một hành động tuỳ thuộc vào lương tâm của con người hành động nhưng nhìn nhận rằng sự phán xét về trách nhiệm của con người phải luôn xét đến các yếu tố chủ quan của hành động, nghĩa là (dùng theo lời lẽ của giáo lý mà tôi được học từ hồi còn nhỏ) của việc “nhận thức đầy đủ và cố tình làm.”
Từ chối việc nhận thấy điều này sẽ là một bước đi xa khỏi sự vẹn toàn của chân lý Công Giáo. Nó bị cắt xén bởi một nền luân lý hoàn cảnh mà bỏ qua thực tế là hành động con người có bản chất nội tại của nó nhờ đó mà nó là tốt hay xấu, nhưng nó cũng làm tồi tệ hơn bởi một nền đạo đức duy khách quan (không khách quan), không muốn nhìn thấy mặt chủ quan của hành động mà từ đó tuỳ vào mức độ trách nhiệm của người làm.
Lm Nguyen Van Agostino chuyển ngữ (Bài báo được đăng trong VATICAN INSIDER COMMENTI, SEZIONE LA STAMPA, ngày 22.11.2016)
 
=============================

Những  "dubia"

1- Theo những xác định của "Amoris Laetitia" (số 300-305) thì hiện nay có thể trở nên có thể ban ơn xá giải trong Bí Tích Thống Hối để rồi cho nhận Bí Tích Thánh Thể cho một người  trong khi đang còn bị ràng buộc bởi dây hôn phối sống với một người khác "more uxorio" (như vợ chồng) mà không chu toàn những điều kiện đưa ra bởi Familiaris Consortio số 84, được tái xác nhận bởi "Reconciliatio et Paenitentia" số 34 và "Sacramentum Caritatis" số 29 hay không? Những từ ngữ "trong một số trường hợp" ở ghi chú 351 (sô 305) của tông huấn "Amoris Laetitia" có thể được áp dụng được cho những người ly dị mà đang ở trong một sống chung mới và tiếp tục sống "more uxorio" hay không?

2. Sau ban hành Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục "Amoris Laetitia" (cf. n. 304), một người vẫn còn cần xem là có gía trị giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong Thông Điệp "Veritatis Splendor" số 79, được đặt trên nền tảng Kinh Thánh và trên Thánh Truyền, trên sự hiện hữu của nguyên tắc luân lý tuyệt đối rằng cấm những hành vi nội tại là xấu xa và rằng cấm mà không có những miễn trừ hay không?

3. Sau "Amoris Laetitia" (số. 301) có phải vẫn có thể xác định rằng một người thường xuyên sống nghịch lại với luật của Thiên Chúa, như luật cấm ngoại tình (cf. Mt 19:3-9), thấy mình trong một tình trạng tội trọng khách quan thường xuyên (cf. Pontifical Council for Legislative Texts, Declaration, June 24, 2000) hay không?

4. Sau những xác định của "Amoris Laetitia" (số. 302) về "những hoàn cảnh mà giảm khinh trách nhiệm luân lý", có phải một người vẫn cần phải xem là có giá trị giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp "Veritatis Splendor" n. 81, dựa trên nền tảng Kinh Thánh và trên Thánh Truyền, mà theo đó "hoàn cảnh và ý định không bao giờ có thể thay đổi một hành vi tự bản chất là xấu xa bởi thành  một hành vi tốt "cách chủ quan" hoặc có thể biện hộ được như một chọn lựa vì mục đích của hành vi" hay không?

5. Sau "Amoris Laetitia" (số. 303) có phải một người vẫn cần phải xem là có giá trị giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Thông điệp "Veritatis Splendor" số 56, dựa trên nền tảng Kinh Thánh và trên Thánh Truyền, vốn loại trừ một giải thích sáng tạo của vai trò lương tâm và rằng nhấn mạnh rằng lương tâm  không bao giờ được phép làm hợp luật những miễn trừ thành những nguyên tắc tuyệt tối của luân lý mà ngăn cấm những hành vi tự bản chất là xấu xa vì sự khách quan của chúng hay không?

JB. Lê Ngọc Dũng chuyển ngữ các Dubia

 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay785
  • Tháng hiện tại15,103
  • Tổng lượt truy cập11,054,634
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi