lm. J.B. Lê Ngọc Dũng
Kính thưa quý cha, quý tu sĩ nam nữ, và toàn thể anh chị em Kitô hữu,
Ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên giáo phận ………… xin thông tri:
1. Căn cứ theo Tự sắc “Các con là Anh sáng thế gian” (Vos Estis Lux Mundi, viết tắt VELM) của Đức Thánh cha Phanxicô ban hành ngày 25.3.2023, và theo Cẩm Nang – Vademecum (viết tắt Vad.) của Bộ Giáo lý Đức Tin ban hành ngày 16.7.2020, Đức Cha …. Giám mục giáo phận…. đã ra Sắc lệnh thành lập “Ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên”, gồm các linh mục:
a- Linh mục ..., Trưởng Ban, Đt…………….
b- Linh mục…. Đt………………..
c- Linh mục…. Đt……………….
2. Ban Bảo vệ có Văn phòng làm việc tại địa chỉ:
……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………
- Số điện thoại:…………………………………………………..
- Email: ………………………………………………………….
3. Ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên có nhiệm vụ giúp Giám mục giáo phận ban hành những hướng dẫn và biện pháp để bảo vệ trẻ em trong giáo phận và tiếp nhận những trình báo về tội lạm dụng tình dục của các giáo sĩ.
4. Các nạn nhân, cha mẹ, người bảo hộ nạn nhân, nhân chứng và bất kỳ ai cũng có thể trình báo về tội phạm lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của giáo sĩ cho Ban Bảo vệ qua một hay các phương thức như sau:
a- Nộp hay gởi các trình báo bằng văn bản đến Văn phòng Bảo vệ Trẻ VTN theo địa chỉ nêu trên. Giáo dân, tu sĩ cũng có thể nhờ cha Sở hoặc linh mục nào đó chuyển trình báo đến Văn phòng trong bì thư dán kín.
b- Các văn bản trình báo không buộc phải ký tên, có thể nặc danh. Tuy nhiên, khuyên nên có tên, địa chỉ, số điện thoại để Văn phòng có thể tiện liên lạc khi cần điều tra thêm.
c- Trình báo bằng miệng, trực tiếp với các cha thuộc Ban bảo vệ, tại Văn phòng hoặc tại một nơi nào đó thuận tiện.
d- Gọi điện thoại để trình báo đến cha …. Trưởng Văn phòng hoặc một trong những cha thuộc Văn phòng, được kể ở trên.
5. Tội phạm đó là gì?
“Tội phạm bao gồm mọi tội bên ngoài phạm nghịch điều răn thứ sáu của Thập giới do một giáo sĩ phạm với trẻ vị thành niên” (Vad. 1).
- Giáo sĩ: những người đang có chức thánh: phó tế, linh mục, Giám mục…
- Tội bên ngoài: tội được biểu hiện ra bên ngoài, không phải là tội bên trong tâm trí, hình thành bởi sự tưởng tượng.
- Trẻ vị thành niên: Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 2001, mức tuổi được ấn định là chưa đủ 18 tuổi trọn, hay nói cách khác là dưới 18 tuổi (art. 6, 1, 10 STT).
- Nạn nhân cũng có thể là “người lớn dễ bị tổn thương”, là “bất kỳ người nào trong tình trạng ốm yếu, suy nhược về thể chất hoặc tinh thần, hoặc bị tước đoạt quyền tự do cá nhân mà trên thực tế, thậm chí đôi khi, hạn chế khả năng hiểu hoặc mong muốn của họ. hoặc trong bất kỳ trường hợp nào để chống lại hành vi phạm tội" (Vad. 5).
6. Tội phạm có thể là những loại khác nhau (Vad. 2):
- Quan hệ tình dục (đồng ý hoặc không đồng ý)
- Tiếp xúc thân thể nhằm thỏa mãn tình dục
Tội này có tiếp xúc thân thể nhưng không có giao cấu. Chỉ được coi là tội khi tiếp xúc nhằm thỏa mãn tình dục. Nên biết, không phải tất cả những tiếp xúc thân thể như ôm hôn … trẻ em đều được coi là tội. Nhưng làm sao để biết có nhằm thỏa mãn tình dục hay không!
Điều tra về con người, hành vi và những tình huống cụ thể sẽ giúp suy đoán được phạm nhân có nhằm để thỏa mãn tình dục hay không. Ví dụ, việc ôm hôn thân thể phần nhạy cảm, nơi vắng vẻ, cố ý tránh cho người khác thấy, có thể bị kết tội.
- Không tiếp xúc thân thể
Những hành vi sau đây cũng bị tội hình sự mặc dù không có tiếp xúc cơ thể với trẻ vị thành niên: Phô trương, thủ dâm, sản xuất nội dung khiêu dâm, dụ dỗ mại dâm, trò chuyện và/hoặc đề nghị của một tình dục trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện truyền thông.
7. Các linh mục trong Ban Bảo vệ đã tuyên thệ giữ bí mật công vụ khi nhận nhiệm vụ. Vì vậy, những tên tuổi của người được cho là nạn nhân, của người trình báo, của bị cáo và các nội dung trình báo đều được giữ bí mật.
8. Khi thu nhận được các trình báo, Ban Bảo vệ sẽ trình lên Giám mục Giáo phận. Theo ấn định của Tự sắc, Giám mục sẽ ra Sắc lệnh điều tra sơ bộ, nếu thấy trình báo có vẻ có sự thật. Nhưng nếu các trình báo không có những căn cứ đáng tin, Giám mục sẽ chỉ lưu giữ chúng cẩn thận và ghi chú lý do của quyết định (Vad. 16).
9. Phải luôn nhớ rằng cuộc điều tra sơ bộ không phải là một phiên tòa xét xử. Vào giai đoạn này, bị cáo có thể không được thẩm vấn, không đưa lời biện hộ hay nhờ luật sư biện hộ.
10. Đối với tội nghịch điều răn thứ sáu, cuộc điều tra không có mục đích là tìm ra các chứng cứ (quay phim, chụp hình, thu âm…) để chứng minh tội phạm nhưng cuộc điều tra có mục đích thẩm định rằng các trình báo có đúng thật hay không, bằng những việc:
a/ Thu thập những dữ liệu hữu ích cho việc kiểm tra chi tiết hơn về trình báo tội; và
b/ Xác định tính hợp lý của trình báo (Vad. 33).
11. Trong giai đoạn điều tra sơ bộ, Giám mục và Ban Bảo vệ không được phép đưa ra một kết luận nào về tội, cho dù tội được thấy khá rõ, và cũng không áp đặt một hình phạt nào về tội.
12. Tuy nhiên, Giám mục ngay từ khi bắt đầu điều tra sơ bộ, có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa phi hình sự được liệt kê trong điều 1722 của Bộ Giáo luật, với mục đích bảo vệ danh tiếng của những người liên quan và bảo vệ lợi ích công, cũng như để tránh các sự kiện khác, ví dụ như tránh lan truyền vụ bê bối, tránh nguy cơ che giấu bằng chứng trong tương lai, tránh kích hoạt các mối đe dọa nhằm ngăn cản nạn nhân thực hiện các quyền của mình; bảo vệ các nạn nhân khác có thể có (Vad. 58).
13. Các biện pháp phòng ngừa trong Giáo luật điều 1722 được kể là:
a- Cấm bị cáo thi hành thừa tác vụ thánh, hay một chức vụ và nhiệm vụ nào trong Giáo hội;
b- Buộc hoặc cấm bị cáo không được cư ngụ ở một nơi hoặc một địa hạt nào;
c- Cấm bị cáo không được công khai tham dự vào Bí tích Thánh Thể.
14. Cần lưu ý rằng, biện pháp phòng ngừa không phải là một hình phạt, nhưng chỉ là những giải pháp mục vụ. Kết luận về tội và hình phạt chỉ được công bố sau những tiến trình xét xử do Bộ Giáo Lý Đức Tin đảm nhiệm hoặc Bộ ủy thác cho cấp dưới.
15. Khi thấy cuộc điều tra đã được đầy đủ, Giám mục giáo phận sẽ ra Sắc lệnh kết thúc điều tra và nhanh chóng gởi một bản sao của toàn bộ hồ sơ lên Bộ Giáo Lý Đức Tin. Giám mục sẽ phải chờ hồi báo hoặc chỉ thị của Bộ để tiến hành vụ việc.
16. Bộ Giáo Lý Đức Tin, nếu có quyết định xét xử hình sự, sẽ có thể áp dụng một trong ba loại thủ tục sau đây (Vad. 85):
a- Thủ tục được nói ở trong Tự sắc Sacramentorum Sanctitatis Tutela điều 21 § 2, 20, được dành riêng cho các trường hợp rất nghiêm trọng, kết thúc bằng quyết định trực tiếp của Đức Giáo hoàng, sa thải bị cáo ra khỏi hàng giáo sĩ và ban miễn chuẩn luật độc thân giáo sĩ.
b- Thủ tục xét xử hình sự tư pháp, nghĩa là, xét xử theo thủ tục của tòa án, theo những quy tắc của Bộ Giáo luật, được xét xử bởi hiệp đoàn ba thẩm phán và kết thúc vụ xử bằng một bản án (sentence), (x. Vad. 87).
c- Thủ tục xét xử hình sự ngoại tư pháp, nghĩa là xét xử hành pháp, do Đức Giám mục hoặc người được ngài ủy nhiệm cùng với hai hội thẩm và kết thúc vụ xử bằng một sắc lệnh (decree), (Vad. 91-129).
17. Thủ tục xét xử hình sự tư pháp hoặc ngoại tư pháp có thể do chính Bộ Giáo lý Đức Tin thực hiện hoặc ủy thác cho cấp dưới (Giám mục giáo phận), (Vad. 89. 93).
Trường hợp cấp dưới muốn sa thải bị cáo ra khỏi hàng giáo sĩ thì cần có phép (mandato) trước của Bộ Giáo lý Đức tin (Vad. 120).
18. Trong mọi cuộc xét xử, ngay cả khi việc phạm tội rõ ràng, bị cáo được bảo đảm thực hiện quyền bào chữa. Các bên đều có quyền kháng án chống lại một bản án hoặc thượng cầu chống lại một sắc lệnh trong thời hạn quy định. Tuy nhiên, không thể kháng cáo hoặc thượng cầu chống lại quyết định của Đức Giáo hoàng (Vad. 143).
Linh mục…………..
(Ký tên)
Trưởng Ban Bảo vệ Trẻ VTN
Linh mục……
(Ký tên)
Chưởng ấn TGM
=======================================
GIÁO PHẬN ……………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………….
Phone: …………………Email: ……………………………….
Prot. SL …./LDTD
Ngày …….
SẮC LỆNH THÀNH LẬP
BAN BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Chiếu theo Tự sắc Vos Estis Lux Mundi, art. 2, §1, của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2023, Giám mục giáo phận …
QUYẾT ĐỊNH
I- Thành lập “Ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên”, có văn phòng làm việc tại Tòa Giám Mục với địa chỉ là:
…………………………………………..
…………………………………………
II- Bổ nhiệm những linh mục sau đây, với nhiệm kỳ 4 năm, để cộng tác với nhau làm việc trong Ban Bảo vệ
1- Linh mục J.B. … , Trưởng Ban
2- Linh mục Pr. M. …
3- Linh mục Gc…
III- Ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên có nhiệm vụ:
1- Tiếp nhận các thông tin, trình báo, đối với các giáo sĩ về các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên hoặc với một người lớn thường không sử dụng đủ trí khôn hoặc với một người lớn dễ bị tổn thương; với các loại tội phạm nghịch điều răn thứ sáu, được đề cập đến trong art. 1 § 1 của Tự sắc Vos Estis Lux Mundi.
Việc tiếp nhận các thông tin về tội phạm (notitia de delicto) được thực hiện tại Văn phòng hoặc trực tiếp đến các thành viên của Ban.
2- Nếu xét thấy các thông tin về tội phạm có vẻ là thật (saltem verisimilis), Ban Bảo vệ phải trình lên Giám mục giáo phận để ngài định liệu, rằng có nên mở cuộc điều tra sơ khởi hay không (x. art. 16 Vademecum của VELM, art. 16 SST, điều 1717 CIC).
3- Dựa theo những giáo huấn của Hội Thánh, nghiên cứu, cập nhật, soạn thảo những nguyên tắc hướng dẫn cho giáo sĩ và giáo dân nhằm mục đích ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ trẻ vị thành niên. Các văn bản này sẽ được lưu hành nội bộ hoặc công bố sau khi được Giám mục giáo phận phê chuẩn.
IV- Những quy định khác
Các thành viên của Ban Bảo vệ:
1- Luôn phải bảo vệ danh tiếng, sự an toàn của người trình báo, các nhân chứng, người được cho là nạn nhân và người bị cáo buộc.
2- Phải tuyên thệ giữ bí mật công vụ (ex officio).
3- Không được phép phê bình, xét xử hoặc kết luận về tội phạm trước khi được các nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội tuyên bố.
Sắc lệnh này có hiệu lực kể từ ngày ký.
(Ký tên)
+ Giám mục Giáo phận…
Linh mục…..
(Ký tên)
Chưởng ấn TGM