NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI DÀNH RIÊNG CHO BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN

Thứ năm - 14/01/2016 08:01
"Với tông thư này của ta được đưa ra dưới dạng tự sắc, ta đã hoàn tất công việc đó và vì vậy cùng với nó ta ban hành Những Quy Định Về Các Tội Nặng Hơn Dành Riêng Cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, phân ra làm hai phần: phần một bao gồm Những Quy Định Nền Tảng, và phần hai Những Quy Định Tố Tụng. Ta lệnh cho tất cả những thành phần liên quan phải tuân giữ những điều này cách trung thành và thận trọng. Những quy định đó có giá trị của luật vào chính ngày chúng được ban hành..." (ĐGH Gioan Phaolo II)
(Lm. Giuse Lê Danh Tường chuyển ngữ từ quyển NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI DÀNH RIÊNG CHO BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN của BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN ấn hành năm 2012.)
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI DÀNH RIÊNG  CHO BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
 
 
 
 
NHỮNG QUY ĐỊNH
VỀ CÁC TỘI DÀNH RIÊNG
CHO BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN

 
 
 
 
 
 
 
Libreria Editrice Vaticana - 2012

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mấy từ viết tắt:
CIC: Codex Iuris Canonici – Bộ Luật của Giáo Hội Công Giáo Latinh
CCEO: Codex Canonum Ecclesiarum Orientalium - Bộ Luật của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương
CDF: Congregatio pro Doctrina Fidei – Bộ Giáo Lý Đức Tin
Chuyển ngữ: Lm. Giuse Lê Danh Tường

 
 
 
TÔNG THƯ DƯỚI DẠNG TỰ SẮC (MOTU PROPRIO)
SACRAMENTORUM SANCTITATIS TUTELA CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLO II CÙNG VỚI ĐÓ LÀ VIỆC BAN HÀNH NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI NẶNG HƠN DÀNH RIÊNG CHO BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
 
Việc bảo vệ sự thánh thiêng của các bí tích, trên hết là bí tích Thánh thể và bí tích Hòa giải, cũng như việc gìn giữ lời mời gọi các tín hữu đến tham dự vào nước Chúa trong việc giữ điều răn thứ sáu của Mười Điều Răn, đòi hỏi rằng, để thực hiện việc cứu rỗi các linh hồn, “mà phải được xem là luật tối cao trong Giáo hội” (Giáo Luật đ.1752), chính Giáo hội can thiệp với việc an ủi mục vụ của chính mình vào mục đích ngăn ngừa những nguy hiểm của bạo lực.
Các vị tiền nhiệm của tôi đã đưa ra những tông hiến thích hợp đối với sự thánh thiêng của các bí tích, đặc biệt là với bí tích Hòa giải, như tông hiến của Đức Thánh Cha Bênêđictô XIV Sacramentum poenitentiae ngày 1 tháng 6 năm 1741[1]; cả các điều luật trong bộ Giáo Luật được ban hành năm 1917, cùng với các nguồn của chúng, qua đó đã thiết lập những hình phạt giáo luật chống lại các tội thuộc loại này, cùng hướng tới một mục đích.[2]
Trong thời gian gần đây, để dự phòng cho những tội này và các tội tương tự, Thánh Bộ Tối Cao của Tòa Thánh, với Huấn thịCrimen sollecitationis, truyền đi ngày 16 tháng 3 năm 1962 tới tất cả các Thượng phụ, Tổng giám mục, Giám mục, và các Bản quyền địa phương khác “kể các nghi lễ Đông phương”, đã thiết lập một tiến trình tố tụng phải theo trong các vụ án này, vì thẩm quyền phán xét các ngài đã có, cả về cách thức tố tụng tòa án lẫn về tố tụng hành chính, nó đã được trao phó cách riêng biệt cho các ngài. Cần phải nhắc lại rằng Huấn thị đó có hiệu lực của luật, kể từ lúc Đức Giáo Hoàng, chiếu theo đ.247 §1 của bộ Giáo Luật 1917, từng chủ tọa Bộ này của Tòa Thánh và Huấn thị đã tiến hành bởi thẩm quyền cá nhân của ngài, bởi vì Đức Hồng Y lúc đó chỉ đảm trách vai trò thư ký.
Đức Giáo  hoàng Phalo VI, thật hạnh phúc khi nhớ lại, đã xác nhận thẩm quyền tư pháp và hành chính trong cách thức tiến hành “theo những nguyên tắc riêng đã được tu chỉnh và chấp thuận” với tông hiến Regimini Ecclesiae Universae về giáo triều Roma ngày 15 tháng 8 năm 1967.[3]
Cuối cùng, với quyền bính mà Ta có, trong tông thư Pastor bonus, ban hành ngày 28 tháng 6 năm 1988, Ta đã minh nhiên xác định “[Bộ Giáo Lý Đức Tin] phán quyết về các tội chống lại đức tin và các tội nặng hơn đã phạm chống lại cả về phong hóa lẫn trong việc cử hành các bí tích, mà đã được chỉ định cho bộ này, và trong trường hợp cần thiết, tiến hành tuyên bố hay ra hình phạt các hình phạt giáo luật chiếu theo luật, cả chung lẫn riêng”,[4] xác nhận và định rõ thêm thẩm quyền phán quyết của Bộ Giáo Lý Đức Tin được xem như Tông Tòa.
Sau khi Ta đã phê chuẩn Quy tắc cho việc thẩm định giáo thuyết,[5]cần phải xác định chi tiết hơn về “những tội nặng hơn đã phạm chống lại phong hóa và việc cử hành các bí tích”, những điều mà thẩm quyền đã được dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, cả về những quy định cho tiến trình tố tụng riêng biệt “để tuyên bố hay ra hình phạt các hình phạt giáo luật”.
Với tông thư này của ta được đưa ra dưới dạng tự sắc, ta đã hoàn tất công việc đó và vì vậy cùng với nó ta ban hành Những Quy Định Về Các Tội Nặng Hơn Dành Riêng Cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, phân ra làm hai phần: phần một bao gồm Những Quy Định Nền Tảng, và phần hai Những Quy Định Tố Tụng. Ta lệnh cho tất cả những thành phần liên quan phải tuân giữ những điều này cách trung thành và thận trọng. Những quy định đó có giá trị của luật vào chính ngày chúng được ban hành.
Bất cứ nội dung nào chống lại, ngay cả những gì đáng được nhắc đến cách đặc biệt, đều không có giá trị.
Roma, cạnh Thánh Phê-rô, ngày 30 tháng 4, tưởng nhớ thánh giáo hoàng Pio V, năm 2001, năm thứ XXIII triều đại giáo hoàng của tôi.
GIÁO  HOÀNG GIOAN PHAOLO II

 
 
 
PHÚC ĐÁP BẰNG LỜI
(Rescriptum ex Audientia)
 
 
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã vui lòng chấp nhận những thỉnh cầu của Bộ Giáo Lý Đức Tin vềNhững Quy ĐịnhVề Các Tội Nặng Hơn dành riêng cho bộ này, màvới Tông thư dưới dạng Tự sắc “Sacramentorum sanctitais tutela” nó đã được ban hành ngày 30 tháng 4 năm 2001 bởi Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolo II, được sửa đổi từ ấn bản đã introng Công Báo Tòa Thánh(Actorum Apostolicae Sedis) đã được ban hành và công bố rộng rãi như là những điều luật có tính ràng buộc ngay lập tức, bất cứ nội dung nào chống lại, ngay cả những gì đáng được nhắc đến cách đặc biệt, đều không có giá trị.
 
Ngày 21 tháng 5 năm 2010
 
Hồng y Gulielmus Levada
Tổng Trưởng
 
Aloisius Franciscus Ladaria, S.I.
Tổng Giám mục hiệu tòa Thibica
Thư Ký
 
 
NHỮNG QUY ĐỊNH
VỀ CÁC TỘI DÀNH RIÊNG CHO BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
HAY NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ
CÁC TỘI CHỐNG LẠI ĐỨC TIN VÀ CÁC TỘI NẶNG HƠN
 
 
 
PHẦN MỘT
NHỮNG QUY ĐỊNH NỀN TẢNG
 
 
Khoản 1
§1. BộGiáo Lý Đức Tin, theo khoản 52 của Tông Hiến Pastor Bonus[1], phán quyết về các tội chống lại đức tin và các tội nặng hơn chống lại các phong hóa hay trong việc cử hành các bí tích và, nếu sảy ra, tiến hành việc tuyên bố hay ra hình phạt các hình phạt luật định tùy theo tội, cả đoàn thể lẫn cá nhân, ngoại trừ các trường hợp dành riêng cho Tòa Ân Giải Tối Cao[2] và vẫn giữ nguyên các quy định trongAgendi ratio in doctrinarum examine.[3]
§2. Đối với các tội nói ở §1, theo lệnh của Đức Giáo Hoàng, Bộ Giáo Lý Đức Tin có quyền xét xử các Hồng Y, các Thượng Phụ, các Sứ Thần Tòa Thánh, các Giám Mục, kể cả các thể nhân được nói đến ở điều 1405 §3 của Bộ Giáo Luật[4] và điều 1061 của Bộ Luật Của Các Giáo Hội Đông Phương.[5]
§3. Bộ Giáo Lý Đức Tin xét xử các tội dành riêng đã nói ở §1 tuân theo các khoản sau đây.

Khoản 2
§1. Các tội chống lại đức tin, đã nói ở khoản 1, là các tội lạc giáo, bội giáo, và ly khai, theo quy định ở các điều 751[6] và 1364[7] của Bộ Giáo Luật và ở các điều 1436[8] và 1437[9] của Bộ Giáo Luật Đông Phương.
§2. Trong các trường hợp nói ở §1, nếu sảy ra, theo luật định các Bản Quyền hay các Vị Đứng Đầu một Giáo hội Công Giáo Đông Phươngra hình phạt tuyệt thông tiền kết và tiến hành tiến trình tố tụng ở cấp một hoặc ngoại tố tụng bằng một sắc lệnh, miễn là vẫn giữ nguyên quyền kháng cáo hoặc thượng cầu lên Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Khoản 3
§1. Các tội nặng hơn chống lại sự thánh thiêng của Hy Lễ cực thánh và của bí tích Thánh Thể được dành riêng cho bộ Giáo Lý Đức Tin là:
10. Việc mang theo hay giữ lại với mục đích phạm thánh, hoặc là xúc phạm Mình Thánh Chúa,[10] mà đã được quy định trong điều 1367[11] của Bộ Giáo Luật và điều 1442[12] của Bộ Giáo Luật Đông Phương;
20. Mưu toan cử hành Hy Lễ Thánh Thể như đã nói ở điều 1378 §2 số 1[13] của Bộ Giáo Luật;
30. Việc giả bộ cử hành Hy Lễ Thánh Thể như đã nói ở điều 1379[14] của Bộ Giáo Luật và điều 1443[15] của Bộ Giáo Luật Đông Phương;
40. Việc đồng tế Hy Lễ Thánh Thể bị cấm ở điều 908[16] của Bộ Giáo Luật và điều 702[17] của Bộ Giáo Luật Đông Phương, như đã nói ở điều 1365[18] của Bộ Giáo Luật và điều 1440[19] của Bộ Giáo Luật Đông Phương, kể cả những thừa tác viên của các giáo hội hiệp thông mà không có tông truyền và không nhìn nhận phẩm giá của việc truyền chức tư tế.
§2. Dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin cả tội truyền phép với mục đích phạm thánh một chất thể duy nhất hay cả hai, trong khi cử hành thánh lễ hoặc ở ngoài thánh lễ.[20] Ai phạm phải tội này, sẽ bị phạt tùy theo mức độ phạm tội, không loại trừ việc trục xuất khỏi hàng giáo sỹhay cách chức.
 
Khoản 4
§1. Những tội nặng hơn chống lại sự thánh thiện của bí tích Hòa Giải được dành riêng cho bộ Giáo Lý Đức Tin là:
10. Việc tha tội cho người đồng lõa trong tội chống lại điều răn thứ sáu của Mười Điều Răn, như đã nói ở điều 1378 §1[21] của Bộ Giáo Luật và ở điều 1457[22] của Bộ Giáo Luật Đông Phương;
20. Việc mưu toan ban bí tích Hòa Giải hoặc việc lắng nghe bị cấm trong khi xưng tội như đã nói ở điều 1378 §2, 20 [23] trong Bộ Giáo Luật;
30. Việc giả vờ ban bí tích Hòa Giải như đã nói ở điều 1379[24] của Bộ Giáo Luật hoặc điều 1443[25] của Bộ Giáo Luật Đông Phương;
40. Việc dụ dỗ phạm tội nghịch điều răn thứ sáu của Mười Điều Răn trong khi giải tội, hay nhân dịp giải tội, hay viện cớ giải tội, như đã nói ở điều 1387[26] của Bộ Giáo Luật và ở điều 1458[27] của Bộ Giáo Luật Đông Phương, nếu hướng đến việc phạm tội trực tiếp với chính linh mục giải tội;
50. Việc vi phạm trực tiếp hay gián tiếp tới ấn tòa giải tội, như đã nói ở điều 1388 §1[28] của Bộ Giáo Luật và ở điều 1456 §1[29] của Bộ Giáo Luật Đông Phương.
§2. Vẫn giữ nguyên những quy định ở §1, 50, dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin cả tội nặng hơn trong việc ghi âm, được thực hiện với bất cứ phương tiện kỹ thuật nào, hay trong việc phát tán thông qua các phương tiện truyền thông xã hội với ác ý, những gì đã được nói bởi linh mục giải tội hay bởi hối nhân trong bí tích Hòa Giải, dù là thật hay giả. Ai phạm vào tội này, có thể bị phạt tùy theo mức độ phạm tội, không ngoại trừ việc trục xuất khỏi hàng giáo sỹ hay cách chức, nếu là một giáo sỹ.[30]
 
Khoản 5
Dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin cả tội nặng hơn trong việc mưu toan truyền chức thánh cho nữ giới:
10. Vẫn giữ nguyên những quy định ở điều 1378 của Bộ Giáo Luật, cả người mưu toan trao ban chức thánh, cả người nữ mưu toan lãnh nhận chức thánh, bị phạt vạ tuyệt thông tiền kết dành riêng cho Tòa Thánh;
20. Nếu người mưu toan trao ban chức thánh, hay người nữ mưu toan lãnh nhận chức thánh, là một tín hữu bị chi phối bởi Bộ Giáo Luật Đông Phương, vẫn giữ nguyên những quy định ở điều 1443 của bộ luật ấy, sẽ bị phạt với hình phạt tuyệt thông cả,việc tha hình phạt này hoàn toàn dành riêng cho Tòa Thánh;
30. Nếu tội phạm là một giáo sỹ, có thể bị phạt với việc trục xuất khỏi hàng giáo sỹ hay cách chức.[31]

Khoản 6
§1. Các tội nặng hơn chống lại phong hóa, được dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, đó là:
10. Tội chống lại điều răn thứ sáu của Mười Điều Răn do một giáo sỹ phạm tội với trẻ vị thành niên dưới mười tám tuổi; trong mục này, được coi là trẻ vị thành niên tất cả những ai thường xuyên không sử dụng đầy đủ trí khôn;
20. Việc thủ đắc, hoặc lưu giữ, hoặc phát tán các hình ảnh khiêu dâm của trẻ em dưới mười bốn tuổi, bởi một giáo sỹ, với mục đích dâm ô, dưới bất cứ hình thức nào và với bất cứ phương tiện nào.
§2. Giáo sỹ phạm tội nói ở §1 sẽ bị phạt tùy theo mức độ phạm tội, không loại trừ việc trục xuất khỏi hàng giáo sỹ hay cách chức.

Khoản 7
§1. Vẫn giữ nguyên quyền của bộ Giáo Lý Đức Tin trong việc hủy bỏ thời hiệu đối với những trường hợp cụ thể, tố quyền hình sự liên quan đến các tội dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin có thời hiệu kéo dài trong hai mươi năm.
§2. Thời hiệu bắt đầu có hiệu lực theo quy định ở điều 1362 §2[32] của Bộ Giáo Luật và điều 1152 §3[33] của Bộ Giáo Luật Đông Phương. Nhưng với tội nói ở khoản 6 §1,10, thời hiệu bắt đầu có hiệu lực vào ngày vị thành niên đó tròn mười tám tuổi.

 
 
PHẦN HAI
CÁC NGUYÊN TẮC TỐ TỤNG
 
 
MỤC I
THÀNH LẬP TÒA ÁN VÀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
 
 
Khoản 8
§1. Bộ Giáo Lý Đức Tin là Tòa Án Tối Cao đối với Giáo Hội Latinh, kể cả các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, trong việc phán xét các tội đã được xác định ở các khoản trên.
§2. Tòa Án Tối Cao này cũng phán xét các tội khác, mà vì các tội ấy mà phạm nhân bị cáo buộc bởi Trưởng Lý, với lý do liên quan đến người và đến sự đồng lõa.
§3. Các bản án của Tòa Tối Cao này, được ban hành trong giới hạn thẩm quyền của mình, không là những chủ thể cho sự chuẩn nhận của Đức Giáo Hoàng.

Khoản 9
§1. Các thẩm phán của Tòa Án Tối Cao này, do chính luật, là các nghị phụ của Bộ Giáo Lý Đức Tin.
§2. Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, người đứng đầu trong số những người ngang hàng, chủ tọa đoàn các nghị phụ và, trong trường hợp Tổng Trưởng vắng hay bị ngăn trở, Thư Ký của Bộ sẽ đảm nhận chức vụ.
§3. Việc bổ nhiệm thêm các thẩm phán cố định hoặc thừa ủy tùy thuộc vào Tổng Trưởng của Bộ.

Khoản 10
Cần phải bổ nhiệm các thẩm phán là giáo sỹ đã chín muồi về tuổi tác, tốt nghiệp tiến sỹ giáo luật, có danh thơm tiếng tốt, đặc biệt là sự phân định khôn ngoan và kinh nghiệm xét xử, ngay cả khi họ đồng thời thi hành chức vụ thẩm phán hay cố vấn ở một Cơ Quan khác trong Giáo Triều Roma.

Khoản 11
Để đưa ra và khẳng định một bản cáo trạng, phải bổ nhiệm một Trưởng Lý, là linh mục, tốt nghiệp tiến sỹ giáo luật, có danh thơm tiếng tốt, đặc biệt là sự phân định khôn ngoan và kinh nghiệm xét xử, để thi hành chức vụ trong tất cả các cấp của vụ án.

Khoản 12
Các bổn phận của Công Chứng Viên và của Trưởng Ấn được trao cho các linh mục, là nhân viên của Bộ này hoặc là ở ngoài.

Khoản 13
Đảm nhận vai trò Luật Sư và Người Đại Diện là một linh mục, tốt nghiệp tiến sỹ giáo luật, được phê chuẩn bởi Chủ Tịch của đoàn.

Khoản 14
Trong các Tòa Án, vì các lý do trong các quy định đã được trình bày, chỉ các linh mục mới có thể hoàn thành các chức vụ Thẩm Phán, Trưởng Lý, Công Chứng Viên, Người Biện Hộ.

Khoản 15
Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1421[34] của Bộ Giáo Luật và điều 1087[35] của Bộ Giáo Luật Đông Phương, Bộ Giáo Lý Đức Tin được phép miễn chuẩn các đòi hỏi phải là linh mục, kể cả văn bằng tiến sỹ về giáo luật.

Khoản 16
Mỗi khi các Đấng Bản Quyền hay Vị Đứng Đầu một Giáo hội Công Giáo Đông Phương (Hierarcha) có thông tin, ít là có vẻ thật, về một tội nặng hơn, thì tiến hành điều tra sơ khởi, thông báo cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, bộ này, nếu không dành cho mình vì những hoàn cảnh đặc biệt, sẽ chỉ thị cho Bản Quyền hay Vị Đứng Đầu một Giáo hội Công Giáo Đông Phương tiến hành thêm nữa, tuy vẫn giữ lại, trong trường hợp có thể, quyền kháng cáo chống lại bản án ở cấp thứ nhất lên Tòa Án Tối Cao của chính Bộ này.

Khoản 17
Trong trường hợp được ủy thác trực tiếp cho Bộ, mà chưa thực hiện việc điều tra sơ bộ, những điều sơ khởi của tố tụng, mà theo luật chung nó thuộc về Bản Quyền hay Giám Mục Đông Phương, thì chính Bộ này sẽ tiến hành.

Khoản 18
Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong các trường hợp được trao phó hợp pháp, có thể điều chỉnh các án từ, tuy vẫn giữ nguyên quyền bảo vệ, nếu các luật thuần túy tố tụng đã bị vi phạm do các Tòa Án cấp dưới đã thực hiện để gửi lên cho chính Bộ này hoặc theo khoản 16.

Khoản 19
Vẫn giữ nguyên quyền áp đặt của Đấng Bản Quyền hoặc Đức Giám Mục Đông Phương, kể từ khi bắt đầu điều tra sơ khởi, như đã được quy định ở điều 1722[36] của Bộ Giáo Luật hay ở điều 1473[37] của Bộ Giáo Luật Đông Phương, cả Chủ Tịch luân phiên của Tòa Án, với sự khẩn cầu của Trưởng Lý, cũng có quyền đó với những điều kiện tương tự được xác định trong các điều luật đã nói.

Khoản 20
Tòa Án Tối Cao của Bộ Giáo Lý Đức Tin xét xử ở cấp hai:
10. những vụ án đã được xét xử ở cấp một bởi các Tòa Án cấp dưới;
20. những vụ án đã được giải quyết ở cấp một bởi chính Tòa Án Tối Cao này.

 
 
MỤC II
TRẬT TỰ TƯ PHÁP
 
 
 
Khoản 21
§1. Những tội nặng hơn dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin bị khởi tố theo tố tụng tư pháp.
§2. Trên hết, Bộ Giáo Lý Đức Tin được phép:
10. trong những trường hợp cụ thể, theo chức vụ hoặc theo yêu cầu của Đấng Bản Quyền hay của Đức Giám Mục Đông Phương, quyết định tiến hành ra quyết định ngoại tư pháp, như đã nói ở điều 1720[38] của Bộ Giáo Luật và ở điều 1486[39] của Bộ Giáo Luật Đông Phương; Trên hết, với ý định chỉ ra các hình phạt thục tội vĩnh viễn sau khi đã có sự ủy thác của Bộ Giáo Lý Đức Tin;
20. đệ trình trực tiếp lên Đức Giáo Hoàng trường hợp nặng hơn liên quan đến việc giải trừ tình trạng giáo sỹ hay cách chức, bao gồm cả việc miễn chuẩn luật độc thân, khi người ta công khai thú nhận việc phạm tội, sau khi đã cho phạm nhân quyền được tự bào chữa.

Khoản 22
Để xét xử một vụ án, vị Tổng Trưởng thiết lập một Hội Đồng Thẩm Phán Luân Phiên (Turnus) gồm ba hoặc năm thẩm phán.

Khoản 23
Ở cấp kháng cáo, nếu Trưởng Lý đưa ra một sự cáo buộc khác một cách đặc biệt, thì Tòa Tối Cao này có thể tiếp nhận và xét xử vụ án ở cấp một.

Khoản 24
§1. Trong những vụ án về các tội nói ở khoản 4 §1, Tòa Án không được thông báo tên người tố giác cho người bị cáo buộc hay cho luật sư của bị cáo, nếu người tố giác không đồng thuận.
§2. Chính Tòa Án này phải lượng giá một cách thận trọng về tính khả tín của người tố giác.
§3. Trên hết, cần đề phòng và tránh tuyệt đối bất cứ sự nguy hại nào xâm phạm đến ấn tín bí tích.

Khoản 25
Nếu có một vấn nạn phụ phát sinh, Thẩm Phán đoàn quyết định vấn đề bằng một sắc lệnh sớm hết sức có thể.

Khoản 26
§1. Vẫn giữ nguyên quyền kháng cáo tới Tòa Án Tối Cao này, khi kết thúc bằng bất cứ cách nào lời thỉnh cầu ở một Tòa Án, thì phải chuyển tất cả các án từ của vụ án tới  Bộ Giáo Lý Đức Tin sớm hết sức.
§2. Trưởng Lý của Bộ có quyền chống lại bản án kể từ ngày bản án ở tòa án cấp một được thông báo cho Người Đại Diện.

Khoản 27
Chống lại các hành vi hành chính cá biệt được ban hành hay được chuẩn nhận bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin trong các trường hợp của tội dành riêng, được phép thượng cầu, đệ trình trong thời gian thất hiệu là sáu mươi ngày hữu ích, tới Phiên Họp Thường Kỳ (Feria IV) của chính bộ này để phán quyết về nội dung và tính hợp pháp, loại bỏ mọi việc thượng cầu sau cùng được nói ở khoản 123 của Tông Hiến Pastor bonus[40].

Khoản 28
Vấn đề trở thành quyết tụng:
10. nếu bản án được ban hành ở tòa án cấp hai;
20. nếu việc kháng cáo chống lại bản án không được thực hiện trong vòng một tháng;
30. nếu, ở cấp kháng cáo, đơn kiện đã thất hiệu hay đã được bãi nại;
40. nếu một bản án được ban hành theo như khoản 20.

Khoản 29
§1. Án phí được thanh toán theo như đã được xác định trong bản án.
§2. Nếu như phạm nhân không thể trả các án phí, thì Đấng Bản Quyền hay Vị Đứng Đầu một Giáo hội Công Giáo Đông Phương của vụ án đó phải trả.

Khoản 30
§1. Những vụ án loại này thuộc loại các bí mật tông tòa (secreto pontificio)[41].
§2. Bất cứ ai vi phạm bí mật hoặc, vì lường gạt hay chểnh mảng trầm trọng, tạo thêm thiệt hại cho bị cáo hoặc cho các nhân chứng, với đơn kiện của bên bị hại hoặc ngay cả của người có thẩm quyền(ex officio) sẽ bị phạt bởiHội Dồng Thẩm Phán Luân Phiên tối cao của vụ án(Turno superiore)với hình phạt xứng đáng.

Khoản 31
Trong các vụ án dạng này, cùng với các quy định thuộc bộ quy tắc này, những quy định ràng buộc tất cả các tòa án thuộc Giáo hội Latinh và các Giáo hội Công giáo Đông phương, các điều luật về tội phạm và hình phạt cũng như tố tụng hình sự trong bộ luật ứng với từng giáo hội phải được áp dụng.

 
BÁO CÁO NGẮN GỌN
VỀ NHỮNG SỬA ĐỔI TRONG
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ NHỮNG TỘI NẶNG HƠN
ĐƯỢC DÀNH RIÊNG CHO BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN
 
Trong bản Những Quy Định Về Những Tội Nặng Hơn, đã được chỉnh sửa theo quyết định của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI ngày 21 tháng 3 năm 2010, cho thấy có nhiều thay đổi cả trong phần liên quan đến những quy định nền tảng, cả những gì liên quan đến những quy định tố tụng.
Những thay đổi được dẫn ra trong bản văn mới bao gồm:
  1. Trong những quy địnhcủa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Bộ Giáo Lý Đức Tin được ban cho một vài năng quyền, và những năng quyền này được tái xác nhận bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI ngày 6 tháng 3 năm 2010. Chúng được liệt kê dưới đây:
  1. với ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng, được quyền xét xử các Hồng Y, Thượng Phụ, Khâm Sứ Tòa Thánh, Giám Mục và các thể nhân khác được nhắc đến trong CIC đ.1405 và CCEO đ.1061 khoản 1 §2);
  2. nới rộng hạn kỳ thời hiệu của tố quyền hình sự lên 20 năm, và vẫn giữ nguyên quyền hủy bỏ của Bộ Giáo Lý Đức Tin (khoản 7);
  3. năng quyền ban cấp cho nhân viên của Tòa án và các Luật sư, Bảo hộ viên sự miễn chuẩn về đòi hỏi phải là tư tế cũng như phải tốt nghiệp về giáo luật (khoản 15);
  4. năng quyền điều trị các án từ,nhưng chỉ trong những trường hợp vi phạm luật tố tụng đối với tiến trình của Tòa án cấp dưới, tuy vẫn giữ nguyên quyền bảo vệ (khoản 18);
  5. năng quyền miễn chuẩn khỏi tố tụng tư pháp, nghĩa là tiến hành để đưa ra phán quyết bằng một sắc lệnh ngoại tư pháp: trong trường hợp đó Bộ Giáo Lý Đức Tin, sau khi đã xem xét sự kiện riêng biệt, quyết định từng lần, theo thẩm quyền (ex officio) hoặc do thỉnh cầu của Bản Quyền hoặc Vị Đứng Đầu một Giáo hội Công Giáo Đông Phương, khi cho phép thượng cầu theo thể thức ngoại tư pháp (trong mọi trường hợp, để tuyên một hình phạt thục tội vĩnh viễn cần phải có giấy ủy quyền của Bộ Giáo Lý Đức Tin) (khoản 21 §2 10).
  6. năng quyền đệ trình trực tiếp lên Đức Giáo Hoàng trường hợp giải trừ tình trạng giáo sỹ hay cách chức bao gồm cả việc miễn chuẩn luật độc thân: trong những giả định đó, vẫn luôn giữ lại năng quyền bào chữa của bị cáo, ngoài những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, phải chỉ rõ việc phạm tội trong bản điều tra (khoản 21 §2 20);
  7. năng quyền thượng cầu lên cấp cao hơn về tư pháp của Khóa họp thường kỳ của Bộ Giáo Lý Đức Tin, trong trường hợp các thượng cầu chống lại các biện pháp hành chính, được ban cấp hoặc được phê chuẩn bởi các cấp dưới của cùng một Bộ, liên quan đến những trường hợp của các tội dành riêng (khoản 27).
  1. Đã được thêm vào trong bản văn được sửa đổi lần cuối, và minh thị:
  1. đã được thêm vào các tội chống lại đức tin, nghĩa là bội giáo, lạc giáo, và ly giáo, liên quan đến các tội này, bản văn đã quy định cách đặc biệt quyền của Đấng Bản Quyền, chiếu theo luật (ad normam juris), tiến hành tố tụng tư pháp hoặc ngoại tư pháp ở cấp một, tuy vẫn giữ lại quyền kháng cáo hoặc thượng cầu lên Bộ Giáo Lý Đức Tin (khoản 1 §1 và khoản 2);
  2. trong các tội chống lại Bí Tích Thánh Thể, các tội thuộc loại mưu toan cử hành Thánh lễ, CIC đ.1378 §2 10, và giả bộ cử hành Thánh lễ, CIC đ.1379 và CCEO đ.1443, không còn được coi như một trong cùng một số nữa, nhưng đã được tách rời ra (khoản 3 §1 20và 30);
  3. cũng liên quan đến các tội chống lại Bí tích Thánh Thể, so với phiên bản trước của bản văn, cụm từ “alterius materiae sine altera”đã được thay thế bằng“unius materiae vel utriusque”và cụm từ“aut etiam utriusque extra eucharisticam celebrationem”đã được thay thế bằng“aut extra eam” (khoản 3 §2);
  4. đối với các tội chống lại bí tích Hòa giải, các tội đã được nhắc đến trong CIC đ.1378 §2 20 (dám ban bí tích Hòa giải, hoặc nghe xưng tội,mặc dù không thể ban cách thành sự) và trong CIC đ.1379 và CCEO đ.1443 (giả bộ ban bí tích Hòa giải) (khoản 4 §1 20 và 30);
  5. đã thêm vào trong số các tội đó hành vi vi phạm gián tiếp đến ấn tòa giải tội (khoản 4 §1 50), việc ghi âm và phát tán lời xưng tội được thực hiện với ác ý (sắc lệnh của Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 23/9/1988) (khoản 4 §2);
  6. đã thêm vào trong số các tội phạm hình sự tội mưu toan truyền chức thánh cho một người nữ, theo như những gì đã được quy định trong sắc lệnh của Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 19/12/2007 (khoản 5);
  7. về tội chống lại luân lý: những người thành niên thường xuyên không có khả năng sử dụng trí khônđược coi là vị thành niên, ngoại trừ những trường hợp được nói đến trong khoản 6 §1 20;
  8. cũng được coi là tội những hành vi thủ đắc, lưu giữ, hoặc phát tán các hình ảnh khiêu dâm của trẻ vị thành niên dưới 14 tuổi, bởi một giáo sỹ, bằng bất cứ cách nào và với bất cứ phương tiện gì (khoản 6 §1 20);
  9. minh định rõ rằng các điều tra sơ khởi của tố tụng có thể được thực hiện bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin, nhưng không nhất thiết đòi buộc (khoản 17);
  10. thêm vào khả thể ra biện pháp phòng ngừa đã được dự liệu ở CIC đ.1722 và CCEO đ.1473 trong suốt quá trình điều tra sơ khởi (khoản 19).
 
Roma, Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngày 21 tháng 5 năm 2010.
 
Hồng Y William Levada
Tổng Trưởng
 
Luis F. Ladaria, S.I.
Tổng Giám Mục hiệu tòa Thibica
Thư Ký

 
GIỚI THIỆU LỊCH SỬ
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TỰ SẮC
“SACRAMENTORUM SANCTITATIS TUTELA” (2001)
 
Bộ Giáo Luật được ban hành bởi đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV năm 1917 đã nhìn nhận sự tồn tại của một số thực thể giáo luật hay những tội dành riêng cho thẩm quyền riêng biệt của Thánh Bộ của Tòa Thánh, mà, trong lãnh vực tòa án, nó đã từng được điều hành bởi những luật riêng (cfr. CIC 1917 đ.1555).
Ít năm sau ngày công bố Bộ Giáo Luật 1917, Tòa Thánh đã ban hành Huấn Thị "Crimen Sollicitationis" (1922), trong đó đưa ra các Huấn thị chi tiết cho các giáo phận và các tòa án về tố tụng phải theo khi giải quyết tội dụ dỗ theo giáo luật. Tội rất nặng này liên quan tới việc một linh mục Công Giáo lạm dụng sự thánh thiêng và phẩm giá của Bí Tích Hòa Giải để dụ dỗ hối nhân phạm tội chống lại điều răn thứ sáu, với chính vị giải tội hay với một đệ tam nhân. Các quy định ban hành năm 1922 đã cập nhật hóa, dưới ánh sáng Bộ Giáo Luật 1917, các chỉ dẫn trong Hiến Chế “Sacramentorum Poenitentiae” do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XIV ban hành năm 1741. Người ta cần phải lưu tâm đến những yếu tố khác biệt để đi đến chỗ nhấn mạnh tính đặc trưng của loạitội này (những điều mà nó ít được chú ý tới trong viễn ảnh của luật hình sự trong dân sự): đó là sự tôn trọng phẩm giá của bí tích, tính bất khả xâm phạm của ấn tín tòa giải tội, phẩm giá của hối nhân và trong nhiều trường hợp vị linh mục bị cáo không thể bị điều tra về tất cả những gì ngài đã lam vì điều đó có thể xảy ra việc vi phạm ấn tín tòa giải tội.Bởi thế, tố tụng đặc biệt phải dựa vào một phương pháp gián tiếp để đạt được sự chắc chắn luân lý cần thiết cho việc đưa ra phán quyết dứt khoát về vụ án. Phương pháp gián tiếp này bao gồm việc điều tra dựa trên tính khả tín của người tố cáo vị linh mục và cuộc sống cũng như thái độ của vị linh mục bị cáo. Vì việc tố cáo từng bị coi là một trong những lời tố cáo nặng nề nhất mà người ta có thể đưa ra để chống lại một linh mục Công Giáo, nên tố tụngđã có sự thận trọng để đảm bảo cho vị linh mục, mà rất có thể là nạn nhân của một lời tố cáo giả mạo hay vu vạ, được bảo vệ khỏi tai tiếng bao lâu người ta không thể chứng minh được tội của vị đó. Việc này được bảo đảm bởi việc giữ bí mật khắt khao trong tố tụng, nhằm bảo vệ cho mọi người liên hệ khỏi bị công khai một cách không cần thiết, cho đến khi tòa án Giáo Hội có phán quyết dứt khoát. 
Huấn thị năm 1922 bao gồm một khoản ngắn dành cho một tội phạm nặng nề khác theo giáo luật đó là “crimen pessimum” (tội phạm xấu xa nhất) nói về thái độ đồng tính của một giáo sĩ. Khoảnmới này ấn định rằng tố tụng đặc biệt dành cho các vụ dụ dỗ cũng có thểáp dụng cho các tội loại này, với những thích ứng cần thiết phù hợp với bản chất của vụ án. Các quy định liên quan tới “crimen pessimum” cũng được áp dụng cho tội đáng khinh như lạm dụng tính dục trẻ em trước tuổi dậy thì và thú dâm. 
Bởi thế, Huấn Thị “Crimen sollicitationis” chưa bao giờ có ý định đề cập tới toàn bộ chính sách của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến các thái độ tình dục bất xứng của các giáo sĩ, mà chỉ là đưa ra một tiến trình tố tụngnhằm đáp ứng tình huống cá nhân và đặc biệt là trong việc xưng tội, nơi mà hối nhân hoàn toàn cởi mở đời sống nội tâm của linh hồn, bởi thiên luật, vị tư tế có bổn phận phải hoàn toàn giữ kín. Với thời gian và chỉ với tính cách loại suy, các quy định đó đã được nới rộng để áp dụng vào một số trường hợp liên quan đến thái độ vô luân của các linh mục. Gần đây người ta mới thấy cần phải có những quy định để xử lý thái độ tình dục cá nhân cùng trách nhiệm giáo dục; nênviệcphán xét các quy định giáo luật của thế kỷ trước trong viễn cảnh này là một điều hết sức sai lạc. 
Huấn Thị năm 1922 được gửi tới các vị giám mục, những người có nhiệm vụ phải giải quyết các trường hợp đặc biệt liên quan đến việc dụ dỗ, đồng tính luyến ái của một giáo sĩ, lạm dụng tình dục trẻ em, và thú dâm. Năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII cho phép in lại Huấn Thị năm 1922, và thêm vào một chút liên quan đến tố tụng hành chánh phải dùng trong các trường hợp có liên quan tới các giáo sỹ dòng. Các bản in lại năm 1962 này có ý dành cho các giám mục đang nhóm họp tại Công Đồng Vaticano (1962-1965). Một số bản được trao cho các vị giám mục lúc ấy đang cần đến để giải quyết các vụ dành riêng choTòa Thánh; nhưng đa số các bản in lại này không bao giờ được phân phát. 
Các cải tổ được Công Đồng Vatican II đề nghị bao gồm cả việc phải sửa lại Bộ Giáo Luật năm 1917 cũng như cải tổ Giáo Triều Rôma. Thời gian từ 1965 tới 1983 (lúc công bố Bộ Giáo Luật mới dành cho Giáo Hội La Tinh) được đánh dấu bằng nhiều khuynh hướng khác nhau giữa các học giả giáo luật về các mục đích của luật hình sự  và về nhu cầu tản quyền đối với các trường hợp, việc lượng giá thẩm quyền và phân định của các vị giám mục địa phương. Một “cử chỉ mục vụ” đối với những thái độ không phù được nhiều người tán thành hơn; các tố tụng giáo luật được đề xuất bởi một số người đã trở nên lỗi thời. Một “cách thức trị liệu” thường được ưa chuộng hơn trong việc xử lý các trường hợp có thái độ không phù hợp của giáo sĩ. Người ta chờ đợi các giám mục “chữa lành” hơn là “trừng phạt”. Ý niệm quá lạc quan về lợi ích của khoa tâm lý trị liệu đã tạo nên nhiều quyết định liên quan tới con người của các giáo phận và của các dòng tu, đôi khi không chú ý đủ tới khả năng tái phạm. 
Dẫu sao, các trường hợp liên quan tới phẩm giá của Bí Tích Hòa Giải, sau Công Đồng đã thuộc Bộ Giáo Lý Đức Tin (trước đây gọi là Thánh Bộ; tên này thay đổi năm 1965), và Huấn Thị "Crimen Sollicitationis" vẫn được áp dụng đối với các trường hợp này cho đến khi các quy định mới được xác định bởi tự sắc “Sacramentorum sanctitatis tutela" vào năm 2001.
Sau Công Đồng Vatican II, Bộ Giáo Lý Đức Tin nhận được một ít trường hợp liên quan tới thái độ tình dục bất xứng của giáo sĩ đối với trẻ vị thành niên, trong đó: một số trường hợp liên hệ tới việc lạm dụng Bí Tích Hòa Giải, một sốtrường hợp khácđược gửi tới là do kèm theo đơn xin được miễn chuẩn khỏi các ràng buộc của chức linh mục, và khỏi việc độc thân (đôi khi được gọi là “hồi tục”), vốn là thẩm quyền của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho tới năm 1989 (từ 1989 tới 2005, thẩm quyền được chuyển sang Bộ Kỷ Luật Các Bí Tích Và Phụng Tự; từ 2005 đến nay, các trường hợp tương tự được giải quyết bởi Bộ Giáo Sỹ). 
Bộ Giáo Luật được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố năm 1983 đã sửa đổiquy định trong nội dung của điều 1395, §2: “Giáo sĩ vi phạm cách nào khác đến giới răn thứ sáu, nếu đã phạm tội bằng bạo hành, hay ngăm đe, hoặc cách công khai hoặc với một vị thành niên dưới mười sáu tuổi, sẽ bị phạt những hình phạt xứng đáng, kể cả sự khai trừ khỏi hàng giáo sĩ, nếu hoàn cảnh đòi hỏi”. Theo Bộ Giáo Luật năm 1983, các tố tụng được tổ chức tại các giáo phận. Việc kháng án chống lại các bản án tư pháp có thể đệ trình lên Tòa án Rôma (Rota Romana), trong khi đó, các khiếu nại hành chánh chống lại các sắc lệnh hình sự thì được trình lên Bộ Giáo Sĩ. 
Năm 1994, Tòa Thánh ban một đặc ân cho các giám mục Hoa Kỳ:  tuổi để xác định việc phạm tội lạm dụng tình dục vị thành niên theo giáo luật được nâng lên 18 tuổi. Đồng thời, cũng gia tăng thời hiệu thất hiệu lên 10 năm kể từ ngày nạn nhân đủ 18 tuổi. Các giám mục được chỉ định rõ ràng là tiến hành tố tụng giáo luật ngay tại giáo phận của mình. Việc kháng án được dành riêng cho Tòa Án Rôma (Rota Romana),các kháng án hành chánh được đệ trình lênBộ Giáo Sỹ.Trong suốt thời kỳ này(1994-2001), người ta không đề cập gì đến thẩm quyền vốn có trước đây của Thánh Bộ đối với các trường hợp này.
Đặc ân năm 1994 dành cho Hoa Kỳ đã được nới rộng cho Irlanda vào năm 1996. Trong khi ấy, vấn đề liên quan đến các tố tụng đặc biệt dành để giải quyết các vụ lạm dụng tình dục đang được thảo luận tại Giáo Triều. Cuối cùng, vào năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quyết định đưa việc giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em dưới 18 tuổi vào danh sách các tội phạm theo giáo luật dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thời hiệu thất hiệu cho những trường hợp này được ấn định là 10 năm kể từ ngày nạn nhân đủ 18 tuổi. Luật mới này được công bố bằng tự sắc "Sacramentorum sanctitatis tutela" ngày 30 tháng 4 năm 2001. Một lá thư được ký bởi Đức Hồng Y Giuse Ratzinger và Đức Tổng Giám Mục Tarcisio Bertone, với tư cách là Tổng Trưởng và Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin, được gửi cho tất cả các giám mục Công Giáo vào ngày 18 tháng 5 năm 2001. Thư này thông tri cho các giám mục biết luật mới và các tố tụng mới nhằm thay thế Huấn Thị "Crimen Sollicitationis".
Trong lá thư trên, trước hết nó cho thấy đâu là các tội nặng hơn, cả các tội chống lại luân lý lẫn các tội trong việc cử hành các bí tích, được dành riêng cho Bộ.Tiếp đónó trình bày các quy định đặc biệt về tố tụng cần phải theo trong các vụ liên quan tới các tội nặng đó, bao gồm cả các quy định liên quan đến việc ấn định và áp đặt các chế tài theo giáo luật. 
Các tội nặng hơn dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin được liệt kê theo cách thức sau:
Các tội phạm tới sự thánh thiêng của Bí Tích Cực Thánh và Hy Lễ Thánh Thể:
10. Ném đi, lấy hay giữ bánh rượu đã được truyền phép với mục đích phạm thánh, hay xúc phạm tới bánh rượu đã được truyền phép (CICđ.1367; CCEO đ.1442);
20. Mưu toan cử hành phụng vụ Thánh Thể hay giả bộ cử hành bí tích này (CIC đ.1378 §2 10và đ.1379; CCEO đ.1443);
30. Việc đồng tế bị cấm trong hy tế thánh thể với một thừa tác viên thuộc các giáo hội hiệp thông, mà không có tính tông truyền và cũng không nhận biết phẩm giá của bí tích truyền chức (CIC đ.908, 1365; CCEO đ.702, 1440);
40. Việc truyền phép với mục đích phạm thánh một chất liệu này mà không truyền phép chất liệu kia hay truyền phép cả hai chất liệu nhưng ở bên ngoài việc cử hành Thánh Thể (CICđ.927). 
Các tội phạm đến sự thánh thiêng của Bí Tích Hòa Giải:
10. Giải tội cho một tòng phạm lỗi điều răn thứ sáu của Mười Điều Răn (CIC đ.1378 §1; CCEO đ.1457);
20. Dụ dỗ người xưng tội phạm tội chống lại điều răn thứ sáu của Mười Điều Răn, trong khi giải tội, hay nhân dịp giải tội, hay viện cớ giải tội (CIC đ.1388, §1; CCEO đ.1458).
30. Việc vi phạm trực tiếp đến ấn tín tòa giải tội (CIC đ.1388 §1; CCEO 1456);
Các tội chống lại luân lý:
10. Tội lỗi điều răn thứ sáu của Mười Điều Răn, do một giáo sĩ phạm với một vị thành niên dưới 18 tuổi.
Các quy định về tố tụng phải theo trong các trường hợp này như sau: 
- Bất cứ khi nào Đấng Bản Quyền hay Vị Đứng Đầu một Giáo hội Công Giáo Đông Phươngcó được thông tin, ít là có vẻ thật, về việc phạm một tội dành riêng, sau khi đã tiến hành một cuộc điều tra sơ khởi, chính ngài phải thông tri vụ việc cho Bộ Giáo Lý Đức Tin. Bộ này(ngoại trừ vì những hoàn cảnh đặc biệt nào đó muốn tự tiến hành vụ việc) sẽ chỉ thị cho vị Bản Quyền hay Vị Đứng Đầu một Giáo hội Công Giáo Đông Phương biết cách thức phải tiến hành ra sao, tuy vẫn giữ nguyên quyền kháng án chống lại bản án của cấp một trước Tòa Tối Cao của Bộ. 
- Tố quyền hình sự, trong các vụ dành riêng cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, sẽ có thời gian thất hiệu là 10 năm. Luật cũng dự liệu rằng thời hiệu này sẽ được tính theo các quy định của CIC đ.1362 §2 và CCEO đ.1152 §3, trừ trường hợp tội phạm chống lại điều răn thứ sáu với vị thành niên,trong trường hợp này, thời hiệu sẽ tính từ ngày vị thành niên tròn 18 tuổi. 
- Tại các tòa án do các Đấng Bản Quyền hay Vị Đứng Đầu một Giáo hội Công Giáo Đông Phươngthiết lập,liên quan đến các vụ án này, chỉ các tư tế mới có thể giữ các chức vụ sau một cách thành sự: thẩm phán, công tố viên, lục sự và người biện hộ, và, khi đã hoàn tất vụ xử tại tòa án, bất cứ theo cách nào, thì tất cả các án từ của vụ án phải được chuyển càng sớm càng tốt về văn phòng của Bộ Giáo Lý Đức Tin;
Tất cả các Tòa án của Giáo hội Latinh và của Giáo hội công giáo đông phương buộc phải giữ các điều luật về các tội, về các hình phạt và về tố tụng hình sự, trong tương quan với bộ luật tương ứng của mỗi giáo hội, cùng với các nguyên tắc đặc biệt, được đưa ra bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Chín năm sau khi công bố tự sắc "Sacramentorum sanctitatis tutela", Bộ Giáo Lý Đức Tin, nhằm áp dụng luật một cách tốt hơn, thấy cần phải đề nghị thay đổi một số các quy định này, không phải thay đổi toàn bộ bản văn, nhưng chỉ trong một số phạm vi.
Sau một cuộc nghiên cứu tỉ mỉ và cẩn trọng về các đề nghị thay đổi này, các thành viên của Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đệ trình lên Đức Thánh Chabản kết quả gồm các xác định của mình, và vào ngày 21 tháng 5 năm 2010, chính Đức Giáo Hoàng đã chuẩn y và truyền công bố bản văn.
Bản văn hiện hành vềNhữngQuy định Về Các Tội Nặng Hơn là bản văn được Đức Thánh ChaBênêđictô XVI phê chuẩn ngày 21 tháng 5 năm 2010. 





 
THƯ LUÂN LƯU
ĐỂ GIÚP CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
TRONG VIỆC SOẠN THẢO BẢN HƯỚNG DẪN
GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP
GIÁO SĨ LẠM DỤNG TÌNH DỤC TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
 
 
“Trong những trách nhiệm quan trọng của Giám mục giáo phận khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm lợi ích chung của các tín hữu, nhất là bảo vệ trẻ em và những người trẻ, có một điều đó là Giám mục phải giải quyết một cách thích đáng các trường hợp giáo sĩ trong giáo phận của ngài lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Việc giải quyết này cần tiến hành các thủ tục thích hợp nhằm giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng, và cũng nhằm giáo dục cộng đồng dân Chúa về bảo vệ trẻ vị thành niên. Việc giải quyết sẽ phải được chuẩn bị đầy đủ nhằm thực thi giáo luật cách thích đáng, đồng thời đáp ứng những yêu cầu của pháp luật dân sự.
I. Tổng quan:
a) Những nạn nhân bị lạm dụng tình dục
Giáo Hội, qua đích thân Đức Giám mục hoặc vị đại diện của ngài, cần phải sẵn sàng lắng nghe các nạn nhân và gia đình của họ, đồng thời liệu cách giúp họ về tâm lý và tinh thần. Điều này đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thực hiện, qua những chuyến tông du của ngài, như một mẫu gương sáng ngời về việc sẵn sàng gặp gỡ và lắng nghe các nạn nhân bị lạm dụng tình dục. Trong những cuộc gặp gỡ đó, Đức Thánh Cha hết sức quan tâm đến các nạn nhân, bày tỏ sự đồng cảm và nâng đỡ, như lời lẽ chúng ta đọc được trong “Thư mục vụ gửi Dân Chúa tại Ireland” (số 6): “Anh chị em đã phải chịu đựng đau khổ xiết bao và lòng tôi thật sự đau đớn. Tôi biết không gì xóa được nỗi đau anh chị em đã phải chịu. Niềm tin của anh chị em bị phản bội và phẩm giá của anh chị em bị xúc phạm”.
b) Bảo vệ các trẻ vị thành niên
Tại một số quốc gia, nhằm bảo đảm cho trẻ vị thành niên được sống trong những “môi trường an toàn”, các chương trình giáo dục và ngăn ngừa đã được khởi xướng ngay trong Giáo Hội. Các chương trình này tìm cách giúp đỡ phụ huynh cũng như những người làm công tác mục vụ và trường học nhận ra những dấu hiệu của sự lạm dụng tình dục và có biện pháp thích hợp. Những chương trình như thế thường được xem là mô hình trong việc dấn thân chấm dứt các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên trong xã hội ngày nay.
c) Việc đào tạo các linh mục và tu sĩ tương lai
Năm 2002, Đức Gioan Phaolô II tuyên bố: “Không có chỗ trong hàng ngũ linh mục và đời sống tu sỹ dành cho những kẻ có thể sẽ làm hại giới trẻ” (Huấn từ trong cuộc tiếp kiến các Hồng y Hoa Kỳ, 23-04-2002, số 3). Phát biểu này kêu gọi tinh thần trách nhiệm đặc biệt của các Giám mục, các bề trên thượng cấp và những ai có trách nhiệm đào tạo các linh mục và tu sĩ tương lai. Những chỉ dẫn được đưa ra trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis cũng như những hướng dẫn củacác Bộ có thẩm quyền của Tòa Thánh đều nhấn mạnh đến việc phải bảo đảm phân định đúng ơn kêu gọi cũng như đào tạo các ứng viên có được sự lành mạnh về nhân bản và đời sống thiêng liêng. Đặc biệt, ứng viên phải được đào luyện để quý trọng giá trị của sự khiết tịnh, đời sống độc thân và trách nhiệm của người giáo sĩ đối với tình phụ tử thiêng liêng. Việc đào tạo cũng phải bảo đảm sao cho các ứng viên hiểu rõ được kỷ luật của Giáo Hội về các vấn đề này. Những hướng dẫn cụ thể hơn có thể được lồng vào các chương trình đào tạo trong các chủng viện và các cơ sở huấn luyện thông quaRatio institutionis sacerdotalis (Quy chế đào tạo linh mục) riêng của mỗi nước, Học viện Đời sống Thánh hiến và Tu đoàn Tông đồ.
Hơn nữa, phải đặc biệt lưu ý cần có sự trao đổi thông tin đối với những ứng viên linh mục hoặc tu sĩ chuyển từ chủng viện này sang chủng viện khác, giữa các giáo phận khác nhau hoặc chuyển giữa các học viện dòngtu với các giáo phận.

 
d) Nâng đỡ các linh mục
1. Giám mục có trách nhiệm coi sóc mọi linh mục của mình như một người cha và người anh. Hơn nữa, ngài phải đặc biệt lưu tâm chăm lo việc thường huấn hàng giáo sĩ, nhất là những năm đầu sau khi thụ phong, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện và nâng đỡ nhau trong tình anh em linh mục. Các linh mục cần được thông tin về những thiệt hại gây ra cho các nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục. Các linh mục cũng phải được biết về trách nhiệm của bản thân về phương diện giáo luật cũng như pháp luật dân sự. Các linh mục cần phải được giúp đỡ để nhận ra có những dấu hiệu cho thấy người nào đó đã có hành động lạm dụng đối với trẻ nhỏ.
2. Trong việc giải quyết các trường hợp lạm dụng được trình báo, các giám mục phải hết sức tuân thủ kỷ luật của giáo luật và pháp luật dân sự, với sự tôn trọng các quyền của tất cả các bên.
3. Giáo sĩ bị cáo buộc được hưởng sự suy đoán là vô tội, cho đến khi có bằng chứng ngược lại, ngay cả khi giám mục có thể hạn chế việc thi hành tác vụ giáo sĩ trong khichờ đợi các cáo buộc được làm sáng tỏ. Nếu vụ việc đã được sáng tỏ, cần phải làm tất cả những gì có thể để phục hồi thanh danh cho vị giáo sĩ đã bị vu cáo.
e) Việc hợp tác với thẩm quyền dân sự
Lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên không chỉ là một tội phạm về mặt giáo luật mà còn là một tội phạm bị truy tố bởi luật dân sự. Mặc dù quan hệ với chính quyền dân sự có sự khác biệt tại các quốc gia khác nhau, nhưng điều quan trọng là hợp tác với nhà chức trách trong phạm vi trách nhiệm của họ. Cụ thể, cần phải luôn luôn tuân theo những quy định của pháp luật dân sự về việc tường trình các tội ác cho nhà chức trách miễn là không phương hại đến tòa trong thuộc về bí tích. Hơn nữa, sự hợp tác này không chỉ liên quan đến các vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục mà kể cả các tu sĩ hoặc giáo dân đang làm việc trong các cơ quan của Giáo Hội.

 
II. Tóm tắt giáo luật hiện hành liên quan đến giáo sĩ phạm tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên
Ngày 30 tháng Tư năm 2001, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Tự sắc (Motu proprio) Sacramentorum sanctitatis tutela [SST, Bảo vệ sự thánh thiêng của các Bí tích], theo đó tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi mà một giáo sĩ mắc phải được liệt vào số các tội nặng hơn (delicta graviora) được dành riêng cho Bộ Giáo lý Đức Tin.Thời hiệu cho tội phạm này được ấn định là 10 năm kể từ lúc nạn nhân tròn 18 tuổi. Quy định của Tự sắc được áp dụng cho cảgiáo sĩ theo nghi lễ La tinh cũng như nghi lễ Đông phương, cũng như cho cả giáo sĩ giáo phận và giáo sĩ dòng.
Vào năm 2003, Đức Hồng y Ratzinger, lúc đó là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin, đã được Đức GioanPhaolô II ban chomột số năng quyền đặc biệt để linh hoạt hơn trong việc tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến các tội nặng hơn này. Các biện pháp gồm có việc sử dụng tố tụng hình sự hành chính và việc yêu cầu ra khỏi hàng giáo sĩ chiểu theo chức vụ(ex officio) trong những trường hợp nghiêm trọng hơn. Hiện nay những năng quyền này được đưa vào trong bản sửa đổi của Tự sắcđược Đức Bênêđictô XVI phê chuẩn ngày 21/5/2010. Theo những quy định mới, trong trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên, thời hiệu được nâng lên 20 năm, tính từ lúc nạn nhân tròn 18 tuổi. Tùy trường hợp, Bộ Giáo lý Đức Tin có thể bỏ qua thời hiệu này. Tội tàng trữ, sở hữu hay phát tán ảnh khiêu dâm trẻ em cũng được xác định là tội phạm giáo luật.
Trách nhiệm giải quyết các trường hợp lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên trước hết là của các Giám mục hoặc của các Bề trên thượng cấp. Nếu lời cáo buộc có vẻ là thực, thì Giám mục hay Bề trên thượng cấp hay vị đại diện của các ngài phải tiến hành điều tra sơ bộ, theo CIC đ.1717, CCEO đ.1468 và khoản 16 của Tự sắc SST.
Nếu lời cáo buộc được xét là đáng tin, thì trường hợp đó phải được trình cho Bộ Giáo lý Đức Tin. Sau khi xem xét, Bộ Giáolý Đức Tin sẽ chỉ ra những bước tiếp theo để hoàn thiện. Đồng thời, Bộ Giáo lý Đức Tin sẽ đưa ra những chỉ dẫn để chắc chắn rằng các biện pháp thích hợp được thực hiện, vừa bảo đảm một vụ xử công bằng đối với các giáo sĩ bị cáo buộc, trong sự tôn trọng quyền biện hộ căn bản của họ, vừa để bảo vệ lợi ích của Giáo Hội, gồm cả lợi ích của các nạn nhân.Về điểm này, cần lưu ý rằng, việc áp đặt một hình phạt vĩnh viễn, như việc loại khỏi hàng giáo sĩ, luôn phải tiến hành theo tố tụng hình sựtư pháp. Theo Giáo luật (x. CIC đ.1342), Đấng Bản Quyềnkhông được tuyên án phạt vĩnh viễnbằng những nghị định ngoại tư pháp. Vụ việc phải trình cho Bộ Giáo lý Đức Tin và Bộ sẽ đưa ra phán quyết chung cuộc về tội phạm của giáo sĩ và tư cách thi hành thừa tác vụ của giáo sĩ ấy, cũng như việc ra hình phạt vĩnh viễn sau đó(SST, khoản 21, §2).
Các biện pháp giáo luật được áp dụng đối với một giáo sĩ bị coi là lạm dụng tình dục một trẻ vị thành niên thường thuộc hai loại: 1) các biện pháp hạn chế triệt để tác vụ công khai hay ít ra cấm bất kỳ tiếp xúc nào với các trẻ vị thành niên. Cácbiện pháp này có thể gia tăng bằng một mệnh lệnh hình sự ; 2) các hình phạt của Giáo Hội, trong đó hình phạt nặng nhất là loại khỏi hàng giáo sĩ.
Trong một vài trường hợp, theo yêu cầu của chính vị giáo sĩ, việc miễn chuẩn các bổn phận của hàng giáo sĩ, gồm cảluật độc thân, có thể được chấp thuận vì lợi ích của Giáo Hội (pro bono Ecclesiae).
Việc điều tra sơ bộ và toàn bộ vụ án phải được thực hiện với sự tôn trọng tính riêng tư của những người có liên quan và hết sức chú ý đến thanh danh của họ.
Trừ phi có những lý do nghiêm trọng ngược lại, trước khi vụ án được trình lên Bộ Giáo lý Đức Tin, vị giáo sĩ bị cáo phải được biết về cáo buộc chống lại ngài, và được có cơ hội giải trình về cáo buộc ấy. Trong thời gian điều tra sơ bộ, với sự khôn ngoan của mình, giám mục hoặc Bề trên thượng cấp sẽ quyết định báo cho bị cáo những gì.
Bổn phận của Giám mục hay của Bề trên thượng cấp vẫn là đảm bảo công ích bằng cách quyết định sử dụng các biện pháp phòng ngừa nào trong CIC đ.1722 và CCEO đ.1473. Theo khoản 19 của Tự sắc SST, một khi bắt đầu cuộc điều tra sơ bộ, bổn phận này phải đã được thực thi.
Sau cùng, cần lưu ý rằng, khi một Hội đồng Giám mục muốn đề ra những quy định riêng, trừ khi được Tòa thánh chuẩn nhận, thì các quy định ấy phải được hiểu như là một bổ túc chứ không phải thay thế cho luật lệ phổ quát. Vì thế các quy định đặc thù ấy phải hài hòa vớiBộ Giáo luật CIC/CCEO và với Tựsắc SST (30-04-2001) đã được cập nhật ngày 21-05-2010. Trong trường hợp Hội đồng Giám mục quyết định thiết lập những quy địnhcó tính ràngbuộc, cần phải có sự chấp thuận (recognitio)từ các Bộ có thẩm quyền của Giáo triều Rôma.
III. Những chỉ dẫn cho các Đấng Bản quyền về cách thức để tiến hành:
Bản Hướng dẫn do Hội đồng Giám mục soạn thảo phải đề ra hướng dẫn cho các giám mục giáo phận và các bề trên thượng cấp khi các ngài được thông báo về các trường hợp được cho là lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên do các linh mục đang sống trên địa hạt thuộc quyền tài phán của các ngài vi phạm. Bản Hướng dẫn này phải lưu ý đến những điểm sau đây:
a) khái niệm “lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên” phải phù hợp với định nghĩa tại khoản 6 của Tự sắc SST (“tội phạm điều răn thứ sáu do một giáo sĩ vi phạm với một trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi), cũng như với cách giải thích và vớián lệ của Bộ Giáo lý Đức Tin, đồng thời lưu tâm đến luật dân sự của quốc gia ấy.
b) người tố giác tội phạm phải được đối xử cách tôn trọng. Trong những trường hợp việc lạm dụng tình dục có liên quan với một tội phạm khác nghịch với phẩm giá của bí tích Hòa Giải (SST, khoản 4), người tố giác có quyền đòi hỏi đượcgiữ kíntên mình đối với vị linh mục bị cáo buộc (SST, khoản 24)
c) thẩm quyền Giáo Hội phải cam kết giúp đỡ các nạn nhân về mặt tinh thần và tâm lý.
d) việc điều tra những cáo buộc phải được thực hiện với sự tôn trọng nguyên tắc riêng tư và thanh danh của những người có liên quan.
e) trừ phi có những lý do trái ngược nghiêm trọng, một khi đã bắt đầu giai đoạn điều tra sơ khởi, vị giáo sĩ bị cáo buộc phải được biết về các cáo buộc và đồng thời có cơ hội để giải trình về những điều ấy.
f) các cơ quan tư vấn điều tra và thẩm định từng trường hợp, được dự kiến ở một số nơi, không được thay thế việc phân định và thẩm quyềncai trị(potestas regiminis) của mỗi giám mục.
g) bản Hướng dẫn phải cân nhắc đến pháp luật của quốc gia nơi có Hội đồng Giám mục, đặc biệt khi có liên quan đến bổn phận phải thông báo cho các nhà chức trách dân sự.
h) đang khi thi hành kỷ luật hay diễn ra vụ án hình sự, vị giáo sĩ bị cáo buộc vẫn phải được hưởng phương tiện sinh sống xứng đáng và công bằng.
i) vị giáo sĩ không được thi hành tác vụ công khai trở lại, nếu tác vụ ấy gây nguy hiểm cho trẻ vị thành niên hay trở thành gương xấu cho cộng đoàn.
Kết luận:
Bản Hướng dẫn do Hội đồng Giám mục đề ra nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên và giúp các nạn nhân có được sự trợ giúp và hòa giải. Bản Hướng dẫn cũng phải chỉ ra rằng trách nhiệm giải quyết các tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các giáo sỹ trước tiên là của giám mục địa phận. Cuối cùng, Bản Hướng dẫn này sẽ phải dẫn đến một định hướng chung trong mỗi Hội đồng Giám mục, bằng cách giúp cho các nỗ lực của từng giám mục phối hợp với nhau tốt hơn trong việc bảo vệ các trẻ vị thành niên.
Roma, Bộ Giáo lý Đức Tin, ngày 03 tháng 5 năm 2011
Hồng y William Levada,
Tổng trưởng
Luis F. Ladaria, S.I,
Tổng Giám mục hiệu tòa Thibica
Thư ký
 
 
 
Mục Lục
 
Tông thưsacramentorum sanctitatis tutela....................................... 2
Phúc đáp bằng lời ............................................................................ 5
Những quy định về các tội dành riêng cho bộ giáo lý đức tin.......... 6
Báo cáo ngắn gọn............................................................................. 23
Giới thiệu lịch sử.............................................................................. 27
Thư luân lưu..................................................................................... 34
 
 
[1]Bênêđictô XIV, Tông hiếnSacramentum Pœnitentiae, 1/7/1741, trong Bộ Giáo Luật, được biên soạn bởi Đức Giáo Hoàng Pio X, và được ban hành bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV, Documenta, Documentum V, trongAAS 9 (1917), Pars II, 505-508.
[2] Cf. Giáo Luật 1917, đ. 817; 2316; 2320; 2322; 2368, §1; 2369, §1.
[3] Cf. ĐGH Phaolo VI, Tông HiếnRegimini Ecclesiae Universae, về Giáo Triều Rôma, 15/8/1967, số 36, AAS 59 (1967), trang 898.
[4]ĐGH Gioan Phaolo II, Tông HiếnPastor bonus, về Giáo triều Rôma, 28/6/1988, art. 52, trongAAS 89 (1988), trang 874.
[5]Bộ Giáo Lý Đức Tin, Agendi ratio in doctrinarum examine, 29/6/1997, trong AAS 89 (1997), trang 830-835.
 
[1]Gioan Phaolo II, Tông Hiến Pastor bonus, De Romana Curia, 28/6/1988, art. 52, trong AAS 80 (1988) 874: “phán quyết về các tội chống lại đức tin và các tội nặng hơn chống lại các phong hóa hay trong việc cử hành các bí tích và, nếu sảy ra, tiến hành việc tuyên bố hay ra hình phạt các hình phạt luật định tùy theo tội, cả đoàn thể lẫn cá nhân”.
[2]Gioan Phaolo II, Tông Hiến  Pastor bonus, De Romana Curia, 28/6/1988, art. 118, trong AAS 80 (1988) 890: “Đối với tòa trong, cả bí tích lẫn á bí tích, tòa này ban cấp các xá giải, miễn chuẩn, giảm hình phạt, các hình phạt, tha thứ và các đặc ân khác”.
[3]Bộ Giáo Lý Đức Tin, Agendi ratio in doctrinarum examine, 29/6/1997, trongAAS 89 (1997) 830-835.
[4]CIC đ.1405 §3.
§3. Được dành riêng cho Tòa Thượng Phẩm Rôma quyền xét xử;
10 các Giám Mục trong những vụ án hộ sự, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1419 §2;
20 Viện Phụ tổng quyền hay Viện Phụ Bề Trên hiệp hội đan viện và vị Điều Hành tổng quyền các hội dòng thuộc luật giáo hoàng;
30 các giáo phận và những pháp nhân hoặc những thể nhân khác trong Giáo Hội không có Bề Trên nào khác dưới Đức Giáo Hoàng Rôma.
[5]CCEO, đ.1061.
[6]CIC đ.751 - Lạc giáo là ngoan cố chối bỏ một chân lý phải tin với đức tin thần khởi và Công giáo hoặc ngoan cố hồ nghi về chân lý ấy sau khi đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội; bội giáo là chối bỏ toàn bộ đức tin Kitô giáo; ly giáo là từ chối vâng phục Đức Giáo Hoàng hoặc từ chối hiệp thông với các chi thể của Giáo Hội thuộc quyền ngài.
[7]CIC, đ.1364 - §1. Người bội giáo, lạc giáo hay ly giáo đều bị vạ tuyệt thông tiền kết, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 194 §1, 20, ngoài ra, giáo sĩ có thể phải chịu những hình phạt được nói đến ở điều 1336 §1, 10, 20 và 30.
§2. Có thể thêm những hình phạt khác, kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ, nếu có một sự ngoan cố kéo dài hay sự nghiêm trọng của gương xấu đòi hỏi điều đó.
[8]CCEO, đ.1436§1
[9]CCEO, đ.1437
[10]Hội Đồng Giáo Hoàng Về Giải Thích Văn Bản Giáo Luật, trả lời cho nghi ngờ được đặt ra, 4/6/1999, trong AAS 91 (1999) 918.
Hỏi: Động từ “ném bỏ” (abicere) trong CIC điều 1367 và Luật Giáo Hội Đông Phương điều 1442 có được hiểu chỉ là hành động ném bỏ hay không?
Trả lời: Không và phải hiểu theo ý (Negative et ad mentem)
Ý đó là động từ “ném bỏ” (abicere) nên được hiểu là một hành động đồng thời bao gồm việc chủ ý và xúc phạm nặng nề.
[11]CIC đ.1367: “Những người ném bỏ, lấy hoặc giữ Mình Máu Thánh Chúa với mục đích phạm thánh, phải bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tông Toà; ngoài ra giáo sĩ có thể phải chịu một hình phạt khác nữa, kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ”.
[12]Luật Giáo Hội Đông Phương (CCEO) đ.1442
[13]CIC đ. 1378§2 Những người sau đây bị phạt vạ cấm chế tiền kết và bị vạ huyền chức, nếu họ là giáo sĩ:
  10 người nào không phải là tư tế mà dám cử hành phụng vụ Hiến Tế Thánh Thể;
[14]CIC đ.1379 - Ngoài những trường hợp được nói đến ở điều 1378, người nào giả bộ ban một bí tích nào đó, thì phải chịu một hình phạt chính đáng.
[15] CCEO đ.1443
[16]CIC đ.908 - Cấm các tư tế Công giáo đồng tế Thánh Lễ với các tư tế hay thừa tác viên thuộc các Giáo Hội không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công giáo.
[17] CCEO đ.702
[18]CIC đ.1365 - Phạm nhân nào vi phạm lệnh cấm thông dự vào việc thánh, thì phải chịu một hình phạt thích đáng.
[19] CCEO đ.1440
[20]CIC đ.927 - Tuyệt đối cấm truyền phép một chất thể mà không có chất thể kia, hoặc truyền phép cả hai chất ngoài luýc cử hành Thánh Thễ, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp và hết sức cần thiết.
[21]CIC đ.1378 §1 - . Tư tế nào hành động ngược với những quy định của điều 977, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết được dành riêng cho Tông Tòa.
[22] CCEO đ.1457
[23]CIC đ.1378 §2 - Những người sau đây bị phạt vạ cấm chế tiền kết và bị vạ huyền chức, nếu họ là giáo sĩ:
  10 người nào không phải là tư tế mà dám cử hành phụng vụ Hiến Tế Thánh Thể;
  20 ngoài trường hợp được nêu lên ở §1, người nào dám ban bí tích Giải Tội, hoặc nghe xưng tội như bí tích, mặc dù không thể ban bí tích giải tội cách thành sự.
[24]CIC đ.1379 - Ngoài những trường hợp được nói đến ở điều 1378, người nào giả bộ ban một bí tích nào đó, thì phải chịu một hình phạt chính đáng.
[25] CCEO đ.1443
[26]CIC đ.1387 - Tư tế nào dụ dỗ hối nhân phạm tội nghịch điều răn thứ sáu của Thập Giới trong khi giải tội, hay nhân dịp giải tội, hay viện cớ giải tội, thì phải bị phạt vạ huyền chức, cấm chế, bãi nhiệm tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm, và phải bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ trong những trường hợp nghiêm trọng hơn.
[27] CCEO đ.1458
[28]CIC đ.1388 §1. Cha giải tội nào trực tiếp vi phạm ấn tòa giải tội, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết được dành riêng cho Tông Tòa; còn vị chỉ vi phạm cách gián tiếp, thì phải bị phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm.
[29] CCEO đ.1456
[30]Bộ Giáo Lý Đức Tin, Decretum de sacramenti Paenitentiae dignitate tuenda, 23/9/1988, trongAAS 80 (1988) 1367.
[31]Bộ Giáo Lý Đức Tin, Decretum generale de delicto attentatae sacrae ordinationis mulieris, 19/12/2007, trong AAS 100 (2008) 403.
[32]CIC đ.1362 §2. Thời hiệu bắt đầu từ ngày tội phạm được thực hiện, hoặc, nếu là tội phạm liên tục hay thường xuyên, thì bắt đầu từ ngày tội phạm chấm dứt.
[33] CCEO đ.1152 §3
[34]CIC đ.1421 §1. Trong giáo phận, Giám Mục phải đặt các thẩm phán giáo phận, các vị này phải là giáo sĩ.
§2. Hội đồng giám mục có thể cho phép đặt cả giáo dân làm thẩm phán,,và nếu cần thì một trong những người ấy có thể được chọn để thành lập thẩm phán đoàn.
§3. Các thẩm phán phải có thanh danh và có bằng tiến sĩ hay ít nhất là cử nhân giáo luật.
[35] CCEO đ.1087
[36]CIC đ.1722 - Để phòng ngừa gương xấu, để bảo vệ tự do cho các nhân chứng và để bảo đảm sự lưu hành của công lý, thì sau khi hội ý với công tố viên và bị cáo, Đấng Bản Quyền có thể trong bất cứ giai đoạn nào của vụ án, cấm bị cáo thi hành thừa tác vụ thánh, hay một chức vụ và nhiệm vụ nào trong Giáo Hội, buộc hoặc cấm bị cáo không được cư ngụ ở một nơi hay một địa hạt nào, và cũng có thể cấm người đó không được tham dự công khai Thánh Thể; tất cả các biện pháp này phải được thu hồi khi không còng lý do và đương nhiên chấm dứt khi việc tố tụng hình sự kết thúc.
[37] CCEO đ.1473
[38]CIC đ.1720 - Nếu Đấng Bản Quyền nhận thấy phải tiến hành bằng một sắc lệnh ngoại tư pháp;
10 ngài phải thông báo cho bị cáo biết cáo trạng với những chứng cớ, và cho họ quyền tự biện hộ, trừ khi bị cáo được triệu tập cách hợp pháp nhưng đã lơ là không ra trình diện;
20 ngài phải cẩn thận cân nhắc mọi chứng cớ và mọi luận cứ với hai hội thẩm;
30 phải ra một sắc lệnh, chiếu theo quy tắc của các điều 1342-1350, để trình bày ít là cách vắn tắt những lý do về pháp lý và về sự kiện, nếu nhận thấy rõ là tội phạm đã xảy ra và nếu tố quyền hình sự chưa bị tiêu hủy.
[39] CCEO 1486
[40] Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Tông Hiến Pastor bonus, De Romana Curia, 28/7/1988, art. 52, trongAAS 80 (1988) 891: “§1. Bên cạnh đó, bộ này phán quyết về các trường hợp thượng cầu, được đệ lên trong thời hạn thất hiệu là 30 ngày hữu ích, chống lại các hành vi hành chính cá biệt mà có thể được đặt ra bởi các bộ của Giáo triều Roma mà bởi đó chúng được phê chuẩn, trong mọi lần thảo luận nếu như xét thấy hành vi vi phạm đã chống lại một vài luật nào đó, trong việc quyết định hay trong quá trình tố tụng. §2. Trong những trường hợp này, ngoài việc phán quyết về việc bất hợp pháp, bộ này cũng có thể phán quyết, nếu như người thượng cầu đòi hỏi, về việc bồi thường những thiệt hại do hành vi bất hợp pháp gây ra. §3. Phán quyết cả những trường hợp có xung đột trong quản trị, mà chúng được ban cấp bởi Đức Giáo Hoàng, hoặc bởi các bộ của Giáo triều Roma, cũng như những xung đột về thẩm quyền giữa các bộ đó”.
[41]Secretaria Status, Rescriptum ex Audientia SS.mi Il 4 febbraio, quo Ordinatio generalis Romanae Curiae foras datur, 30 aprilis 1999, Regolamento generale della Curia Romana, 30 aprile 1999, art. 36 §2, in AAS 91 (1999) 646: “bí mật tông tòa sẽ được gìn giữ với sự cẩn trọng đặc biệt, theo quy định của Chỉ dẫn Secreta continere ngày 4 tháng 2 năm 1974”
Secretaria Status seu Papalis, Rescriptum ex Audientia, Huấn thị Secreta continere, Về bí mật tông tòa, 4/2/1974, trong AAS 66 (1974) 89-92: 
“Khoản 1.- Bí mật tông tòa bao gồm: … 
4) Những tố cáo ngoại tư pháp của các tội chống lại đức tin và các phong hóa, và các tội đã phạm chống lại bí tích Hòa giải, cũng như tiến trình tố tụng và các quyết định liên quan đến những tố cáo đó, người bị tố cáo luôn có quyền được biết về điều mình bị cáo buộc, nếu điều đó cần thiết cho việc tự vệ của họ. Tên của người tố cáo chỉ được cho biết khi người có thẩm quyền thấy thích hợp để cho người bị tố cáo và người tố cáo cùng xuất hiện; …”(trang 90).

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay1,342
  • Tháng hiện tại35,984
  • Tổng lượt truy cập11,236,356
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi