VATICAN BAN HÀNH BẢN CHỈ DẪN CẬP NHẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC - Thế Vinh

Chủ nhật - 02/07/2017 05:41
Để thể hiện lập trường rõ ràng và chính xác của Giáo hội Công giáo về việc phá thai, tránh thai, kỹ thuật di truyền, phương pháp điều trị khả năng sinh sản, vắcxin, phôi thai đông lạnh và các vấn đề khác liên quan đến sự sống, Vatican vừa phát hành một bản hướng dẫn mở rộng và cập nhật cho những giáo huấn của Giáo Hội về đạo đức sinh học.
Đức Cha Jean-Marie Mupendawatu - thư ký về chăm sóc sức khỏe thuộc Bộ Thăng tiến sự Phát triển Con người Toàn diện của Tòa Thánh cho biết, Hiến chương mới này "là một bản tóm lược có giá trị về giáo lý và thực hành", không chỉ đối với những người trực tiếp tham gia vào việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mà còn cho các nhà nghiên cứu, dược sĩ, quản trị và hoạch định chính sách trong lĩnh vực y tế.
 
Hiến chương "tái khẳng định đặc tính thiêng liêng của sự sống", đó là một hồng ân của Thiên Chúa, và kêu gọi những người đang làm việc trong ngành y tế trở nên những "đầy tớ" và "sứ giả của sự sống", biết yêu quý và đồng hành với tất cả mọi người, từ lúc họ được thụ thai cho đến khi họ qua đời một cách tự nhiên, ngài nói trong một cuộc họp báo phát hành Hiến chương này hôm 6 tháng 2 tại Vatican.
 
Đức Tổng Giám Mục Zygmunt Zimowski - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Chăm sóc Sức khỏe viết trong lời mở đầu Hiến chương rằng: Dù cho Hiến chương không mang đến câu trả lời "đầy đủ" và hoàn thiện đối với tất cả các vấn đề và vấn nạn phải đối mặt ở lĩnh vực y tế và sức khỏe, nhưng ngài nói thêm rằng từ năm 1994, các vị giáo hoàng, giám mục và Vatican đã ra nhiều tuyên bố nhằm nỗ lực "mang lại những chỉ dẫn rõ ràng nhất có thể" về nhiều vấn đề luân lý khi đối mặt với thế giới y tế đương đại. 
 
Hội đồng này và ba cơ quan khác nay đã được sáp nhập với nhau để tạo thành bộ mới về sự phát triển con người.
 
Một vấn đề được đề cập trong hiến chương mới này là nạn sản xuất vắc-xin bằng các "nguyên liệu sinh học có nguồn gốc trái luân lý", ví dụ như lấy các tế bào từ thai thi bị nạo phá. 
 
Nhắc lại Huấn thị Dignitas Personae (Phẩm giá Con người) năm 2008 của Bộ Giáo Lý Đức Tin và một bài báo năm 2005 của Học viện Giáo hoàng về Sự sống, Hiến chương mới nói rằng mọi người đều phải có bổn phận lên tiếng phản đối việc sử dụng các loại "nguyên liệu sinh học" kiểu như vậy và yêu cầu thay thế ngay lập tức. Các nhà nghiên cứu phải tự "tránh xa" và khước từ việc sử dụng các nguyên liệu ấy, thậm chí họ cũng không nên có mối liên hệ chặt chẽ nào với những người đang làm những chuyện trái luân lý này và "khẳng định một cách rõ ràng về giá trị sự sống con người", hiến chương viết.
 
Tuy nhiên, Hiến chương không đề cập cụ thể về tình huống mà các bậc cha mẹ buộc lòng phải dùng vắc-xin có nguồn gốc từ tế bào phôi thai bị nạo phá cho con của họ. Khi được yêu cầu làm rõ lập trường của Giáo Hội về điều này, ông Antonio Spagnolo - bác sĩ y khoa và giáo sư về đạo đức sinh học thuộc Đại học Sacred Heart ở Roma, một trong những chuyên gia đã giúp biên soạn Hiến chương mới này nói rằng: "có một mức độ chấp nhận được" khi phải sử dụng loại vắc-xin có nguồn gốc từ phôi thai để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm "nguy hiểm". Để đại diện cho lập trường này của Giáo hội, ông đã có bài nói chuyện "Luân lý liên quan đến Vắc-xin sản xuất từ tế bào phôi thai bị nạo phá" với học viện này.
 
Nhiều vấn đề được bổ sung vào Hiến chương mới nhằm làm rõ những điểm giáo huấn năm 2008 của Bộ Giáo lý Đức về "vấn đề đạo đức sinh học", chẳng hạn các vấn đề trái luân lý như: nhân bản người; sinh sản và ngừa thai nhân tạo; trữ đông lạnh phôi hoặc trứng của người; sử dụng phôi người và các tế bào gốc phôi thai để nghiên cứu hoặc dùng trong y tế; chẩn đoán trước khi hình thành phôi thai nhằm phá hủy những phôi thai nào bị nghi ngờ có khuyết tật; và liệu pháp biến đổi di truyền nhằm can thiệp vào đặc tính đối tượng phôi thai nếu nó có khả năng gây hại.
 
Các điểm khác được đề cập trong Hiến chương mới này bao gồm:
 
- Ngân hàng tế bào buồng trứng cho bệnh nhân ung thư với mục đích khôi phục lại khả năng sinh sản cho người phụ nữ "dường như không bị vướng mắc về luân lý" và "trên nguyên tắc, nó được chấp nhận".
 
- Thai ngoài tử cung có thể dẫn đến "sự nguy hiểm nghiêm trọng" cho sự sống của thai phụ, và phôi thai ấy thường sẽ không thể sống lâu. "Việc dùng các biện pháp ức chế trực tiếp" đối với phôi thai đều bị cấm trong khi chờ đợi người thực hiện chứng minh được sự hợp lý nhằm mục đích bảo vệ sự sống và sức khỏe của thai phụ.
 
- Cấy ghép nội tạng chỉ cho mục đích phục vụ sự sống và có sự tham gia tự nguyện của người hiến tặng nội tạng hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Phải xác nhận rõ ràng người hiến nội tạng đã qua đời, đặc biệt là trường hợp trẻ em qua đời.
 
- Nghiên cứu cấy mô của động vật sang cho người là hợp pháp, miễn là nó không ảnh hưởng đến "căn tính và sự toàn vẹn" của con người, nó không mang lại "rủi ro quá mức" cho con người; loài động vật tham gia không phải chịu những đau đớn không cần thiết và không gây thiệt hại cho sự đa dạng sinh học.
 
- Không phải mọi cơ quan của con người đều có thể được cấy ghép, chẳng hạn như bộ não, tinh hoàn và buồng trứng con người, đó là những cơ quan không thể tách rời vì nó gắn liền với căn tính độc đáo và sự sinh sản của một con người. (CatholicHerald)
 
Thế Vinh
ubmvgiadinh.org
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay1,306
  • Tháng hiện tại35,948
  • Tổng lượt truy cập11,236,320
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi