ĐỀ MỤC 3: BÍ TÍCH THÁNH THỂ (897 - 958)

ĐỀ MỤC 3: BÍ TÍCH THÁNH THỂ (Điều 897 - 958)

Điều 897

Bí tích cao trọng nhất là bí tích Thánh Thể, trong đó chính Chúa Kitô hiện diện, được dâng hiến và ttrở nên  lương thực, và nhờ đó mà Giáo Hội tiếp tục sống và tăng trưởng . Hiến tế Thánh Thể tưởng niệm sự chết và sự sống của Chúa, là nơi Hiến Tế Thập Giá được tiếp diễn mãi đến muôn đời,là chóp đỉnh và là nguồn mạch của tất cả việc thờ phượng  và đời sống Kitô giáo, nhờ  Hiến Tế Thánh Thể, sự hiệp nhất của  dân  Chúa được biểu lộ và được thực hiện, và việc xây dựng Thân Mình Đức Kitôđược hoàn tất. Thật các bí tích khác và tất cả các hoạt động tông đồ của Giáo Hội đều liên kết  mật thiết với bí tích  Thánh Thể và quy hứong về bí tích Thánh Thể.

Điều 898

Các Kitô hữu phải hết sức tôn thờ bí tích Thánh Thể bằng cách tham dự tích cực vàao việc cử hành Hiến Tế cực trọng siêng năng sống sắng lãnh nhận bí tích này và hết lòng tôn sùng Thánh Thể, các vị chủ chăn các linh hồn phải chuyên cần dạy cho các tín hữu biết nghĩa vụ ấy khi giải thích đạo lý về bí tích này.

CHƯƠNG 1: CỬ HÀNH BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Điều 899

#1. Việc cử hành bí tích Thánh Thể là hành động của chính Đức Kitô và Giáo Hội, trong đó có Chúa Kitô, qua thừa tác vụ của tư tế, hiện diện cách bản thể dưới hình bánh và rượu, dâng mình cho Thiên Chúa Cha và tự hiến mình làm của ăn thiêng liêng cho các tín hữu được kết hợp với lễ tế của ngài.

#2. Trong bữa tiệc Thánh Thể, đoàn dân Chúa được triệu tập thành cộng đoàn dưới sự chủ tọa của Giám Mục hay của linh mục dưới quyền ngài, các vị này hành động với tư cách chính là Đức Kitô, và tất cả mọi tín hữu hiện diện ở đó, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều góp phần tích cực tham dự, mỗi người theo thể thức riêng của mình, tùy theo sự khác biệt và cấp bậc và chức năng phục vụ.

#3. Việc cử hành bí tích Thánh Thể phải được tổ chức thế nào để cho mọi người tyham dự  đều nhận được ở đónhững kết quả dồi dào, như Chúa Kitô mong muốn khi thiết lập Hiến Tế Thánh Thể.

TIẾT 1: THỪA TÁC VIÊN BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Điều 900

#1. Chỉ có tư tế đã được truyền chức thánh thành sự thừa tác viên có thể cử hành bí tích Thánh Thể với tư cách chính là Đức Kitô.

#2. Tư tế nào không bị ngăn trở do giáo luật, thì cử hành bí tích Thánh Thể cách hợp thức, nhưng vẫn giữ những quy định  của các điều khoãn sau đây.

Điều 901

Tư tế có trọn quyền dâng ý lễ những người còn sống cũng như cho những người đã qua đời.

Điều 902

Trừ khi lợi ích của các Kitô hữu đòi buộc hay khuyên làm cách khác, các tư tế có thể đồng tế Thánh Lễ, tuy mỗi vị vẫn có quyền tự do dâng lễ riêng, nhưng không được cùng một lúc với Thánh Lễ đồng tế trong cùng một nhà thời hay nhà nguyện.

Điều 903

Một tư tế phải được nhận cho cử hành Thánh Lễ mặc dù cha quản nhiệm nhà thờ không quen biết, miễn là ngài xuất trình thư giới thiệu cho Đấng Bản Quyền hay của Bề Trên  mình cấp chưa quá một năm, hoặc miễn là cha quản nhiệm có thể nhận định  cách khôn ngoan là không có gì ngăn trở tư tế ấy cử hành Thánh Lễ.

Điều 904

Các tư tế phải năng cử hành Thánh Lễ và phải nhớ rằng công trình cứu chuộc được liên tục thực hiện  trong mầu nhiệm Hiến Tế Thánh Thể; hơn nữa, các ngài được  khẩn khoản kêu mời cử hành Thánh Lễ hằng ngày, ngay cả khi không có tín hữu tham dự, việc cử hành này vẫn là hành động của đức Kitô và Giáo Hội ; khi thực hiện việc cử hành như vậy, các tư tế chu toàn nhiệm vụ chính yếu của mình.

Điều 905

#1. Tư tế chỉ được phép cử hành mỗi ngày một Thánh Lễ, trừ những trường hợp chiếu theo quy tắc của luật được phép cử hành hoặc đồng tế Thánh Lễ nhiều lần trong một ngày.

#2. Nếu thiếu tư tế, Đấng Bản Quyền địa phương có thể cho phép các tư tế, khi có một lý do chính đáng, được cử hành hai Thánh Lễ mỗi ngày, hơn nũa, khi có nhu cầu mục vụ đòi hỏi, được cử hành ba Thánh Lễ trong các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc.

Điều 906

Trừ khi có một lý do chính đáng và hợp lý, tư tế không được cử hành Hiến Tế Thánh Thể khi không có ít là một tín hữu tham dự.

Điều 907

Trong khi cử hành bí tích Thánh Thể, các phó tế và giáo dân không được phéo đọc các lời nguyện, nhất là kinh nguyện Thánh thể, hoặc làm các hành vi riêng của tư tế chủ lễ.

Điều 908

Cấm các tư tế Công giáo đồng tế Thánh Lễ với các tư tế hay thừa tác viên thuộc các Giáo Hội không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công giáo.

Điều 909

Tư tế đừng bỏ qua việc dọn mình cách xứng hợp bằng lời cầu nguyện để cử hành Hiến Tế Thánh Thể và đừng quên tạ ơn Thiên Chúa sau khi cử hành.

Điều 910

#1. Những thừa tác viên thông thường cho rước lễ là Giám Mục, linh mục và phó tế.

#2. Những thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ và người đã nhận thừa tác vụ giúp lễ bất cứ Kitô hữu nào đã được ủy quyền chiếu theo quy tắc của điều 230#3.

Điều 911

#1.Cha sở và các cha phó, các cha tuyên úy có bổn phận và có quyền đưa mình Thánh Chúa như Của ăn Đàng cho bệnh nhân, cũng như Bề Trên  cộng  đoàn các hội dòng giáo sĩ hoặc các tu đoàn tông đồ có quyền và có bổn phận ấy đối với mọi người ở trong nhà mình.

#2.Trong trường hợp cần thiết hoặc có phép ít là  được suy đoán của cha sở, của cha tuyên úy hay của Bề Trên, bất cứ tư tế hay thừa tác vie6nna2o có quyền cho rước lễ, đều phải làm việc ấy, nhưng sao đó phải báo lại cho vị đó biết.

TIẾT 2: THAM DỰ BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Điều 912

Tất cả mọi người đã được Rửa Tội và không bị luật ngăn cấm, đều có thể và phải được rước lễ.

Điều 913

#1. Để có thể được rước lễ, trẻ em buộc phải hiểu biết đủ và phải được chuẩn bị kỹ lưỡng đến độ hiểu được mầu nhiệm Đức Kitô theo khả năng của mình và có thể rước Mình Thánh Chúa với đức tin và lòng sốt sắng.

#2. Nhưng có thể cho trẻ em trong cơn nguy tử rước lễ, nếu chúng có thể phân biệt Mình Thánh Chúa với của ăn thường và có ther63 rước lễ với lòng cung kính.

Điều 914

Trước tiên là cha mẹ và những người thay quyền cha mẹ, kể cả cha sở, có bổn phận liệu sao cho nhi đồng đến tuổi khôn được chuẩn bị các bí tích chính đángvà được nuôi dưỡng bằng lương thực thánh này càng sớm càng tốt, sau khi đã lãnh nhận bí tích Sám Hối. Cha sở cũng liệu sao để nhi đồng chưa đến tuổi khôn, hoặc nhi đồng không được chuẩn bị đủ theo sự nhận ét của ngài không được rước lễ.

Điều 915

Những người bị vạ tuyệt thông và những người bị cấm chế sau khi hình phạt đã được tuyên kết hay tuyên bố, cũng như những người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường, không được rước lễ.

Điều 916

Người nào ý thức mình đang mắc tội trọng thì không được cử hành Thánh Lễ và cũng không được rước Mình Thánh Chúa, nếu không nhận bí tích Sám Hối trước, trừ khi có một lý do nghiêm trọng và không có dịp để xưng tội, trong trường hợp này, người ấy phải nhớ rằng mình phải ăn năn tội cách trọn, trong đó bao gồm việc quyết tâm xưng tội sớm hết sức.

Điều 917

Người nào đã rước lễ rồi, thì có thể rước lễ lần nữa trong cùng một ngày, nhưng chỉ trong buổi cử hành Thánh Thể mà họ tham dự, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 921#2.

Điều 918

Hết sức khuyến khích các tín hữu rước lễ trong chính buổi cử hành Thánh Thể, nhưng đối với những người xin rước lễ vì một lý do chính đáng, thì phải cho họ rước lễ ngoài Thánh Lễ, nhưng vẫn phải giữ những nghi thức phụng vụ.

Điều 919

#1. Người nào muốn rước Thánh Thánh, thì phải kiêng mọi thức ăn, thức uống, chỉ trừ nước lã và thuốc chữa bệnh, ít là khoảng một giờ trước khi rước lễ.

#2.Tư tế cử hành Thánh Lễ hai hoặc ba lần trong cùng một ngày có thể ăn uống chút ít trước khi cử hành Thánh Lễ lần thứ hai hay lần thứ ba, dẫu không cách quảng một giờ.

Điều 920

#1. Sau khi đã rước lễ lần đầu, tất cả mọi tín hữu buộc phải rước lễ mỗi năm ít là một lần.

#2.Phải chu toàn mệnh lệnh này trong mùa Phục Sinh, trừ khi phải chu toàn vào một thời gian khác trong năm vì một lý do chính đáng.

Điều 921

#1. Các Kitô hữu lâm cơn nguy tử vì bất cứ lý do nào, phải được rước lễ như Của Aên Đàng.

#2. Hết sức khuyến khích những người lâm cơn nguy tử rước lễ lần nữa, mặc dù họ đã rước lễ trong ngày ấy rồi.

#3. Nên rước lễ nhiều lần vào những ngày khác nhau, bao lâu cơn nguy tử còn kéo dài.

Điều 922

Không được trì hoãn quá lâu việc các bệnh nhận lãnh nhận Của Aên Đàng; những người có trách nhiệm coi sóc các linh hồn phải ân cần liệu sao cho bệnh nhân được lãnh nhận Của Aên Đàng khi họ còn đủ tỉnh táo.

Điều 923

Các Kitô hữu có thể tham dự Hiến Tế Thánh Thể và rước lễ trong bất cứ nghi lễ Công giáo nào, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 844.

TIẾT 3: NGHI LỄ VÀ NGHI THỨC CỬ HÀNH BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Điều 924

#1. Hiến tế Thánh Thể phải được tiến dâng với bánh và rượu nho có pha một chút nước lã.

#2.Bánh phải làm bằng bột lúa mì nguyên chất mới làm để tránh mọi nguy cơ hư hại.

#3. Rượu nho phải là rượu tự nhiên từ trái nho không bị hư.

Điều 925

Phải cho rước lễ với một hình bánh mà thôi hoặc chiếu theo quy tắc của luật phụng vụ dưới cả hai hình; nhưng trong trường hợp cần thiết, cũng có thể cho rước lễ dưới một hình rược mà thôi.

Điều 926

Trong việc cử hành Thánh Thể, theo truyền thống cổ kính trong Giáo Hội Latinh, tư tế phải dùng bánh không men, dù cử hành ở đâu.

Điều 927

Tuyệt đối cấm truyền phép một chất thể  mà không có chất thể kia, hoặc truyền phép cả hai chất ngoài luýc cử hành Thánh Thễ, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp và hết sức cần thiết.

Điều 928

Phải cử hành Thánh Thể bằng tiếng Latinh hoặc bằng một ngôn ngữ khác, miễn là bản văn phụng vụ đã được chuẩn nhận cách hợp thức.

Điều 929

Để cử hành và ban Thánh Thể, các tư tế và các phó tế phải mặc lễ phục thánh theo quy định của luật chữ đỏ.

Điều 930

#1. Tư tế đau yếu hoặc cao niên có thể ngồi cử hành Hiến  Tế Thánh Thể,nếu không thể đứng được, nhưng luôn luôn phải giữ các luật phụng vụ, tuy nhiên không được cử hành tr ước mặt dân chúng, trừ khi Đấng Bản Quyền địa phương cho phép.

#2. Tư tế bị mù lòa hoặc bị một tàn tật  khác có thể cử hành Hiến Tế Thánh Thể cách hợp thức, với bất cứ bản văn Thánh Lễ nào đã được chuẩn nhận và với sự hiện diện, nếu cần, của một tư tế hay một phó tế khác, hoặc cả của một giáo dânđã được chỉ dẫn cách thích hợp để giúp ngài.

TIẾT 4: THỜI GIAN VÀ NƠI CỬ HÀNH BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Điều 931

Cói thể cử hành bí tích Thánh Thể và cho rước lễ mỗi ngày và vào bất cứ giờ nào, trừ khi điều đó bị cấm chiếu theo quy tắc của luật phụng vụ.

Điều 932

#1. Phải cử hành Thánh Thể trong một nơi thánh, trừ khi nhu cầu đòi hỏi cách khác trong một trường hợp đặc biệt trong trường hợp này, phải cử hành ở chổ tôn nghiêm.

#2. Phải cử hành Thánh Thể trên một bàn thờ đã được cung hiến hoặc đã được làm phép; ngoài nới thánh, có thể dùng một bàn xứng đáng, nhưng luôn luôn phải có khăn trải bàn thờ và khăn thánh.

Điều 933

Khi có một lý do chính đáng và khi có phép minh nhiên của Đấng Bản Quyền địa phương, tư tế được phép cử hành Thánh Thể trong đền thờ của một Giáo Hội hoặc của cộng đoàn Giáo Hội không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công giáo miễn là tránh mọi nguy cơ gây gương xấu.

CHƯƠNG 2: LƯU GIỮ VÀ TÔN THỜ THÁNH THỂ

Điều 934

#1. Thánh Thể:

10phải được lưu giữ trong nhà thờ chính tòa hoặc trong nhà thờ tương đương, trong bất cứ nhà thờ giáo xứ nào và một trong nhà thờ hay nhà nguyện gắn liền với nhà của một hội dòng hoặc của một tu đoàn tông đồ;

20 có thể được lưu giữ tại nhà nguyện tư cửa Giám Mục và, với phép của Đấng Bản Quyền địa phương, tại các nhà thờ, nhà nguyện và nhà nguyện khác.

#2. Trong những nơi thánh có lưu giữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người coi sóc, và trong mức độ có thể, tư tế phải cử hành Thánh Lễ ở đấy ít nhất hai lần trong tháng.

Điều 935

Không ai được giữ Mình Thánh Chúa tại nhà mình hoặc đem theo Mình  Máu Thánh Chúa khi đi đường, trừ khi có một nhu cầu mục vụ khẩn cấp và với điều kiện là  phải giữ quy định của Giám Mục giáo phận.

Điều 936

Trong nhà của một hội dòng hay trong một thiện xá nào khác, Thánh Thể chỉ được lưu giữ trong nhà thờ hoặc nhà nguyện chính thuộc nhà ấy mà thôi; tuy nhiên vì một lý do chính đáng, Đấng Bản Quyền có thể cho phép lưu giữ Thánh Thể cả trong một nhà nguyện khác thuộc nhà ấy.

Điều 937

Trừ khi có một lý do nghiêm trọng ngăn cản, nhà thờ nào có lưu  giữ Thánh Thể, thì phải mở cửa cho tín hữu, ít là vài giờ trong ngày, để họ có thể cầu nguyện trước Mình  Thánh.

Điều 938

#1. Thường thường chỉ được lưu giữ Thánh Thể trong một nhà Tạm của nhà thờ hay nhà nguyện.

#2. Nhà Tạm có lưu giữ Thánh Thể phải được đặt tại một vị trí nổi bậc và dễ thấy trong nhà thờ  hay nhà nguyện, được trang hoàng mỹ thuật và thích hợp cho việc cầu nguyện.

#3.Nhà Tạm có lưu giữ Thánh Thể thường ngày phải bất di dịch, phải được làm bằng chất liệu chắc chắn không trong suốt và phải khóa kín để tránh tối đa mọi nguy cơ phạm thánh.

#4. Vì một lý do nghiêm trọng, Thánh Thể có thể được lưu giữ tại một nơi khác an toàn và tôn nghiêm hơn, nhất là ban đêm.

#5. Người nào coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện, phải liệu sao để chìa khóa nhà Tạm lư giữ Thánh Thể được gìn giữ hết sức cẩn thận.

Điều 939

Bánh lễ đã được truyền phép phải được lưu giữ trong một bình thánh hay trong một bình với số lượng vừa đủ cho nhu cầu của tín hữu, và phải được thay mới thường xuyên, sau khi đã rước hết  những bánh thánh cũ cách thích hợp.

Điều 940

Trước nhà Tạm có lưu giữ Thánh Thể, phải thắp sáng một ngọn đèn đặc biệt, để biểu thị và tôn kính sự hiện diện của Đức Kitô.

Điều 941

#1. Trong các nhà thờ hoặc nhà nguyện được phép lưu giữ những quy tắc đã được quy định trong các sách phụng vụ.

#2. Trong khi cử hành Thánh Lễ, không được đặt Mình Thánh để chầu trong cùng một nơi của nhà thờ hay nhà nguyện.

Điều 942

Trong những nhà thờ và nhà nguyện nói trên khuyên  hằng năm nên tổ chức một buổi chầu Mình Thánh cách trọng thể trong thời gian thích hợp, mặc dù không liên tục, để cộng đoàn địa phương suy niệm và tôn thờ mầu nhiệm Thánh Thể cách sâu xa hơn; tuy nhiên chỉ được tổ chức chầu Mình Thánh như thế, nếu bước trước là có đủ số tín hữu đến tham dự, nhưng vẫn phải giữ các quy tắc đã được quy định.

Điều 943

Thừa tác viên đặt Mình Thánh để chầu ban phép lành Thánh Thể là tư tế hay phó tế ; trong những hoàn cảnh riêng, thừa tác viên giúp lễ, thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ hay một người nào khác được Đấng Bản Quyền địa phương ủy quyền có thể đặt và cất, chứ không ban phép lành, nhưng vẫn phải giữ những quy định của Giám Mục giáo phận.

Điều 944

#1. ở đâu Giám Mục giáo phận xét là có thể, nên tổ chức một cuộc rước kiệu Thánh Thể qua các đường phố công cộng, nhất là trong những ngày lễ trọng kính Mình và Máu Chúa Kitô, để công khai tỏ lòng tôn thờ Thánh Thể.

#2. Giám Mục giáo phận ấn định những nội quy về việc tham dự  rước kiệu và về tính cách trang nghiêm của cuộc rước kiệu.

CHƯƠNG 3: BỔNG LỄ ĐỂ CỬ HÀNH THÁNH LỄ

Điều 945

#1. Theo tục lệ đã được Giáo Hội  chuẩn nhận, bất cứ tư tế nào cử hành hoặc đồng tế Thánh Lễ cũng có Thể nhận mo65tbo63ng lễ để áp dụng lễ theo một ý chỉ nhất định.

#2.Rất khuyến khích các tư tế cử hành Thánh Lễ theo ý chỉ của các Kitô hữu, nhất là những người nghèo túng, ngay cả khi không nhận bổng lễ.

Điều 946

Khi dâng bổng lễ để linh mục áp dụng  lễ tyheo ý chỉ của mình, các Kitô hữu thông phần vào lợi ích của Giáo Hội và bằng bổng lễ này, họ chia sẽ mối quan tâm của Giáo Hội trong việc nâng đỡ các thừa tác viên và các công việc của Giáo Hội.

Điều 947

Phải tuyệt đối tránh mọi hình thức thương mại hay mua bán trong vấn đề bổng lễ.

Điều 948

Phải áp dụng từng lễ riêng theo từng ý chỉ của mỗi người, một khi bổng lễ đã được dâng và đã được chấp nhận, dù là nhỏ mọn.

Điều 949

Người nào buộc phải cử hành và áp dụng lễ theo ý chỉ của những người đã dâng bổng lễ, thì vẫn buộc  phải chu toàn bổn phận đó, ngay cả khi mất hết bổng lễ đã nhận mà không do lỗi của mình.

Điều 950

Nếu một số tiền được dâng để  xin áp dụng lễ mà không định ro4so61 lễ phải cử hành, thì phải xác định số lễ này dựa vào giá bổng lễ đã được ấn định tại nơi người xin lễ, trừ khi ý của người xin lễ được suy đoán cách hợp thức là không phải như thế.

Điều 951

#1. Tư tế cử hành nhiều Thánh Lễ trong cùng một ngày có thể áp dụng mỗi lễ theo một ý chỉ, vì đó là bổng lễ đã được dâng ; tuy nhiên, trừ ngày lễ Giáng Sinh, tư tế phải giữ luật này là chỉ được hưởng bổng lễ của một Thánh Lễ mà thôi và phải dành những bổng lễ khác vào những mục đích đã được Đấng Bản Quyền ấn định ; nhưng được nhận một phần thù lao nào đó với danh nghĩa ngoại tại.

#2.Tư tế đồng tế Thánh Lễ thứ hai trong cùng một ngày, thì không thể nhận thêm một bổng lễ nữa dưới bất cứ danh nghĩa nào.

Điều 952

#1.Công đồng giáo tỉnh hay hội nghị Giám Mục giáo tỉnh ra sắc lệnh ấn định mức tiền của bổng lễ phải dâng để cử hành và để áp dụng lễ cho toàn giáo tỉnh, và tư tế không đựơc phép đòi một số tiền nhiều hơn nhưng ngài được phép nhận được một bổng lễ cao hơn mức độ đã được ấn định để áp dụng lễ, nếu người ta tự nguyện dâng bổng lễ ấy và cũng đựơc phép nhận một bổng lễ thấp hơn.

#2. Ở đâu không có sắc lệnh như trên,thì phải giữ tục lệ hiện hành trong giáo phận.

#3. Các thành viên của bất cứ hội dòng nào cũng phải tôn trọng sắc lệnh ấy hoặc tục lệ địa phương được nói đếnở ##1 và 2.

Điều 953

Không ai được phép nhận bổng lễđể tự mình áp dụng lễ,nhiều đến nỗi không thể chỉ lễ hết trong vòng một năm.

Điều 954

Nếu trong một số nhà thờ hoặc nhà nguyện nào đó, số Thánh Lễ xin cử hành vượt quá số Thánh Lễ có thể được cử hành ở đấy, thì số Thánh Lễ dư có thể cử hành ở nơi khác, trừ khi những người xin lễ đã minh nhiên bày tỏ ý muốn trái ngược.

Điều 955

#1. Ai muốn trao cho nhũng người khác việc cử hành Thánh Lễ phải áp dụng, thì phải trao việc cử hành Thánh Lễ ấy cho những tư tế mình muốn càng sớm càng tốt, miễn là mình biết rõ các vị đó không chút hồ nghi; phải chuyển luôn bổng lễ nhận đuợc, trừ khi biết chắc chắn số tiền vượt quá mức đã đuợc ấn định trong giáo phận là cho cá nhân mình; và vẫn còn nghĩa vụ phải cử hành Thánh lễ ấy cho đến khi có bằng chứng là đã có người nhận nhiệm vụ dâng lễ và bổng lễ.

#2. Thời hạn phải cử hành Thánh Lễ bắt đầu từ ngày tư tế nhận cử hành các Thánh Lễ ấy, trừ khi đã thấy rõ cách khác.

#3. Ai trao những Thánh Lễ phải cử hành cho những người khác, thì phải ghi ngay vào sổ cả số lễ đã nhận, lẫn số lễ đã trao cho những người khác, cũng ghi luôn số tiền của những bổng lễ ấy.

#4. Bất cứ tư tế nào cũng phải cẩn thận những Thánh Lễ mình đã nhận cử hành cũng như những Thánh Lễ mình đã cử hành rồi

Điều 956

Tất cả và từng người quản trị các việc nhằm mục tiêu đạo đức hoặc những người bị buộc cách nào đó phải căm lo việc cử hành Thánh Lễ, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều phải chuyển cho Đấng bản quyền của mình những ý lễ đã không làm xong trong một năm, theo thể thức các vị ấy ấn định.

Điều 957

Trong các nhà thờ thuộc giáo sĩ triều, nhiệm vụ và quyên chăm lo việc chu toán các ý lễ thuộc về Đấng Bản Quyền địa phương; còn trong nhũng nhà thờ thuộc bản quyền những hội dòng hay tu đoàn tông đồ, thì nhiệm vụ và quyền ấy thuộc về các Bề Trên của hội dòng hay tu đoàn.

Điều 958

#1. Cha sở và cha quản nhiệm một nhà thờ hay một nơi thánh khác thường hay nhận bổng lễ, phải có một sổ riêng trong đó phải ghi cẩn thận số Thánh Lễ phải cử hành, ý chỉ, bổng lễ và những Thánh Lễ đã làm xong.

#2.Đấng Bản Quyền phải đích thân hoặc nhờ ngừơi khác kiểm soát mỗi năm những sổ lễ đó.

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay1,443
  • Tháng hiện tại30,095
  • Tổng lượt truy cập11,281,588
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi