PHẦN II: CÁC VIỆC PHỤNG TỰ KHÁC (1166-1204)

PHẦN II: CÁC VIỆC PHỤNG TỰ KHÁC ( Điều 1166-1204)
 

ĐỀ MỤC 1: Các Á Bí Tích (1166-1172)

ĐỀ MỤC 2: Phụng Vụ Giờ Kinh (1173-1175)

ĐỀ MỤC 3: An Táng (1176-1185)

ĐỀ MỤC 4: Việc Tôn Kính Các Thánh, Ảnh Tượng Và Hài Cốt (1186-1190)

ĐỀ MỤC 5: Lời Khấn Và Lời Thề (1191-1204)

 

ĐỀ MỤC 1: CÁC Á BÍ TÍCH

Điều 1166

Các á bí tích là những dấu chỉ thánh, nhờ đó phần nào phỏng theo các bí tích, những hiệu quả, đặc biệt là những hiệu quả thiêng liêng, được biểu thị và được thông ban  nhờ lời khẩn cầu của Giáo Hội.

Điều 1167

#1. Chỉ một mình Tông Tòa mới ó thể thiết lập những á bí tích mới, hoặc chính thức giải thích những á bí tích đã được chấp nhận, hủy bỏ hoặc thay đổi á bí tích nào đó trong số các á bí tích ấy.

#2. Khi thiết lập hoặc ban các á bí tích, phải cẩn thận tuân giữ các nghi lễ và các thể thức đã được quyền bính Giáo Hội phê chuẩn.

Điều 1168

Thừa tác viên các á bí tia1ch là giáo sĩ có quyền do luật đòi hỏi; chiếu theo quy tắc của các sách phụng vụ ; giáo dân có tư cách xứng hợp cũng có thể ban một số á bí tích, tùy theo sự thẩm định của Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 1169

#1. những vị có ấn tích Giám Mục cũng như các linh mục đã được luật cho phép hoặc đã được ban quyền cách hợp pháp có thể cử hành sự việc thánh hiến và cung hiến.

#2. Bất cứ linh mục nào cũng  có thể ban các  phép lành, trừ những phép lành được dành riêng cho Đức Giáo Hoàng Rôma hoặc cho các Giám Mục.

#3. Phó tế chỉ có thể ban những phép lành mà luật minh nhiên cho phép.

Điều 1170 Các phép lành phải được ban trước hết cho những người Công giáo, nhưng cũng có thể được ban cho các dự tòng, và cho cả những người không Công giáo nữa, trừ khi Giáo Hội ngăn cản điều đó.

Điều 1171

Các đồ vật thánh đã được  được cung hiến hay đã được làm phép để dùng vào việc thờ phượng Thiên Chúa phải được sử dụng một cách cung kính và không được dùng vào việc trần tụa hay việc không thích hợp, mặc dù các đồ vật ấy thuộc quyền sở hữu cá nhân.

Điều 1172

#1. Không ai có thể trừ tà cách hợp pháp cho những người bị quỷ ám, trừ khi có phép đặc biệt và minh nhiên của Đấng Bản Quyền địa phương.

#2. Đấng bản quyền địa phương chỉ ban phép trừ tà cho một linh mục đạo đức, sáng suốt, khôn ngoan và có đời sống vẹn toàn.

ĐỀ MỤC 2: PHỤNG VỤ CÁC GIỜ KINH

Điều 1173

Trong khi chu toàn nhiệm vụ tư tế của Đức Kitô, Giáo Hội cử hành phụng vụ các giờ kinh, nhờ đó Giáo Hội nghe Chúa nói với dân Ngài, tưởng nhớ Mầu Nhiệm Cứu Độ, không ngừng dùng lời kinh tiếng hát để ca ngợi và khẩn cầu Ngài ban ơn cứu độ cho toàn thế giới.

Điều 1174

#1.Các giáo sĩ buộc phải cử hành phụng vụ các giờ knh, chiếu theo quy của điều 276 #2, 30, còn thành viên của các tu hội thánh hiến cũng như các tu đoàn tông đồ buộc phải cử hành phụng vụ các giờ kinh chiếu theo quy tắc của hiến pháp.

#2. Tùy hoàn cảnh, các Kitô hữu khác cũng được tha thiết mời gọi tham dự phụng vụ giờ  kinh, vì đó là một hoạt động của Giáo Hội.

Điều 1175 .

Khi cử hành phụng vụ các giờ kinh, phải giữ đúng thời khắc thật của mỗi giờ kinh, ngần nào có thể.

ĐỀ MỤC 3: AN TÁNG THEO NGHI THỨC GIÁO HỘI

Điều 1176

#1. Các Kitô hữu đã qua đời phải được an táng theo nghi thức Giáo  Hội chiếu theo  quy tắc của luật.

#2. Qua nghi thức an táng được cử hành chiếu theo quy tắc của luật phụng vụ, Giáo Hội khẩn cầu ơn trợ giúp thiêng liêng cho những người quá cố, tôn kính thi hài của họ, và đồng thời đem lại niền an ủi  đầy hy vọng cho những người còn sống.

#3. Giáo Hội tha thiết khuyên nhủ nên duy trì tục lệ lành thánh chôn xác người 1qua1 cố, tuy nhiên không cấn hỏa táng, trừ khi chọn hỏa táng vì những lý do nghịch với đạo lý Kitô giáo.

CHƯƠNG 1:  CỬ HÀNH NGHI THỨC AN TÁNG

Điều 1177

#1. Thông thường, nghi thức an táng của tất cả mọi tín hữu đã qua đời phải dược cử hành trong nhà thờ giáo xứ của người ấy.

#2.Tuy nhiên, bất cứ tín hữu nào hoặc những người có nhiệm vụ an táng một tín hữu quá cố được phép chọn một nhà  thờ khác để cử hành nghi thức anta1ng với sự chấp thuận của vị cai quản nhà thờ ấy, và sau khi đã thông báo cho cha sở riêng của người quá cố biết việc ấy.

#3.Nếu một người chết ngoài giáo xứ của mình và thi hài không được đưa về giáo xứ ấy, và nếu không chọn được một nhà thờ nào đó cách hợp pháp để cử hành nghi thức an táng, thì phải cử hành nghi thức an táng trong nhà thờ giáo xứ tại nơi người ấy chết, trừ khi luật địa phương chỉ định nhà thờ khác.

Điều 1178

Nghi thức an táng Giám Mục giáo phận  phải được cử hành  trong nhà thờ chính tòa của ngài; trừ khi chính ngài chọn nhà thờ khác.

Điều 1179

Thông thường, nghi thức an táng các tu sĩ hay các thành viên của một tu đoàn tông đồ  phải được cử hành trong nhà thờ hoặc nhà nguyện riêng do cha Bề Trên, nếu là hội dòng hay tu đoàn giáo sĩ, bằng do cha tuyên úy.

Điều 1180

#1. Nếu giáo xứ có nghĩa trang riêng, các tín hữu đã qua đời phải được an táng tại đó, trừ khi chính người quá cố hay người có nhiệm vụ an táng người quá cố đã chọn một nghĩa trang khác cách hợp pháp.

#2. Tuy nhiên, mọi người được phép chọn nghĩa trang làm nơi an táng của mình, trừ khi bị luật cấm.

Điều 1181

Về những của dâng cúng nhân dịp lễ an táng, phải tuân giữ quy định của điều 1264, nhưng phải liệu sao đừng để có sự thiên vị cá nhân trong việc cử hành lễ an táng, và cũng đừng để người nghèo không được an táng cách xứng hợp.

Điều 1182

Sau khi chôn cất xong, phải ghi vào sổ tử chiếu theo quy tắc của luật địa phương.

CHƯƠNG 2: NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC HOẶC KHÔNG ĐƯỢC AN TÁNG THEO NGHI THỨC GIÁO HỘI

Điều 1183

#1. Về những gì gì liên quan đến việc mai táng,các người dự tòng phải được coi như các Kitô hữu.

#2. Đấng Bản Quyền địa phương   có thể ban phép cử hành an táng theo nghi thức Giáo Hội cho những nhi đồng nào cha mẹ đã có ý xin Rửa Tội, nhưng đã chết trước khi được Rửa Tội.

#3. Tùy việc xét đoán khôn ngoan của mình, Đấng Bản Quyền địa phương có thể ban phép cử hành an táng theo nghi thức Giáo Hội cho những người đã được Rửa Tội trong một Giáo Hội hoặc một cộng đoàn Giáo Hội hko6ng Công Giáo, trừ khi thấy rõ họ muốn  cách khác và với điều kiện là không thể có được thừa tác viên riêng của họ.

Điều 1184

#1. Trừ khi đã biểu lộ chỉu sám hối nào đó trước khi đã qua đời, những người sau đây không được an táng theo nghi thức Giáo Hội;

10 những người bội giáo, những người lạc giáo, và những người ly giáo hiển nhiên;

20 những người đã chọn hỏa táng thi hài mình  vì những lý do nghịch với đức tin Kitô giáo;

30 những tội  nhân hiển nhiên khác, mà việc an táng theo nghi thức Giáo Hội không thể không sinh gương xấu công khai cho tín hữu.

#2. Nếu nảy sinh một hồ nghi nào, thì phải than khảo ý kiến của Đấng BẢn Quyền địa phương và phải tuân theo phán quyết của ngài.

Điều 1185

Cũng phải từ chối bất cứ Thánh Lễ an táng nào đối với người bị tước quyền được an táng theo nghi thức Giáo Hội.

ĐỀ MỤC 4: TÔN KÍNH CÁC THÁNH ẢNH TƯỢNG THÁNH VÀ CÁC BÍ TÍCH

Điều 1186

Để cổ vũ việc hánh hóa đoàn dân Chúa, Giáo Hội khuyên nhủ các Kitô hữu hãy lấy tình con thảo mà tôn kính đ ặc biệt Đức Maria  rất thánh trọn đời đồng trinh, là Mẹ Thiên Chúa, là Đấng đã được Đức Kitô đặt là Mẹ mọi người, và Giáo Hội cổ vũ lòng sùng kính thành thật  và chân chính đối với các vị thánh khác, là những Đấng thực ra đang dạy dỗ cácKitô hữu bằng gương sáng của mình và đang nâng đỡ họ bằng việc nguyện giúp cầu thay.

Điều 1187

Chỉ được phép công khai  tôn kính những vị Tôi Tớ của Thiên Chúa đã được quyền bính Giáo ghi vào sổ các bậc Hiển Thánh hay các Chân Phước.

Điều 1188

Phải duy trì thói quen trưng bày các ảnh tượng các thánh trong các nhà thờ, để các tín hữu tôn kính, tuy nhiên phải trưng bày các ảnh tượng ấy với số lượng chừng mực và  theo một thứ tự thích hợp, để không ai bỡ ngỡ cho dân Kitô giáo không bị tạo dịp cho lòng sùng kính mất tính cách chân chính.

Điều 1189

Khi cần phải sửa chữa các ảnh tưỡng quý giá, tức là các ảnh tượng nổi tiếng về tính cách cổ kính, vì giá trị nghệ thuật hay vì là đồ vật dành cho việc phụng tự, và được trưng bày trong các nhà thờ hay nhà nguyện để cho tín hữu tôn kính, thì không bao giờ được phục chế, nếu không có phép bằng văn bản của Đấng Bản Quyền, mà trước khi ban,ngài phải tham khảo ý kiến cuả những chuyên viên

Điều 1190

#1. Tuyệt đối cấm bán các thánh tích.

#2. Các thánh tích nổi tiếng và những thánh tích khác được dân chúng đặc biệt tôn  kính không thể chuyển nhượng thành sự bằng bất cứ cách nào và cũng không thể được chuyển nhượng thành sự bằng bất cứ cách  nào và cũng không thể được chuyển nhượng thành sự bằng bất cứ nào và cũng không thể được di chuyển vĩnh viễn đến nơi  khác, nếu không có phép của Tông Tòa.

#3.Quy định của #2 cũng có giá trị đối với những ảnh tượng được dân chúng tôn kính đặc biệt trong một nhà thờ nào đó.

ĐỀ MỤC 5: LỜI KHẤN VÀ LỜI THỀ

CHƯƠNG 1: LỜI KHẤN

Điều 1191

#1. Lời khấn tức là lời hứa có suy nghĩ và tự do với Thiên Chúa về một ích lợi khả thi và tốt hơn; vì thuộc về hân đức thờ phượng, lời khấn được thực hiện.

#2. Trừ khi bị luật cấm, tất c ả mọi người biết sử dụng đủ trí khôn, đều có thể khấn.

#3. Lời khấn được tuyên hứa do một sự sợ hãi nghiêm trọng và bất công hay do man trá, thì đương nhiên bất thành.

Điều 1192

#1. Lời khấn là công, nếu được Bề Trên hợp pháp chấp nhận nhân danh giáo Hội; nếu không thì lời khấn là tư.

#2.Lời khấn là trọng, nếu được Giáo Hội công nhận như vậy, nếu không thì lời khấn là đơn.

#3. Lời khấn và tòng nhân, khi người khấn cam đoan thực hiện môt việc gì đó, lời khấn là tòng vật, khi hứa một vật gì đó; lời khấn là hổn hợp, nếu đồng thời mang bản chất của lời khấn tòng nhân và của lời khấn tòng vật.

Điều 1193

Lời khấn tự nó chỉ buộc người khấn mà thôi.

Điều 1194

Lời khấn chấm dứt do mãn thời hạn ấn định để chu toàn nghĩa vụ, do thay đổi về nội dung của lời khấn, do thiếu điều kiện mà lời khấn t2uy thuộc vào, do mục đích của lời khấn không còn, do được miễn chuẩn hoặc do được thay thế.

Điều 1195

Người nào có quyền trên nội dung lời khấn, thì có thể đình chỉ tính cách bó buộc của lời khấn, bao lâu việc thi hành lời khấn gây thiệt hại cho mình.

Điều 1196

Ngoài Đức Giáo Hoàng Rôma, những vị sau đây đều có thể miễn chuẩn lời khấn tư vì một lý do chính đáng, miễn là việc miễn chuẩn không làm tổn thương đến quyền lợi thủ đắc của người khác;

10 Đấng Bản Quyền  địa phương và cha sở đối với tất cả những người thuộc quyền mình, cũng như đối với những người ngoại cư;

20 Bề Trên của một hội dòng hoặc một tu đoàn  tông đồ đối với những thành viên, những tập sinh và những người ngày đêm cư ngụ trong nhà mình, nếu là một hội dòng hoặc một tu đoàn thuộc luật giáo hoàng;

30 những vị được Tông Tòa hay Đấng Bản Quyền địa phương ủy quyền miễn chuẩn.

Điều 1197

Chính người khấn có thể thay thế việc đã hứa do lời khấn tư bằng một việc tốt hơn hay tương đương; nhưng người có quyền miễn chuẩn có thể thay thế bằng một việc tốt nhỏ hơn, chiếu theo quy tắc của điều 1196.

Điều 1198

Những lời khấn đã được tuyên hứa trước khi  khấn dòng được đình chỉ bao lâu người khấn còn ở trong hội dòng.

CHƯƠNG 2: LỜI  THỀ

Điều 1199

 # 1.Lời thề tức là lời kêu cầu danh Chúa làm chứng cho chân lý, chỉ có được tuyên thệ trong  sự thật, trong sự suy xét và  trong công  lý.

#2. Lời thề do giáo luật yêu cầu đựơc giáo luật chấp nhận không thể được tuyên thệ thành sự thành sự qua người đại diện.

Điều 1200

#1. Người nào tự do thề rằngmình sẽ làm việc gì đó, thì buộc phải thực hiệnđiều mình đã thực hiệnđiều mình đã quả quyết bằng lời thề, do sự đòi buộcđặc biệt của đức thờ phựơng .

#2. Lời thề bị ép buộc do lừa gạt, do bạo lực hoặc do sợ hãi nghiêm trọng, thì đương nhiên bất thành.

Điều 1201

#1. Lời thề có tính hứa hẹn  đi theo bản chất và những điều kiện của hành vi liên hệ đến lời thề ấy.

#2. Nếu lời thề liên hệ đến một hành vi trực tiếp làm hại người khác, hoặc làm tổn thương công ích hay phần rỗi đời đời, thi hành vi nầy không có thể có một hiệu lực nào của lời thề ấy.

Điều 1202

 Nghĩa vụ phát sinh do lời thề có tính cách hứa hẹn chấm dứt:

10 nếu được người mà lời thề  đã được tuyên thệ vì lợi của họ miễn xá cho.

20 nếu nội dung lời thề đã thay đổi, hoặc nếu nghĩa vụ trở nên tồi tệhay hoàn toàn vô thưởng vô phạt do hoàn cảnh đã thay đổi, hoặc sau hết, nếunghĩa vụ ngăn cản một lợi ích lớn  hơn;

30  nếu thiếu mục đích và điều kiện vì đó mà lời thề đã được tuyên thệ.

40 nếu được miễn chuẩn hay được thay thế, chiếu theo quy tắc của điều 1203.

Điều 1203

Những vị có htể đình chỉ, miễn chuẩn hay thay thế một lời khấn, thì cũng có quyền như vậy và theo cùng một cách thức đối với lời thề có tính cách  hứa hẹn, nhưng nếu được miễn chuẩn đều gây thiệt hại cho những người khác, và họ từ chối giải trừ nghĩa vụ, thì chỉ một mình Tông Toà mới có thể miễn chuẩnlời thề ấy.

Điều 1204

Theo luật lời thềphải được giải thich theo nghĩa hẹp và theo chủ ý của người thề, hoặcnếu người thể tuyyên thệ vì man trá, thì phải  theo chủ ý của nhận lời thề.

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay3,661
  • Tháng hiện tại69,782
  • Tổng lượt truy cập10,824,021
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi