KHẢO SÁT VỤ ÁN KẾT HÔN DO KÍNH SỢ CHA MẸ, CORAM CORMAC BURKE, 20.01.1994 - JB. Lê Ngọc Dũng

Thứ sáu - 15/01/2016 08:49
Ở các nước Á Châu, Phi Châu, việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” là chuyện bình thường của văn hóa hay tập quán. Vậy nếu tòa án xử hôn nhân bị sắp đặt như vậy là vô hiệu thì phải chăng là điều không hợp lý, là không hội nhập văn hóa, là tạo cơ hội rộng rãi cho chia tay vợ chồng? Lấy chuẩn mực nào để xử những trường hợp kết hôn bị ép buộc qua kiểu cha mẹ sắp đặt như vậy?
KHẢO SÁT VỤ ÁN KẾT HÔN DO KÍNH SỢ CHA MẸ, CORAM CORMAC BURKE, 20.01.1994 - JB. Lê Ngọc Dũng
KHẢO SÁT VỤ ÁN KẾT HÔN DO KÍNH SỢ CHA MẸ,
CORAM CORMAC BURKE, 20.01.1994
                                                                     

Coram Comac Burke (Trước mặt Comac Burke), ngày 20-01-1994,  của Tòa Thượng Thẩm Roma (Rota Romana) đã giải quyết một vụ án hôn phối vì kính sợ cha mẹ, đã được xem như án lệ mẫu mực. Vụ án này đáng được khảo sát vì liên quan đến  nhiều vụ án thường gặp ở Việt Nam và ở các nền văn hóa Á Châu, với tục lệ: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”.

I- Dẫn nhập: vấn đề về sự ép buộc kết hôn của cha mẹ
Giáo luật không đưa ra một điều luật riêng cho vấn đề vô hiệu hôn nhân do cha mẹ ép buộc, hoặc do mất tự do khi kết hôn, nhưng Giáo luật lại quy định một cách chung về sự sợ hãi làm cho sự ưng thuận kết hôn bị hà tỳ hay khiếm khuyết (defected), và vì thế, hôn nhân vô hiệu. Điều 1103 của bộ luật 1983 quy định hôn nhân vô hiệu nếu kết hôn vì sợ hãi nghiêm trọng:
Hôn nhân bất thành, nếu vì bạo lực hay sợ hãi nghiêm trọng từ bên ngoài, mặc dầu không cố tình gây nên, người ta buộc phải lựa chọn hôn nhân để tự giải thoát.
Việc áp dụng điều 1103 này về sự sợ hãi tiêu hôn nói trên, thường có sự khó giải quyết vì bất đồng ý giữa các thẩm phán về hai vấn đề then chốt:
1- Sự sợ hãi trong kết hôn dưới sự thúc ép của cha mẹ như thế nào mới là đủ nghiêm trọng để kết luận hôn nhân vô hiệu?
Câu hỏi được đặt ra vì cụ thể là có những sự sợ hãi hiển nhiên là nghiêm trọng như do sự đe dọa từ cha mẹ: đánh đập nặng nề, giam nhốt, truất phế quyền thừa kế, tước bỏ phương tiện sinh sống… nhưng cũng có những sự sợ hãi không hiển nhiên nghiêm trọng như cha mẹ trách mắng, tỏ thái độ không bằng lòng, lạnh lùng, bỏ rơi con cái… Vậy trong những trường hợp sau sự sợ hãi đó có lý do nào để có thể được kể là nghiêm trọng và tiêu hôn không?
2- Trong một nền văn hóa cổ truyền hoặc có tục lệ: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, thì sự miễn cưỡng  nghe theo  lời cha mẹ kết hôn có làm cho hôn nhân vô hiệu không?
Câu hỏi được đặt ra vì có ý kiến phản biện cho rằng:
a- Sự sợ hãi kết hôn do cha mẹ gây ra đối với văn hóa Tây Phương vốn đề cao sự tự do thì được kể là nghiêm trọng, và như vậy hôn nhân vô hiệu. Tuy nhiên, sự sợ hãi đó  trong một nền văn hóa vốn đề cao sự hiếu thảo hoặc danh giá gia đình dòng tộc,  lại không gây vô hiệu hôn nhân, vì việc con phải vâng theo ý của cha mẹ là chuyện bình thường, không nghiêm trọng, cho dù nguời con có miễn cưỡng, không muốn kết hôn;
b- Sự hội nhập văn hóa đòi Tòa án Công Giáo phải xử theo nền văn hóa địa phương. Kết hôn theo sự xếp đặt của cha mẹ là theo tục lệ hay văn hóa cổ truyền, vì vậy hôn nhân do sự xếp đặt của cha mẹ thì không vô hiệu;  3- Nếu xử hôn nhân vì kính sợ cha mẹ là vô hiệu thì ở Việt Nam sẽ có rất nhiều trường hợp như vậy; sẽ gây thiệt hại cho luật bất khả phân ly hôn nhân.

II- Khảo sát giải quyết vụ án của tòa Thượng Thẩm Roma

Sự kiện: Vụ án vô hiệu hôn nhân do cha mẹ xếp xảy ra ở Srylanka, thuộc Nam Á Châu, một đảo lớn trong Ấn Độ dương với nhiều nền văn hóa ảnh hưởng bởi Phật Giáo, Hindu và Hồi Giáo.
Cô Fatima 21 tuổi, kết hôn với anh Aeldred 28 tuổi, sau khi biết nhau chỉ được 3 tháng và từ khi đám hỏi đến lúc kết hôn năm 1972 thì hai anh chị chỉ gặp gỡ nhau có hai lần. Hai vợ chồng đã sinh ra bất hòa từ khi có đứa con đầu lòng. Khi cô Fatima thiếu chung thủy thì họ chia tay nhau, sau 6 năm chung sống.
Anh Aeldred xin tòa án cấp I của Giáo phận Chilaw giải gỡ và đã được tòa này, ngày 23-07-1985, tuyên bố hôn nhân vô hiệu trên cơ sở là cô Fatima đã bị ép buộc (forced) và sợ hãi (fear) khi kết hôn. Tuy nhiên, khi vụ án được đưa lên tòa cấp II ở tổng Giáo Phận Colombo để xác nhận lại, vào ngày 18-02-1987, thì tòa này lại không xác nhận phán quyết của tòa cấp I, nhưng đã đảo ngược phán quyết, xác định hôn nhân này là không vô hiệu.
Vì hai tòa cấp II và cấp I đã có phán quyết trái ngược nhau, chiếu theo điều 1444#1 vụ án được đưa lên tòa án cao hơn, Tòa Thượng Thẩm Roma, để xử cấp III.

Nghi vấn:
Ở Tòa Thượng thẩm, thẩm phán Cormac Burke đã ấn định hai nghi vấn cần thẩm xét để trả lời. Một nghi vấn về thủ tục xử của tòa cấp II và một nghi vấn đối với bản án của tòa cấp I:
a) Quyết định của tòa cấp II Colombo ngày 18-02-1987 có vô giá trị không, (vì đã tiến hành thủ tục sai luật không)?
b) Phán quyết affirmative, xác nhận vô hiệu, ngày 23-07- 1985 của tòa cấp I Chilaw có thể được xác nhận ngay (forthwith confirmed) không?

A. Thẩm xét về pháp lý

1- Xét về sự vô giá trị (null) của bản án cấp II
Trong vụ án Tòa Rota xử cấp III, do hai phán quyết của của cấp I và cấp II trái ngược nhau. Tòa đã xét thấy rằng tòa cấp II đã vi phạm thủ tục xét xử của 1682#2, khiến bản án vô giá trị (null).
Do điều 1682#2 quy định: “Nếu một bản án tuyên bố là hôn nhân không thành được công bố ở tòa cấp I, thì tòa kháng cáo phải nghiên cứu những nhận xét của bảo hệ viên và của các bên nếu có, và phải ra một sắc lệnh hoặc để xác nhận ngay quyết định hoặc để nghiên cứu vụ án theo cách thông thường ở cấp bậc mới”.
Tòa kháng cáo đã vi phạm luật vì đã không xác nhận ngay quyết định của tòa cấp một, cũng không xử vụ án theo cách thông thường ở cấp bậc mới, mà đã ra ngay một bản án đảo ngược bản án của tòa cấp I. Nghĩa là, Tòa cấp II Colombo đã chỉ xem xét lại các hồ sơ vụ án và ra phán quyết ngay mà không tiến hành theo trình tự xử vụ gồm các giai đoạn như: xác định nghi vấn tiêu hôn, ra quyết định thẩm tra, thẩm tra vụ án qua các nhân chứng, tham gia của luật sư, bảo hệ viên… Bản án của cấp II, vì thế, không có giá trị (null) do làm sai thủ tục.

2- Xét về sự tự do và ép buộc gây sợ hãi
Tòa Rota trước tiên xác nhận tự do có gía trị cao quý nơi phẩm giá con người: Con người không thể chịu trách nhiệm về những hạnh vi của mình nếu không được tự do, vì “Tự do là hình ảnh của Thiên Chúa trong con người…Phẩm giá con người, vì thế, đòi hỏi người ấy phải hành động theo lương tâm và chọn lựa tự do, được thúc đẩy và lôi kéo theo cách thế riêng tư từ bên trong, và không được bởi sự  thúc đẩy mù quáng trong chính mình hoặc bởi sự cưỡng ép bên ngoài” (Gaudium et Spes, no. 17). Giáo Hội rất tôn trọng sự tự do, vì thế ấn định hôn nhân vô hiệu do sự ép buộc và sợ hãi (GL. 1103).
Tòa cũng trích dẫn Coram Jullien của Rota trước đó, khẳng định sự tự do kết hôn cũng dựa trên luật tự nhiên, vì thế cho dù hôn nhân của người không được rửa tội thì họ cũng bị chi phối bởi luật tự do này. “Nhờ bởi luật vô hiệu hôn nhân này, sự tự do kết ước hôn nhân được bảo vệ khỏi sự thương tổn, chịu đựng bởi bất cứ ai, do bị cưỡng ép bởi sự sợ hãi, mà không có cách nào thoát khỏi nếu không đành ưng thuận một hôn nhân mà mình chê ghét” (Coram Jullien, July 9, 1932).
Tòa cũng dựa trên định nghĩa của thánh Toma về sự sợ hãi: “Sợ hãi là nhìn thấy trước một sự xấu tương lai mà ý muốn thấy đáng ghét” (Summ. Theol., I-II, q. 6, art. 6), để khẳng định: “Khi sự xấu hệ tại việc sợ làm phật lòng hay buồn phiền cha mẹ hoặc khiến họ giận dữ,  người ta có thể nói đó là sự kính sợ cha mẹ (timor reverentialis)”. Theo lý thuyết thông thường và bền vững của tòa Rota, loại sợ hãi này thì “nhẹ theo bản chất” nhưng được coi là “nghiêm trọng” nếu có kèm theo hoàn cảnh trong trường hợp riêng biệt, khiến cho sự tức giận của cha mẹ xuất hiện như một điều xấu nghiêm trọng. Điều này có thể xảy ra nếu người con,  do  bị thúc ép nhiều lần và đòi hỏi quấy rầy từ cha mẹ, hoặc do những sự cải vả gây nên khó chịu nghiêm trọng, không còn chỗ cho tự do, sợ rằng sự tức giận của cha mẹ có thể còn tiếp tục (Coram Masala, March 14, 1989).
Trong vụ án này, Cormac Burke tái khẳng định ý kiến của Coram Palazzini: Còn xét về sự đe dọa thì “không cần phải nghiêm trọng hay trong ý nghĩa tuyệt đối, nhưng đúng hơn là sự tỷ lệ tương ứng với khả năng chống đở của nạn nhân: càng nghiêm trọng trong những trường hợp sợ hãi nghiêm trọng tuyệt đối thì càng nhẹ trong trường hợp kính sợ cha mẹ, trong đó ngay cả sự thúc ép liên tục cũng đủ” (c. Palazzini, Oct. 18 1972). "Minae non necessario graves in ordine absoluto esse debent, sed proportionatae capacitati resistentiae personae in quam inferuntur: maiores in metu absoluto gravi, minores in metu reverentiali, in quo etiam preces continuae et pressantes sufficiunt" (RRD, vol. 64, p. 564).

3- Tòa án Giáo Hội và vấn đề hội nhập văn hóa
Hội nhập văn hóa: “là một tiến trình nhờ đó Tin Mừng cắm rễ trong các giá trị điạ phương, khám phá và một mặt năng cao sự phong phú của chúng, một mặt khác sửa chửa cho đúng đắn những khiếm khuyết của chúng; và nhờ vậy làm hoàn hảo việc Phúc Âm hóa” (n.6).
Điểm quy chiếu nền tảng và chủ chốt của hội nhập văn hóa không phải chính là văn hóa mà chính là Tin Mừng. Do vậy, Công Đồng đã dạy rằng sự đón nhận Tin Mừng luôn hàm ẩn sự thanh lọc và nâng cao những giá trị của những giá trị truyền thống hay những tục lệ địa phương (x. GS 58). Vì thế, khi loại bỏ một số các thực hành truyền thống vì thiếu chuẩn mực theo Tin Mừng, Giáo Hội không phải là từ bỏ tiến trình hội nhập văn hóa, nhưng chính xác là đang theo đuổi và biểu hiện nó. Sự loại bỏ chế độ đa thê là một ví dụ khá rõ rệt cho tiến trình này và khi làm như vậy Giáo Hội giúp người tín hữu tin vào sự bình đẳng phẩm giá giữa người nam và người nữ, mỗi người hình ảnh của Thiên Chúa (Gen 1: 27; cf. Catechism of the Catholic Church, nos. 1645, 2387).
Như vậy, Tòa Rota đã trả lời cho vấn đề hội nhập văn hóa trong xử vô hiệu hôn nhân. Các tòa án phải phán xử theo luật của Giáo Hội về hôn nhân, tức là những luật đặt nền tảng trên Kinh Thánh. Hôn nhân và sự kết ước hữu hiệu phải được hiểu theo giáo thuyết của Giáo Hội, không được để tập tục hay văn hóa địa phương lấn át. Khi xử hôn nhân theo đúng với tinh thần của Giáo Hội  thì tòa án đã nêu cao những chuẩn mực nhân bản, khai sáng cho những tập tục địa phương.

4- Liên quan đến văn hóa: xếp đặt kết hôn của cha mẹ
Tòa luận giải vấn đề này ở số 9 bản án. Tòa nhận ra đây là một vấn đề lớn có nhiều khác biệt trong xử án, một vấn đề xảy ra khắp nơi và rất nhiều ở Phi Châu và Á Châu. Cormac Burke nhắc lại một nguyên tắc được nêu ra từ Coram Sabattani của tòa Thượng thẩm Roma 20-12-1963: “Một hôn nhân được xếp đặt bởi cha mẹ cho con cái là không vô hiệu, nếu con cái chấp thuận (ratify) sự xếp đặt đó và kết hôn. Nhưng nếu con cái không ước muốn (wish) chấp thuận sự xếp đặt đó và kết hôn và vì thế họ bị cưỡng ép do sợ hãi vào việc kết hôn, thì hôn nhân vô hiệu” (Coram Sabattani, Dec. 20, 1963) (Desponsatio a parentibus facta pro matrimonio filiorum, non vitiat, si dein filii iam inita sponsalia rata habeant et ita contrahant; si vero desponsationem ratam habere nolunt ac proinde nuptias inire cogantur metu, matrimonia sunt irrita": RRD, vol. 55, p. 973).
Tòa Rota công nhận rằng cha mẹ có ý tốt lành khi xếp đặt cho con cái, tuy nhiên điều này không biện minh cho sự vi phạm đến quyền tự do của con trai hoặc con gái về quyền tự do chọn lựa kết hôn của riêng mình, như Giáo Hội luôn luôn dạy rằng sự tự do kết hôn “không thể bị thay thế bởi bất cứ quyền lực nhân loại nào” (GL. 1057#1).
Theo Coram Mattioli, Feb. 29, 1960, thì cha mẹ không đúng khi họ đòi hỏi con cái kết hôn theo ý họ cho dù họ muốn điều tốt cho con hay ước mong đạt được một mục đích xứng đáng. Họ có thể được giảm nhẹ hay biện minh cho hành động của họ ở tòa trong của lương tâm mà thôi,  đối với luật thì họ không biện minh được cho sự vi phạm công lý của họ, và chiếu theo luật thì hôn nhân của người chịu sự cưỡng ép là vô hiệu (x. Coram Mattioli, Feb. 29, 1960) .
Tòa Rota khẳng định rằng các tòa án không được để bị dẫn dắt bởi những chuẩn mực thông thường ở quá khứ, nếu hiển nhiên rằng trong vụ án cụ thể luật tự nhiên hay luật của Giáo Hội bị vi phạm.
Tóm lại, việc luận xét hôn nhân có vô hiệu hay không Tòa án phải dựa trên nghi vấn sau để ra phán quyết:
Một người cuối cùng đã có chấp nhận đề nghị kết hôn với người mình không yêu thích một cách tự do, vì kính trọng kinh nghiệm tốt hơn của cha mẹ hay không; hay là việc chấp nhận hôn nhân đó đi ngược với ước muốn riêng của họ, và đơn giản là do sợ hãi hậu quả của sự không chấp thuận?
Đây là nguyên tắc rất cần thiết để xác định sự vô hiệu: 1- Nếu chấp thuận ý kiến cha mẹ một cách tự do, hôn nhân không vô hiệu. 2- Nếu việc chấp thuận kết hôn lại đi ngược với ý muốn bên trong của họ và chỉ vì sợ một điều xấu xảy đến nếu không chấp thuận thì hôn nhân vô hiệu.

III- Những luận chứng và kết luận của Coram Cormac Burke

Hôn nhân của hai anh chị đã được cha mẹ hai bên dàn xếp qua người làm mai mối. Với chỉ  hai lần gặp gỡ trịnh trọng và ngắn ngũi trong một tháng trước khi cưới, hai anh chị đã  không có dịp để nói chuyện riêng với nhau về hôn nhân hay thảo luận về tương lai. Người vợ  là bị đơn thú nhận là đã không đón nhận  hôn nhân  một cách nghiêm chỉnh (x. n. 13).
Bị đơn nói rằng mình kết hôn không phải vì yêu nhưng vì sự đe dọa của mẹ. Bà mẹ đã năn nĩ con gái ngày này qua ngày khác và dọa rằng nếu không ưng thuận thì bà sẽ hoàn toàn không biết gì đến con nữa (she would ignore me completely). Vì thế, bị đơn sợ và cam chịu kết hôn (x. n. 14).
Cha mẹ bị đơn và nhân chứng xác nhận là có đe dọa con gái mình. Người cha cho biết chính là bà mẹ đã đòi hỏi (insisted on) cô Fatima cưới anh Aeldred, vì người làm mai đã giới thiệu anh Aeldred là người rất tốt; cô ấy thì lại không yêu thương nhưng vì sự năn nĩ đòi hỏi của mẹ nên đồng ý kết hôn (x. n. 14).
Người mẹ nhận rằng trong tháng đính hôn, cô Fatima có khóc và nói rằng không muốn kết hôn và cô ấy chịu kết hôn là vì sự năn nĩ của mẹ (x. n. 14).
Chị của Fatima, Sriyani P, cũng nói: “Cô ấy bị ép hôn bởi mẹ tôi…chỉ vì áp lực của mẹ tôi mà cô ấy kết hôn với Aeldred” (x. n. 14).
Anh của nguyên đơn, Peter, chứng nhận rằng chính nguyên đơn, anh Aeldred, trông cũng không vui vẻ trong lễ cưới bởi vì anh ấy biết cô ấy đã không tự do ưng thuận (x. n. 14).
Xét về sự miễn cưỡng, bị đơn đã nói là cô ta đã “không muốn kết hôn”. Sự xác nhận ngắn gọn này rất tương hợp với những lời khai của mẹ cô ta: “Cô ấy đã khóc vài lần nói rằng cô từ chối kết hôn với anh ta”. Nguyên đơn cũng nói rằng cô ấy cũng không muốn quan hệ chăn gối với anh ta đêm đó (x. n.15).
Ở tòa cấp I Chilaw, thẩm phán đã kết luận: “ Sự xấu đe dọa trên bị đơn dường như không là những bạo lực trên thể lý, hoặc tước bỏ phương tiện sinh sống. Những sự đe dọa như vậy đặt sự xung đột vào lãnh vực của sợ hãi thông thường. Đàng này, nỗi sợ của bị đơn là riêng biệt và là sự phá hủy nghiêm trọng sự yêu mến và kính trọng trong cả đời sống vốn đã nẩy sinh từ thuở bé.  Mối đe dọa đến quan hệ này và vài sự đau buồn giận dữ của cha mẹ thân yêu do sự không vâng lời, đối với bị đơn là một sự xấu nghiêm trọng. Chúng ta phải tin do sự chứng thực hoàn cảnh đó rằng: bị đơn ở trong tình trạng kính sợ nghiêm trọng” (n.14).
Ở tòa cấp II, bảo hệ viên đã chống lại phán quyết của tòa cấp I, biện luận rằng bị đơn đã không bị cưỡng ép, vì “ trong hoàn cảnh thực tế của đời sống của một thôn nữ, kiểu thuyết phục này thì rất thông thường và được chấp nhận. Các thẩm phán tòa cấp II cũng đồng thuận với bảo hệ viên nói rằng: “Đây là một hôn nhân được xếp đặt, một hiện tượng rất thông thường trong nền văn hóa của chúng ta. Thường thì một hôn nhân như vậy được con cái vâng lời chấp nhận, do sự tôn kính cha mẹ, bởi vì con cái tin chắc rằng cha mẹ biết và đề nghị điều gì tốt cho chúng. Đây không được coi là sự kính sợ” (n.16).
Tòa cấp II cũng không đồng ý với tòa cấp I với ý kiến cho rằng sự năn nĩ con cái kết hôn của cha mẹ không gây ra sợ hãi hay gây ra điều xấu nghiêm trọng, trừ khi nó được kèm theo với những “đe dọa truất quyền thừ kế, đuổi ra khỏi nhà, bị mất sự nương tựa hoặc tương tự, hoặc ngay cả những đe dọa ràng buộc thể lý hoặc bạo lực” (n. 15).
Giữa hai ý kiến trái ngược nhau như trên Tòa đã nhận định: “Chúng tôi xét thấy rằng sự phân tích của vị thẩm phán duy nhất ở cấp I là đúng đắn hơn theo như quan điểm của những nguyên tắc pháp lý tòa án đã được thiết lập, và cho rằng vị thấm phán này đã hiểu thấu đáo đâu là sự thực hành truyền thống thực sự đã liên hệ đến sự vi phạm đến nhân quyền và quyền tôn giáo” (n. 17).
Tòa kết luận phán quyết: “Sau khi đã cân nhắc mọi sự cách đầy đủ, những thẩm cứu viên được chỉ định đã trả lời những nghi vấn ban đầu đã nêu ra là:
a) “Xác nhận; nghĩa là, quyết định của tòa kháng án Colombo ngày 18-01-1987 là vô giá trị (null)”;
b) “Phán quyết ngày 23-07-1985 của tòa án Chilaw được xác nhận (confirmed); vì vậy:
“ SỰ VÔ HIỆU HÔN NHÂN ĐÃ ĐỰỢC CHỨNG THỰC, trong vụ án này.”
Tòa án tập đoàn của tòa Rota Roma gồm ba thẩm phán, ngày 20- 01-1994 đã ký tên phán quyết, gồm: Cormac BURKE, ponens; Thomas G. DORAN; và Kenneth E. BOCCAFOLA.
 
Nha Trang 15-01-2016
Lm. JB. Lê Ngọc Dũng
****************************
 
Nguyên văn Anh ngữ của bản án được đăng trên tạp chí nghiên cứu Giáo luật Studia canonica, 29 (1995), trang 253-260, và trên trang web:http://cormacburke.or.ke/node/391
 
 
Decree of Jan 20, 1994 (Chilaw) (Nullity of Sentence)
Mon, 08/02/2010 - 11:06 — webmaster
[Studia canonica, 29 (1995), pp. 253-260]
I. The Facts
1.         The case before us is of a "traditional" marriage, arranged that is by the parents of the parties, who had a bare three months acquaintance. In fact, they actually saw one another twice only in the four weeks which intervened between the betrothal and the wedding itself, which took place on June 15, 1972 in X (Sri Lanka). At the time, Aeldred was twenty eight years old, while Fatima was twenty one. Although one child was born of their union, problems arose immediately between them. After unfaithfulness on the part of the woman, they came to a final separation in May 1978.
            On May 9 1983 the man petitioned the Tribunal of Chilaw to declare the marriage null on the grounds of force and fear exercised on the woman. After the case had been instructed, the single-Judge Court gave an affirmative Sentence on July 23, 1985. The Appeal Tribunal of Colombo, omitting the decree to which c. 1682, § 2 refers, and without any judicial hearing, reversed this with a decision (which the Judges themselves refer to at times as a "Decree" and at other times as a "Sentence") given on Feb. 18, 1987. Considerable time elapsed before the case - without the full Acts - was sent to this Apostolic Tribunal, according to the norm of c. 1444, § 1. Despite repeated requests, the Acts were never received in their entirety. Only after a further four years were they sufficiently complete to make it possible to proceed with the case.
            Free legal representation having been granted to the Petitioner, both the Promotor of Justice and the Defender of the Bond of our Tribunal noted indications of serious violations of procedural norms and of the possible nullity at least of the decision of the Appeal Court. The Ponens decreed that the question should be tried according to the formula: "a) whether the decision of the Tribunal of Colombo of Feb. 18, 1987 is null; and if the answer to this is affirmative: b) whether the Sentence of July 23, 1985 of the Chilaw Court can be forthwith confirmed or not". Gratuitous legal representation was granted to the Respondent also. Today we must reply to these questions.
II. The Law
2.         Regarding the nullity of a Sentence. "If the sentence in favor of the nullity of marriage was in the first grade of trial, the appellate tribunal by its own decree is to confirm the decision without delay or admit the case to an ordinary examination of a new grade of trial..." (c. 1682, § 2). The legal norm is clear. After a declaration of the nullity of marriage in first instance, the Appeal Tribunal, having weighed all the elements of the case and the observations of the Defender of the Bond and of the parties, should either issue a Decree confirming the Sentence, or admit it to ordinary examination in second instance. The reason for this is also clear. If in the Acts which it has received, the Court does not find the requisites for confirming the first Sentence, the proper administration of justice demands that it proceeds to an ordinary judicial examination, with the elements proper to it: concordance of the doubt, further taking of evidence (unless, in rather exceptional cases, this seems unnecessary), the publication of the process, the discussion of the case, the exchange of briefs, etc.; so that the Judges, seeing the case in clearer light which either dispels or confirms the doubts which prevented them from confirming the Sentence, can arrive at a definitive decision.
3.         What the law does not allow for, but rather excludes, is that the Appeal Court should immediately issue a Decree or Sentence reversing the affirmative decision of the lower Tribunal, without the case having gone through a process of ordinary examination in second instance. The main reason is again clear: since the "contradictorium" [or process of hearing both sides] is completely lacking in the case, the parties are deprived of the opportunity of advancing new arguments either for or against the alleged nullity, or of clarifying arguments already set forth, and of knowing similar arguments brought forward by the other party, so to have a chance of disproving them if they can. Thus there are deprived of that "right of defense" which is theirs by natural law. Any Sentence given in such circumstances is null, in accordance with c. 1620, 7º: "A sentence is vitiated by irremediable nullity if:... the right of defense was denied to one or other party".
4.         Re force and fear. The human person could not be responsible for his or her actions, unless these were free. "Freedom is an exceptional sign of the image of God in man... Man's dignity therefore requires him to act out of conscious and free choice, as moved and drawn in a personal way from within, and not by blind impulses in himself or by mere external constraint" (Gaudium et Spes, no. 17). When it is a matter of the choice of a state in life, the Church specially holds that personal freedom is to be respected: (c. 219; cfr. Gaudium et Spes, n. 26). As regards marriage in particular ecclesiastical law requires freedom of consent, in each party, so that they can validly wed. "A marriage is invalid if it is entered into due to force or grave fear inflicted from outside the person, even when inflicted unintentionally, which is of such a type that the person is compelled to choose matrimony in order to be freed from it" (c. 1103).
5.         This disposition rests on the natural law itself. "Inasmuch as the impediment of force and fear is grounded in the natural law, all persons - both baptized and non-baptized, both Catholics and non-Catholics - are undoubtedly bound by it... No one therefore can evade the prescriptions of the law of nature, but all are held to it" (c. Wynen, Oct. 31, 1940)<<"Inquantum impedimentum vis et metus fundamentum suum habet in iure naturali, extra quodpiam dubium est eo adstringi omnes homines, baptizatos et non baptizatos, catholicos et acatholicos... Nullus enim homo effugere potest dictamina iuris naturae, sed omnes eo tenentur": RRD, vol. 32, p. 747.>>. Nature itself demands that those who contract marriage, giving and accepting each other in an irrevocable covenant, should enjoy personal freedom. "By means of this invalidating law, the freedom in contracting marriage is protected against the grave injury suffered by anyone who, compelled by this fear, has no other means of escape than to give consent to a marriage hateful to him or her" (c. Jullien, July 9, 1932)<<"Irritante hac lege ius tutatur matrimonii libertatem adversus iniuriam gravem, quam is patitur qui gravi isto metu compulsus, aliud medium effugiendi non habet nisi praestare consensum in matrimonium sibi odiosum": RRD, vol. 24, p. 289.>>.
            "Fear is in respect of a future evil that the will finds repugnant" (Summ. Theol., I-II, q. 6, art. 6). When the evil consists in fear of offending or saddening one's parents or provoking their indignation, then one speaks of reverential fear. Of itself, and "according to common doctrine and the constant jurisprudence of ecclesiastical courts, this kind of fear is slight of its nature. But it is considered grave if it is qualified, that is, accompanied by circumstances which in the particular case make the superior's indignation appear as a grave evil. This can occur if the son or daughter, because of repeated pressures and troublesome urgings from the parents, or of quarrels which, causing great hardship, leave practically no room for freedom, fears that the parents' indignation may become continuous" (c. Masala, March 14, 1989.)<<"id genus metus iuxta communem doctrinam et constantem iurisprudentiam tribunalium ecclesiasticorum natura sua est levis; habetur vero gravis si qualificatus, seu stipatus adiunctis, quae suadeant indignationem superioris in casu esse malum grave. Hoc obtinet si filius, ex instantibus parentum repetitis ac fastidiosis precibus, iurgiisve continuis, quae locum vix reliquunt libertati, quaeque durum est tolerare, timet parentum diuturnam fore indignationem": RRD, vol. 81, p. 212>>. It can certainly become grave whenever the parents, by means of threats, exercise real coercion over the person in relation to the marriage. These "threats do not necessarily have to be grave in an absolute sense, but rahter in proportion to the capacity for resistence of the person on whom they are exercised: greater in the case of absolutely grave frear, lesser in that of reverential fear, in which even continuous and pressing urgings are enough" (c. Palazzini, Oct. 18 1972)<<"minae non necessario graves in ordine absoluto esse debent, sed proportionatae capacitati resistentiae personae in quam inferuntur: maiores in metu absoluto gravi, minores in metu reverentiali, in quo etiam preces continuae et pressantes sufficiunt": RRD, vol. 64, p. 564.>>.
6.         Ecclesial rights and cultural values. "Inculturation" designates the process by which the Gospel takes root in local values, discovering and enhancing their richness on the one hand, rectifying their possible deficiencies on the other; and so perfecting the work of evangelization. "There are many links between the message of salvation and culture... The Church has existed throughout the centuries in varying circumstances and has utilized the resources of different cultures in its preaching to spread and explain the message of Christ... Faithful to its traditions and at the same time conscious of its universal mission, it can enter into communion with different forms of culture, thereby enriching both itself and the cultures themselves" (GS 58).
7.         Inculturation is both a means and a consequence of evangelization, which is always the priority for the Church (cf. Catechism of the Catholic Church, no. 854). Therefore, the fundamental and dominant reference point for inculturation is not "culture" itself, but the Gospel. This is why the Council teaches that the acceptance of the Gospel always implies a purification and elevation of traditional values or local customs. "The good news of Christ continually renews the life and culture of fallen man; it combats and removes the error and evil which flow from the ever-present attraction of sin. It never ceases to purify and elevate the morality of peoples" (GS ib.).
            The present Pope spoke with vigor on this point during one of his visits to Africa. "The Gospel Message does not come simply to consolidate human things, just as they are; it takes on a prophetic and critical role. Everywhere, in Europe as in Africa, it comes to overturn criteria of judgment and modes of life (cf. Evangelii Nuntiandi, 19). It is a call to conversion. It comes to regenerate. It passes through the crucible all that is ambiguous, mixed with weaknesses and sin. It carries out this function with regard to certain practices that have been brought by foreigners along with the faith, but also with regard to certain customs or institutions which it has found among you" (cf. Insegnamenti di Giovanni Paolo II, VIII,2 (1985), pp. 371-372).
8.         The Church therefore, when it rejects certain traditional practices because they fall below the Gospel norm, is not forsaking the process of inculturation, but is precisely pursuing it and giving it expression. The renewing effect of evangelical inculturation has been specially shown in the constant christian rejection of polygamy, even in societies where it has been a deeply rooted practice. By so doing, the Church is faithful also to her belief in the equal dignity of man and woman, each made in the image of God (Gen 1: 27; cf. Catechism of the Catholic Church, nos. 1645, 2387).
9.         The question of "arranged marriages" requires a more nuanced judgment. Such marriages have been frequent almost everywhere in the past, and are still common in many parts of Africa and Asia. They do not necessarily violate human rights and dignity, since one cannot a priori exclude the possibility that those marrying may freely make their own their parents' or relatives' choice of a spouse. However, this seems less likely in modern times; and if it can be shown that the marriage partner was imposed in violation of the person's rightful free choice, then the marriage can certainly be declared null. "A marriage arranged by parents for their children is not invalid, if the children ratify the engagement entered on and so contract the marriage. If however they do not wish to ratify the engagement and are therefore compelled by fear to wed, the marriage is null" (c. Sabattani, Dec. 20, 1963)<<"Desponsatio a parentibus facta pro matrimonio filiorum, non vitiat, si dein filii iam inita sponsalia rata habeant et ita contrahant; si vero desponsationem ratam habere nolunt ac proinde nuptias inire cogantur metu, matrimonia sunt irrita": RRD, vol. 55, p. 973.>>.
10.       In such cases, when the Church feels bound to make a decision against long-established traditions, it in no way calls into question the good faith of the parents, or their sincere love for their daughter or son, or genuine concern for their welfare. However the subjective good will of the parents does not justify or lessen the objective violation of the son's or daughter's right to freedom in the giving of matrimonial consent. This consent, inasmuch as it constitutes a person in the married state, must always remain a most personal choice; as the Church has always taught, it "cannot be replaced by any human power" (c. 1057, § 1).
            "Nor is it right to object that the parents had good cause for their insistence; in other words, that they were looking to the good of their children, or wished to attain other very upright ends. This could attentuate or justify their action in the forum of their own conscience, but it takes nothing from the objective violation of justice which, according to the norm of law, nullifies the consent of the person suffering their pressures" (c. Mattioli, Feb. 29, 1960)<<"Nec valet obiicere parentes ex iustis causis institisse, i.e. verum bonum filiorum attendentes, et alios etiam fines rectissimos consequi volentes; id enim eorum opus in foro conscientiae attenuare vel iustificare poterit, sed nihil adimit obiectivae iuris laesioni, per quam annulatur patientis consensus ad normam legis": RRD, vol. 52, p. 133.>>.
11.       Tribunals cannot let themselves be guided by what may have been normal or common in the past, if the evidence in a concrete case shows that natural and ecclesial rights have been violated. The juridic question to be determined is whether a person in the end freely acquiesced in the proposed marriage, out of motives of love, of respect for greater experience, etc.; or whether the "acceptance" of the marriage was against his or her own will, and motivated simply by fear of the consequences of not doing so.
III. The Argument
12.       Regarding the first question before us, that is concerning the nullity of the decision of the Colombo Tribunal of Feb. 18, 1987, there can be no doubt. When the affirmative first instance Sentence of Chilaw was appealed to Colombo, the Appeal Court, omitting the Decree indicated in c. 1682, § 2, and without any further process, reversed the decision on Feb. 18, 1987. Against what is prescribed in the canons, the cause was never admitted to ordinary examination; and there is a total absence of everything which the law requires for the judicial process: citation of the parties, joinder of the issue, publication of the acts, the conclusion and the discussion of the case. As a result of these omissions, not only is the proper procedural order subverted, but the right of defense of the parties is gravely violated. The Sentence of the Appeal Court is therefore evidently null.
13.       We are thus brought to the second question: whether the affirmative Sentence of the Tribunal of Chilaw can be confirmed straightaway or not.
            The case is of a marriage that was arranged by the families of the parties, through a "marriage broker" (Acts, 21/13). The parties actually met two times in all, in the course of the single month that elapsed before the wedding. They were brief and formal meetings, without any exchange of personal ideas about the marriage itself, or discussion of plans for the future, etc. (10/7; 9/4). The Petitioner says "She didn't seem to take [the] marriage seriously" (9/5).
14.       Re coercion: The Respondent says clearly that she did not love the Petitioner: "I married him because of my mother's threats..." (17/5). "It was my mother who forced me to marry him" (28/1). Her mother was "a domineering character"... "was insisting day in and day out... I developed a fear because my mother said that she would ignore me completely. Therefore I resigned myself to the situation" (28/4-5). The Petitioner testifies that she was not happy on the wedding day (10/8).
            Both her parents confirm the force brought to bear on her. According to her father, it was her mother who "insisted on Fatima marrying Aeldred... [because] the Marriage Broker said that Aeldred was a very good person and that was the reason" (21/13); "Fatima did not like this marriage. She agreed because of the insistence on the part of her mother" (22/14).
            Her mother admits that during the month's engagement, "she had cried... saying she didn't want to marry him"; and that at the wedding she was "unhappy and resigned" (23). Then she adds: "She married Aeldred because of our insistence... I was the one who insisted that she should marry Aeldred... Every day I was telling her over and over again to agree to this marriage... Now of course I know that it was wrong. At that time I had no idea that it was a wrong thing to do" (26-27; cfr. 30/8).
            Her sister, Sriyani P: "She was forced into this marriage by my mother... it was only because of the pressure exerted by my mother on her that she contracted this marriage with Aelred" (33).
            The Petitioner's brother, Peter, testifies that the Petitioner himself looked unhappy at the wedding, because "he knew the girl wasn't giving her consent freely" (13/7).
15.       Re aversion. The Respondent simply states her aversion to the marriage, without enlarging upon it: "I had an aversion to this marriage" (28/8). The confirmation of this laconic statement seems adequate. Her mother says: "She cried several times stating her refusal to marry him... After her marriage she could not 'forgive' me for it" (26-27). Later: "I asked her whether she liked the man. She said... she did not like to marry him" (30/6). The Petitioner gives evidence that she was not happy on the wedding day (10/8); her mother confirms this (23/7). The Petitioner further states that she did not want to have sexual relations that night (10/10).
            When the Respondent is asked why she remained with the Petitioner for six years, she replies: "I stayed with him, of course all the time quarrelling... because of the shame that I would have to face. I had not courage to break away earlier" (II, 19/21).
            The first instance Judge summarizes his conclusions thus: "The evil which threatened the Respondent was not, it seems, the threat of physical violence, or deprivation of life sustenance. Such threats would well place this litigation in the area of common fear. Rather, the Respondent's fear was of the certain and serious rupture in her life-long relationship of love and respect for her parents, a relationship which had existed from her earliest days. The threat to this relationship and the certain serious distress and indignation which an act of disobedience would cause her beloved parents was for this Respondent a very grave evil. The Respondent must be believed in testifying that the circumstances resulted in a state of grave reverential fear" (45).
16.       We believe that this is both a better reading of the case and a better application of the law than those given by the Judges of the Appeal Tribunal (in the Sentence we have just declared null). The Defender of the Bond of the latter Tribunal argued that there had been no coercion, since "in the actual life situation of a village girl, this sort of persuasion is quite normal and accepted" (II, 36). The Judges concurred, showing exactly where their criterion differed from that of the first Judge: "This is an arranged marriage, a phenomenon quite common in our culture. Usually such marriages are accepted by the children in obedience and out of respect to their parents, since the children firmly believe that the parents know and propose what is best for them. This does not amount to reverential fear" (II, 51).
            They further disagreed with the first instance Judge, in holding that simple insistence by a parent that a child marries cannot produce fear of a grave evil, unless it is accompanied by actual "threats of disinheritance, expulsion from the home, loss of support and the like, or even threats of physical restraint or violence" (ib.).
17.       We consider that the first instance single Judge's analysis of the case was more accurate from the viewpoint of established jurisprudential principles, and that he perceived better where a traditional practice did in fact involve a violation of basic human and ecclesial rights.
18.       Having weighed all of this fully, the undersigned Auditors replied as follows to the preliminary questions put to them:
            a) "In the Affirmative; that is, the decision of the Appeal Tribunal of Colombo of Feb. 18, 1987 is null";
            b) "the Sentence of July 23, 1985 of the Chilaw Tribunal is hereby confirmed; therefore:
            "THE NULLITY OF THE MARRIAGE HAS BEEN PROVED, in this case".
                                                                         Given at the Tribunal of the Roman Rota, January 20, 1994.
            Cormac BURKE, Ponens
            Thomas G. DORAN
            Kenneth E. BOCCAFOLA
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa&nbsp;Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay843
  • Tháng hiện tại15,161
  • Tổng lượt truy cập11,054,692
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi