Giới thiệu quyển CẨM NANG MỤC VỤ GIÁO LUẬT BÍ TÍCH HÔN PHỐI tái bản 2020

Thứ bảy - 27/05/2017 06:27
Xin giới thiệu quyển "Cẩm Nang Mục Vụ Giáo Luật Bí Tích Hôn Phân" do linh mục J.B. Lê Ngọc Dũng, Đại Diện Tư Pháp Gp Nha Trang biên soạn.Một phần quyển sách đã được trình bày trong cuộc thường huấn khoảng 1.100 linh mục do quý Đức Cha thuộc giáo tỉnh Hà Nội tổ chức vào tháng 5 năm 2017, tại Thái Bình và Thanh Hóa .Cuộc thường huấn này cho thấy các linh mục vẫn mong mỏi được hướng dẫn nhiều hơn trong những vụ hôn phối cụ thể và ước mong có những quy định bởi các Đấng Bản Quyền địa phương để có sự thống nhất về thủ tục bí tích hôn nhân, giữa hàng linh mục trong và ngoài giáo phận, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay có nhiều di dân muốn kết hôn ở thành phố, nơi giáo xứ mình đến ở tạm thời.Bên cạnh việc áp dụng những quy định của Đấng Bản Quyền địa phương, sự áp dụng những quy tắc giáo luật được hướng dẫn một cách đúng đắn sẽ giúp giảm thiểu được sự khác biệt về áp dụng thủ tục hôn  nhân trong cả Giáo Hội Việt Nam. Hệ quả là hoạt động mục vụ sẽ hòa hợp hơn giữa hàng linh mục trong các giáo phận, giáo miền; và giáo dân sẽ không còn cảm thấy sự khó dễ của các cha sở trong vấn đề hôn phối.
Giới thiệu quyển CẨM NANG MỤC VỤ GIÁO LUẬT BÍ TÍCH HÔN  PHỐI tái bản 2020
 

Có hai vấn đề Giáo Luật hôn nhân đã thường bị hiểu lầm và đã tạo nên bất đồng nay phải chỉnh sửa cho đúng: 1- Năng quyền chứng hôn thông thường là tòng địa chứ không tòng nhân (đ.1109); 2- Trách nhiệm chính yếu về việc lo lập hồ sơ, tiến hành thủ tục điều tra là thuộc về "cha sở của nơi cử hành hôn phối" (đ.1113), chứ không thuộc về một cha sở được luật định là của bên nào (bên nam hay nữ).
Ngoài ra, quyển Cẩm Nang hướng dẫn áp dụng cách hợp thức hóa hôn phối bằng "điều trị tại căn" ( đ. 1161-1165) đặc biệt hữu ích, đưa người vợ hay chồng công giáo về đời sống hiệp thông các bí tích một cách bình thường trong Giáo Hội, đối với những hôn phối đang bị rối mà người chồng hay vợ bên lương không chịu đến nhà thờ hay gặp cha sở để hợp thức hóa. Giải pháp điều trị tại căn này rất hữu ích vì tình trạng rối hôn phối khác đạo như vậy có khá nhiều ở Việt Nam, nhưng trước đây hầu như chưa được áp dụng trong các giáo phận.
Quyển Cẩm Nang cũng giải thích áp dụng theo Giáo Luật (đ.1151-1153;1693) về việc Giám Mục giáo phận hay tòa án giáo phận cho phép người vợ bị bách hại (chồng ngoại tình đánh đập vợ con;chồng ăn chơi cờ bạc nợ nần đổ trên vợ…) được ly thân và đưa vụ ly thân ra tòa án dân sự để chia tay về mặt pháp lý dân sự. Trong thực tế hiện nay, một số không ít người vợ, chịu không nỗi sự bách hại của chồng nên đã làm đơn ra tòa án dân sự để ly dị và hiện nay đang sống độc thân nuôi con, cam chịu vạ không được xưng tội rước lễ. Nạn nhân có thể được phép của Đức Giám Mục đưa vụ ly thân nói trên được ra tòa án dân sự, hoặc được ơn tha thứ nếu đã tự ý ly dị, để họ trở về sống hiệp thông các bí tích.
Ở phần phụ lục, quyển Cẩm Nang có cung cấp những mẫu đơn cho một số áp dụng giáo luật tương đối mới: Đơn xin điều trị tại căn, đơn xin miễn chuẩn thể thức kết hôn, đơn xin miễn chuẩn tra vấn trong đặc ân Thánh Phaolô, đơn xin công bố hôn nhân vô hiệu mẫu ủy quyền chứng hôn tổng quát…
Quyển Cẩm Nang trước hết được soạn thảo dành cho các linh mục và đại chủng sinh. Các giảng viên giáo lý và các vị phụ trách chức việc trong giáo xứ có thể đọc biết thêm.


Mua sách xin liên hệ:
Nhà sách TGM Nha Trang, email: nhasachtgmnhatrang@gmail.com
Đt. 0583523842
Đt. 05822411015
Hoặc 0988214072 (c. Dũng)

 
CẨM NANG MỤC VỤ GIÁO LUẬT BÍ TÍCH HÔN  NHÂN
Mục lục
 
 
1. NHỮNG NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG.. 1
1.1. Hôn nhân. 1
a- Sự thành lập hôn nhân: Kết ước. 1
b- Đối tượng hay nội dung của kết ước hôn nhân. 2
c- Tình yêu trong hôn nhân. 2
d- Thiện ích hôn nhân, bonum coniugum.. 3
e- Quyền trên thân xác, ius in corpus. 4
f- Sự hà tỳ ưng thuận do kết hôn giả hình, simulatio. 5
1.2. Bí tích hôn nhân. 5
a- Phẩm hàm bí tích. 5
b- Bí tích Hôn phối và Thánh Lễ. 6
c- Phép giao là gì?. 7
d- Kết hôn “tự nhiên” hay kết hôn “theo luật lệ”. 7
e- Theo đạo sau kết hôn. 8
1.3. Đặc tính chính yếu. 9
1.4. Sự ưng thuận. 10
a- Yếu tố chính yếu của kết ước hôn nhân. 10
b- Sự hữu hiệu của "ưng thuận" kết hôn. 11
c- Sự ưng thuận được biểu lộ theo thể thức hợp pháp. 11
d- Có năng cách pháp lý. 14
e- Hôn nhân chưa hoàn hợp. 14
1.5. Quyền kết hôn. 16
1.6. Giáo luật chi phối 17
a- Ý nghĩa. 17
b- Nhìn nhận về hôn nhân ngoài Công giáo. 18
2. CHUẨN BỊ CỬ HÀNH HÔN NHÂN.. 19
2.1. Chuẩn bị xa, gần và tức thì 19
a- Chuẩn bị xa. 19
b- Chuẩn bị gần. 19
c- Chuẩn bị tức thì 21
d- Có bắt buộc chuẩn bị hôn nhân không?. 21
e- Giải pháp cho những vụ xin cưới gấp. 22
2.2. Lãnh nhận bí tích Thêm sức. 23
3. NGĂN TRỞ TIÊU HÔN, CẤM HÔN.. 25
3.1. Ngăn trở tiêu hôn nói chung. 25
a- Ý nghĩa. 25
b- Phân biệt với những ngăn cản hôn nhân khác. 25
c- Quyền thiết lập ngăn trở. 26
d- Sự nhận biết về điều luật ngăn trở tiêu hôn. 27
e- Nihil obstat 27
3.2. Mười hai ngăn trở tiêu hôn. 28
1- Tuổi 28
2- Bất lực. 29
3- Dây hôn phối 30
4- Khác đạo (dị giáo) 31
5- Chức thánh. 31
6- Khấn dòng. 32
7- Bắt cóc. 33
8- Tội ác. 33
9- Họ máu. 34
10- Họ kết bạn (hôn thuộc) 37
11- Công hạnh (liêm sỉ) 37
12- Họ pháp lý. 38
3.3. Ngăn trở công (public) và ngăn trở tiềm ẩn (occult) 39
a- Ngăn trở công (public) 39
b- Ngăn trở tiềm ẩn (occult) 40
3.4. Miễn chuẩn. 41
a- Khái niệm.. 41
b- Phạm vi quyền miễn chuẩn. 42
c- Miễn chuẩn khi đã sẵn sàng lễ cưới 43
d- Miễn chuẩn ngăn trở trường hợp nguy tử. 43
e- Đơn xin miễn chuẩn các ngăn trở. 46
3.5. Những trường hợp kết hôn cần xin phép. 46
a- Không thể kết hôn dân sự. 47
b- Nghĩa vụ tự nhiên do cuộc phối hợp trước. 47
c- Hiển nhiên chối bỏ đức tin Công giáo. 48
d- Kết hôn bất hợp luật nhưng hữu hiệu. 48
3.6. Cấm kết hôn. 49
a- Thẩm quyền cấm kết hôn. 49
b- Giới hạn cấm kết hôn. 50
3.7. Một số quy định hôn nhân theo luật dân sự. 50
a. Cấm các hành vi: 50
b. Điều kiện kết hôn. 51
4. NĂNG QUYỀN CHỨNG HÔN.. 53
4.1. Năng quyền do chức vụ. 53
a- Năng quyền cần thiết để chứng hôn thành sự. 53
b- Năng quyền do chức vụ, hữu hiệu trong địa hạt 53
c- Chứng hôn hữu hiệu và hợp luật 55
4.2. Năng quyền tòng nhân. 56
4.3. Năng quyền do ủy nhiệm.. 57
a- Ủy quyền tổng quát 57
b- Ủy quyền riêng biệt 57
c- Ủy quyền vượt quá giới hạn địa hạt: vô hiệu. 58
d- Chuyển ủy. 59
e- Bổ khuyết việc ủy năng quyền chứng hôn. 59
g- Lý do bổ khuyết việc ủy năng quyền chứng hôn. 62
h- Nhiệm vụ chứng minh và xác tín khi chứng hôn. 62
5. CỬ HÀNH KẾT HÔN.. 65
5.1. Thể thức Giáo luật (forma canonica) 65
5.1.1. Về một nghi vấn thông thường. 65
5.1.2. Thể thức kết hôn. 66
1) Vị chứng hôn. 67
2) Hai nhân chứng. 67
5.1.3. Thể thức kết hôn bất thường. 68
5.2. Nơi cử hành kết hôn. 69
a- Cử hành hôn phối trong, ngoài nhà thờ. 69
b. Nghi thức hôn phối trong Thánh lễ. 70
c. Nghi thức hôn nhân hỗn hợp, khác đạo. 71
5.3. Cử hành hôn nhân cách kín đáo. 72
6. THỦ TỤC KẾT HÔN.. 75
6.1. Giáo xứ, nơi kết hôn. 75
a- Tùy chọn giáo xứ. 75
b- Cư sở, bán cư sở. 76
6.2. Cha sở nơi cử hành hôn phối thụ lý hồ sơ. 78
a- Theo nguyên tắc pháp lý. 78
b- Có thể được giúp lập hồ sơ bởi một cha sở khác. 79
c- Có nên quy định: Cha sở bên nữ lập hồ sơ?. 83
d- Bổn phận chứng hôn của cha sở. 84
e- Khi đôi bạn muốn cử hành tại một giáo xứ khác. 85
6.3. Hồ sơ hôn phối 86
6.3.1. Kết hôn thông thường. 86
1)- Giấy giới thiệu kết hôn. 87
2) Giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức. 89
3) Bản khai trước khi kết hôn. 91
4) Rao hôn phối 92
5) Chứng chỉ giáo lý hôn nhân. 95
6) Giấy chứng nhận kết hôn dân sự. 96
7) Giấy "miễn chuẩn" ngăn trở hay giấy "xin phép" kết hôn. 97
6.3.2. Kết hôn với người ngoại quốc. 97
1) Giấy giới thiệu hay giấy chứng nhận pháp lý. 98
2) Giấy chứng nhận Rửa tội và Thêm sức. 100
3) Bản khai trước kết hôn. 100
4) Giấy rao hôn phối 101
5) Chứng chỉ giáo lý hôn nhân. 101
6) Giấy chứng nhận kết hôn dân sự. 101
7) Hồ sơ theo luật dân sự. 102
6.3.3. Hôn nhân với ngoại kiều không Công giáo. 104
6.4. Mục vụ điều tra, chuẩn bị 105
a- Những hình thức điều tra khác. 105
b- Niêm yết thông báo thủ tục kết hôn. 105
6.5. Gởi chứng nhận kết hôn và ghi chú sổ Rửa tội 106
7. HÔN NHÂN HỖN HỢP, KHÁC ĐẠO.. 109
7.1. Hôn nhân hỗn hợp (matrimonium mixtum) 109
a- Khái niệm.. 109
b- Cần xin phép minh nhiên của Đấng Bản quyền. 109
c- Những điều kiện của điều 1125. 110
d- Rửa tội Tin Lành có thành sự không?. 111
e- Nghi thức kết hôn trong hay ngoài Thánh Lễ?. 112
7.2. Hôn nhân khác đạo (matrimonium disparitatis cultus) 112
a- Khái niệm.. 112
b- Nghi thức trong hay ngoài Thánh Lễ?. 113
c- Về việc thờ cúng tổ tiên. 113
7.3. Miễn chuẩn thể thức Giáo luật 116
8. KẾT HÔN NHỜ ĐẶC ÂN.. 119
8.1. Đặc ân thánh Phaolô. 119
8.1.1. Ý nghĩa. 119
8.1.2. Những quy định pháp lý. 120
1) Sự "chia tay" phải hiểu theo nghĩa pháp lý. 121
2) Người được Rửa tội gây ra chia tay. 123
4) Chất vấn (interpellatio) 124
5) Xin miễn chuẩn việc chất vấn. 125
6) Thực hành chất vấn trong đặc ân thánh Phaolô. 126
7) Vấn đề mục vụ. 127
8) Kết hôn với một Kitô hữu không Công giáo. 129
9) Người lương, sau kết hôn, theo một Kitô giáo. 129
8.2. Đặc ân Đức tin (in Favorem Fidei) 130
a- Tên gọi: Đặc ân Đức tin - In Favorem Fidei 130
b- Đối tượng được hưởng đặc ân. 131
c- Những điều kiện hưởng Đặc ân Đức tin. 132
d- Áp dụng đặc ân Đức Tin ở Việt Nam.. 134
9. THÀNH SỰ HÓA HÔN NHÂN.. 135
9.1. Thành sự hóa đơn thuần. 136
9.1.1. Thành sự hóa do mắc ngăn trở tiêu hôn. 136
1) Pháp lý. 136
2) Ý nghĩa của lập lại sự "ưng thuận". 137
3) Lập lại sự "ưng thuận" theo thể thức luật định. 138
9.1.2. Thành sự hóa do thiếu thể thức. 140
1) Kết ước lại theo thể thức Giáo luật 140
2) Thành sự hóa hôn nhân có rao báo không?. 141
9.2. Điều trị tại căn. 142
9.2.1. Ý nghĩa. 143
1) Sự ưng thuận đã được biểu lộ theo thể thức công. 144
2) Bao hàm miễn chuẩn ngăn trở, thể thức. 145
3) Hồi tố của những hiệu quả Giáo luật 146
9.2.2. Phạm vi của việc ban điều trị tại căn. 147
1) Miễn chuẩn ngăn trở. 147
2) Miễn chuẩn thể thức. 147
3) Điều kiện để điều trị tại căn: duy trì đời sống vợ chồng  150
4) Ngay cả khi cả hai bên hoặc một bên không biết 150
9.2.3. Quyền ban điều trị tại căn. 151
1) Tông Tòa. 151
2) Giám mục Giáo phận. 151
9.2.4. Một giải pháp mục vụ thiết thực. 152
1) Khi linh mục chứng hôn bị sai lầm.. 152
2) Khi giáo dân bị ngăn trở tiêu hôn. 153
3) Khi phía bên lương hay Tin Lành từ chối cử hành nghi thức đạo  153
4) Mẫu đơn được đề nghị 154
10. LY THÂN MÀ DÂY HÔN PHỐI VẪN CÒN.. 155
10.1. Khuyên nên tha thứ cho nhau. 155
10.2. Thẩm quyền Giáo hội can thiệp. 155
10.3. Lý do ly thân hợp pháp và ly dị tòa án dân sự. 156
10.4. Về phạt vạ tội ly dị ở tòa án dân sự. 157
. 160
11. TÒA ÁN HÔN PHỐI. 161
11.1. Tổng quát 161
11.2. Nền tảng sự vô hiệu của hôn nhân. 162
a- Kết hôn vô hiệu do ngăn trở tiêu hôn. 162
b- Kết hôn vô hiệu do hà tỳ hay khiếm khuyết ưng thuận  162
c- Kết hôn vô hiệu do thiếu thể thức Giáo luật 164
11.3. Nhiệm vụ mục tử. 164
PHỤ LỤC.. 167
1. NHỮNG NGUYÊN TẮC HƯỚNG DẪN.. 167
MỤC VỤ BÍ TÍCH HÔN PHỐI. 167
2. CÁC MẪU ĐƠN.. 181
1) Giấy giới thiệu kết hôn. 181
2) Bản khai trước kết hôn. 183
2b) Bản khai trước kết hôn Anh ngữ. 187
3) Giấy xin điều tra sơ khởi bên không Công giáo. 192
4) Giấy xin điều tra và rao hôn phối 193
5) Giấy báo kết quả rao. 194
6) Đơn xin miễn chuẩn ngăn trở khác đạo. 195
7) Đơn xin miễn chuẩn khác đạo và thể thức kết hôn. 197
8) Đơn xin phép kết hôn hỗn hợp và miễn chuẩn thể thức kết hôn  200
9) Điều trị tại căn hôn nhân bị vô hiệu do ngăn trở tiêu hôn. 203
10) Điều trị tại căn hôn nhân với miễn chuẩn ngăn trở và thể thức kết hôn. 206
11) Đơn xin miễn tra vấn trong đặc ân Thánh Phaolô. 209
12) Giấy làm chứng kết hôn cho người không Công giáo hay dự tòng  211
13) Giấy thông báo đã cử hành hôn phối 212
14) Đơn xin đưa vụ ly thân ra tòa án dân sự. 213
15) Đơn xin tòa án hôn phối 216
16) Ủy nhiệm năng quyền chứng hôn tổng quát 219
17) Ủy nhiệm năng quyền chứng hôn riêng biệt 220
18) Chứng chỉ Hôn Phối (Việt - Anh) 221
19) Chứng chỉ Rửa tội, Thêm sức (Việt - Anh) 222
3- DANH SÁCH RỬA TỘI TIN LÀNH.. 224

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,763
  • Tháng hiện tại63,748
  • Tổng lượt truy cập10,817,987
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi