ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO PHÉP LINH MỤC THA TỘI PHÁ THAI TRONG NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT & ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC “TIÊU HÔN” - Phaolô Nguyễn Tất Hải

Chủ nhật - 24/01/2016 03:55
Thật ra, thủ tục này chính thức phải gọi là tuyên bố vô hiệu ngay từ đầu đối với một cuộc hôn nhân bởi vì những yếu tố đáng ra phải có lúc một người nam và một người nữ kết hôn để hôn nhân thành sự lại không có, chẳng hạn như bị áp lực, thiếu hiểu biết về bổn phận trong hôn nhân,… Vì thế, cho dẫu một cặp hôn phối đã ly dị về mặt dân sự nhưng trước mặt Giáo hội, họ vẫn là vợ chồng cho đến khi Tòa án Hôn phối của Giáo phận tiến hành thủ tục “tiêu hôn” và đưa ra phán quyết có phải hôn nhân của hai người đã không thành sự ngay từ đầu hay không.
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO PHÉP LINH MỤC THA TỘI PHÁ THAI TRONG NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT & ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC “TIÊU HÔN”
Chỉ trong vòng 8 ngày đầu tiên của tháng 9/2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra 2 quyết định khiến nhiều người trong và ngoài Giáo hội thảo luận sôi nổi: Ngày 1/9, qua một lá thư gửi cho Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tái Truyền giảng Phúc Âm, Đức Thánh Cha đã ban đặc ân cho tất cả các linh mục trên toàn thế giới trong Năm Thánh Thương Xót (từ 8/12/2015 đến 20/11/2016) được quyền tha tội phá thai của những ai trực tiếp phạm tội trọng này; rồi đến ngày 8/9, qua 2 lá thư được gọi là Tự sắc, Đức Thánh Cha cải tổ thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu thường được biết đến với tên gọi là “tiêu hôn” trong bộ luật Giáo hội Công giáo Latinh và Các Giáo hội Công giáo Đông phương. Vậy người Công giáo chúng ta nên tìm hiểu để có một cái nhìn chính xác về những điều này.
 
1) Về quyết định Đức Thánh Cha ban cho các linh mục được quyền tha tội phá thai, vậy trước đây các linh mục không có năng quyền này hay sao?
- Bàn về tội phá thai, Giáo luật Công giáo Latinh (CIC) điều 1398 nói: “Người nào thực hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả thì bị vạ tuyệt thông tiền kết (tự động tức khắc).” Do đó, một người phụ nữ, bác sĩ và ngay cả những người thúc giục người phụ nữ đó phá thai sẽ bị vạ tuyệt thông tức thì, nhằm cho thấy sự trầm trọng của tội ác này vì tính chất nguy hại không thể nào đền bù được đối với việc tước đoạt sinh mạng của một thai nhi vô tội. Với vạ tuyệt thông, người vi phạm không thể lãnh nhận các bí tích và chỉ có thể được tha thứ bởi Đức Thánh Cha và giám mục địa phương hoặc các linh mục được ủy thác mà thôi, ngoại trừ trong trường hợp một hối nhân trong cơn nguy tử, bất kỳ linh mục nào kể cả khi bị mất năng quyền giải tội, cũng được phép giải hết mọi vạ và mọi tội cách thành sự (CIC, #976).
Tại Hoa Kỳ, kể từ năm 1979, với phép của Tòa Thánh, tất cả các giám mục khi ban năng quyền cho các linh mục giải tội đều bao gồm cả việc tha tội phá thai. Do đó, những ai trực tiếp phạm tội phá thai và thống hối cùng xưng thú tội lỗi đều được các linh mục tha cả tội và vạ tuyệt thông nữa. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhiều giám mục vẫn giữ cho mình quyền tha tội phá thai hoặc chỉ ban cho cha quản hạt hoặc vài linh mục trong giáo phận có năng quyền này mà thôi. Do đó, không phải linh mục giáo phận nào hoặc nước nào cũng có quyền tha tội phá thai. Vì thế, việc Đức Thánh Cha Phanxicô ban cho tất cả các linh mục trên thế giới năng quyền tha tội phá thai trong Năm Thánh Thương Xót và chỉ trong Năm Thánh mà thôi, được áp dụng đối với những trường hợp này. Riêng các linh mục tại Hoa Kỳ trước và sau Năm Thánh Thương Xót đều vẫn có năng quyền tha tội phá thai do các giám mục ban cho.
 
2) Còn về việc Đức Thánh Cha đơn giản hóa thủ tục “tiêu hôn” là như thế nào?
Trước hết, chúng ta phải làm sáng tỏ ý nghĩa của thủ tục “tiêu hôn” (annulment). Đây không phải là ly dị kiểu Công giáo. Thật ra, thủ tục này chính thức phải gọi là tuyên bố vô hiệu ngay từ đầu đối với một cuộc hôn nhân bởi vì những yếu tố đáng ra phải có lúc một người nam và một người nữ kết hôn để hôn nhân thành sự lại không có, chẳng hạn như bị áp lực, thiếu hiểu biết về bổn phận trong hôn nhân,… Vì thế, cho dẫu một cặp hôn phối đã ly dị về mặt dân sự nhưng trước mặt Giáo hội, họ vẫn là vợ chồng cho đến khi Tòa án Hôn phối của Giáo phận tiến hành thủ tục “tiêu hôn” và đưa ra phán quyết có phải hôn nhân của hai người đã không thành sự ngay từ đầu hay không. Chỉ khi nào Tòa án Hôn phối sau một thời gian điều tra nói rằng hôn nhân không thành sự ngay từ đầu thì một trong hai người mới có thể kết hôn với một người khác. Cũng cần nói luôn ở đây, khi một người Công giáo ly dị thì không có nghĩa là người đó bị vạ tuyệt thông (excommunication) và vì thế vẫn có thể lãnh nhận các bí tích. Tuy nhiên, chỉ khi nào người Công giáo ly dị đó kết hôn với người khác mà không được phép của Hội thánh thì không được nhận các bí tích mà thôi, nhưng vẫn là người Công giáo, chứ không bị vạ tuyệt thông.
Thủ tục “tiêu hôn” là một tiến trình đòi hỏi khá nhiều thời gian bởi vì tùy thuộc rất nhiều vào sự cộng tác của đôi hôn phối, các nhân chứng, cũng như khả năng và thời gian của những nhân viên Tòa án Hôn phối.
Với việc đơn giản hóa thủ tục “tiêu hôn”, Đức Thánh Cha Phanxicô không có thay đổi giáo lý của Hội thánh về hôn nhân tức là giữa một nam và một nữ và bất khả phân ly, nhưng chỉ đẩy nhanh tiến trình này mà thôi và ngài đã thực hiện điều này bằng cách:
* Chỉ cần có một phán quyết xác nhận hôn phối vô hiệu và không cần phải hai phán quyết hay hai bản án đồng thuận (tức phải qua 2 tòa án cấp 1 và cấp 2) về sự vô hiệu ấy. Chỉ cần xác tín luân lý của vị thẩm phán thứ nhất (của tòa án cấp 1) theo luật là đủ.
* Đức Giám mục bổ nhiệm một giáo sĩ làm thẩm phán duy nhất (sole judge) thuộc trách nhiệm của giám mục ấy.
* Vì Đức Giám mục giáo phận là thẩm phán nên ngài có thể tiến hành thủ tục cứu xét vắn tắt trong trường hợp sự vô hiệu của hôn phối được hỗ trợ bằng những lý lẽ đặc biệt tỏ tường, chẳng hạn như kết hôn giả, cứ ngoại tình với một người khác vào thời điểm kết hôn hoặc tức thì ngay sau khi kết hôn, che dấu việc bị tù tội hoặc những bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lý trí khi kết hôn được minh chứng bằng những chứng cớ y khoa…
* Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng yêu cầu các giám mục hãy xem xét việc miễn lệ phí đối với những người muốn xin Tòa án Hôn phối điều tra tính chất hữu hiệu hôn phối của họ.
Trở lại với Giáo hội Hoa Kỳ, việc đơn giản hóa thủ tục “tiêu hôn” có làm cho tiến trình này có nhanh hơn không? Câu trả lời là cũng không nhanh bao nhiêu. Lý do, đó là do Giáo hội Hoa Kỳ đã đầu tư tài chánh khá nhiều cho việc thiết lập các Tòa án Hôn phối, trả tiền cho các nhân viên giáo dân để làm việc toàn thời gian và bán thời gian, cũng như đầu tư cho việc gửi những linh mục, phó tế hoặc giáo dân đi học Giáo luật để làm những công việc này. Trong khi đó nhiều quốc gia khác ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh, và Châu Phi vì không có đủ tài lực và nhân lực cần thiết để thiết lập Tòa án nên không sao tiến hành hồ sơ được; đó là chưa kể đến việc suy nghĩ lệch lạc của một số giám mục và linh mục cho rằng nếu tiến hành thủ tục “tiêu hôn” thì làm cho các cặp hôn phối ly dị nhiều hơn (!) Cho nên, chúng ta đừng lấy làm lạ trong số khoảng 50 ngàn vụ “tiêu hôn” được Giáo hội tuyên bố hôn nhân vô hiệu trên thế giới vào năm 2012, có đến một nửa là từ Hoa Kỳ.
Còn về vấn đề lệ phí để tiến hành thủ tục “tiêu hôn” ở Hoa Kỳ, thật ra cũng thay đổi tùy theo giáo phận, nhưng nói chung tất cả các giáo phận ở Hoa Kỳ đều phải trợ cấp cho các Tòa án Hôn phối vì lệ phí từ 200 Mỹ kim đến 600 Mỹ kim cho một hồ sợ xin “tiêu hôn” thật ra cũng chưa đủ để trang trải chi phí hành chánh, giấy tờ, nói gì đến việc trả lương cho nhân viên! Tuy nhiên, một số giáo phận đã miễn lệ phí cho hồ sơ xin “tiêu hôn” và với lời kêu gọi mới đây của Đức Thánh Cha Phanxicô, có lẽ nhiều giáo phận tại Hoa Kỳ sẽ miễn tiền lệ phí.
Cuối cùng, thủ tục đơn giản hóa tiến trình “tiêu hôn” mà Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 8/12/2015 khi Năm Thánh Thương Xót được bắt đầu.
Lm. Phaolô Nguyễn Tất Hải, C.Ss.R.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay874
  • Tháng hiện tại15,192
  • Tổng lượt truy cập11,054,723
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi