CHÚA NHẬT II A. Phục hồi sự đổ vỡ - JB. Lê Ngọc Dũng
Lm JB Dũng
2017-01-21T07:17:58-05:00
2017-01-21T07:17:58-05:00
https://giaoluatconggiao.com/giang-le/chua-nhat-tn-ii-phuc-hoi-su-do-vo-jb-le-ngoc-dung-115.html
/themes/default/images/no_image.gif
GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO
https://giaoluatconggiao.com/uploads/logo.png
Thứ bảy - 14/01/2017 09:55
Chúng ta đã sinh ra trong tội. Nó là một phần của chúng ta . Nó là một tình trạng bị vỡ và chia lìa trong chính bản thân mình, với những người khác, và với Thiên Chúa. Mỗi người trong chúng ta đã bị đỗ vỡ đã bị tổn thương, đã bị phá hủy. Chúng ta có mắt mà chẳng thấy. Có tai mà chẳng nghe. Có lưỡi mà không nói được. Có ý chí mà không quyết định được. Và hơn hết chúng ta có trái tim mà không thể yêu thương.
CNA2
Ga1,29-34
PHỤC HỒI SỰ ĐỔ VỠ
Thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu Đức Giêsu: ”Đây là Đấng xoá tội trần gian”. Có lẽ không có tôn giáo nào lại nói nhiều về tội như đạo Công Giáo : sinh ra đã mắc tội nguyên tổ, bắt đầu có trí khôn thì học xưng tội, được kêu gọi ăn năn thống hối xưng tội thường xuyên, lo làm việc đền tội. Chúa Cứu Thế được gọi là Chúa Chuộc Tội…
Người lương đôi khi cũng nghĩ mình có tội nhưng không đến nỗi có những ý tưởng về tội như người Công Giáo. Tôi đã thấy một người lương sống tương đối tốt, có cảm tình với đạo. Người bạn đề nghị với ông ấy rằng : Ông nên chịu phép rửa tội đi. Người lương này liền thấy khó chịu, nói: Tôi có tội gì mà phải rửa tội.
Xét dưới một khía cạnh nào đó thì người lương ấy cũng có lý, vì ông không trộm cắp giết người, cướp của. . . Tuy nhiên, chữ “tội” mà Tin Mừng hôm nay, cũng như trong đạo Công giáo chúng ta nói đến thì không đơn giản như người lương kia tưởng. Câu chuyện sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu chữ tội một cách sâu xa hơn.
Một ngày kia có một bình trà bằng sứ cổ rất đẹp và qúy giá. Người ta yêu thích, và thán phục một tác phâm tuyệt diệu đó. Nhưng không may một ngày nọ, người giúp việc vô ý đánh rơi. Nó vỡ ra. Vỡ cả nắp lẫn vòi. Bình trà sứ đẹp đó coi như vô dụng và bị ném vào đống đồ phế thải.
Trong một thời gian rất lâu nó nằm trong đống phế thải, bụi bặm bám vào nó, rêu mốc mọc lên, bao phủ cái đẹp của nó. Thỉnh thoảng có người đi ngang qua đống phế thải đó tìm kiếm, mong tìm được một cái gì đó có thể sửa chửa và sử dụng lại được chăng. Tuy nhiên ít có người muốn cầm nó lên làm gì cho bẩn tay. Họ chỉ thường liếc qua rồi vội vã đi tìm thứ khác.
Rồi một ngày, một người trồng hoa nổi tiếng, ông đến đống phế thải, mắt ông bổng chú ý đến bình trà vở. Ông nhận ra một cái gì đó xuyên qua lớp bụi bặm rêu phong. Ông lượm lặt nó và đem về nhà. Việc đầu tiên là lau chùi và ông rất ngạc nhiên về cái đẹp của nó, một vẽ đẹp kỳ diệu dù nó đã bị vỡ, dù bị người ta bỏ đi. Một ý tưởng chợt đến. Ông sẽ dùng nó làm một bình hoa.
Nó đã trở nên xinh đẹp đến nỗi người qua đường phải dừng lại để ngắm nghía nó. Những cánh hoa tuyệt đẹp, nhưng còn đẹp hơn chính là cái bình mà cây hoa đang mọc lên. Họ hỏi: “Ông tìm ở đâu ra cái bình dễ thương này?”, “ Ở trong đống đồ phế thải.”, người trồng hoa trả lời. Nhiều người nghĩ rằng ông tạo nói xạo chơi, và không tin. Nhưng những ai đã biết tài năng khéo léo của ông ta thì rất tin.
Tội ở đây không chỉ là những lỗi phạm, những điều xấu xa chúng ta đã làm, như là khi chúng ta đi xưng tội và được tha. Tội ở đây là một hoàn cảnh, một tình trạng mà chúng ta đang sống trong đó. Nó như là một bệnh, một tật nguyền mà chúng ta phải chịu.
Bởi thế chúng ta không thể mang nó đi nơi khác, không thể hủy bỏ nó được. Nó càng ngày càng đi sâu hơn. Chúng ta đã sinh ra trong tội. Nó là một phần của chúng ta . Nó là một tình trạng bị vỡ và chia lìa trong chính bản thân mình, với những người khác, và với Thiên Chúa. Mỗi người trong chúng ta đã bị đỗ vỡ đã bị tổn thương, đã bị phá hủy. Chúng ta có mắt mà chẳng thấy. Có tai mà chẳng nghe. Có lưỡi mà không nói được. Có ý chí mà không quyết định được. Và hơn hết chúng ta có trái tim mà không thể yêu thương. Bởi thế một lần tắm rửa thì không đủ để là cho chúng ta tốt đẹp được.
Chúng ta cần được sửa chữa những đổ vỡ. Vết thương chúng ta cần được chửa lành.
Tiến trình chửa lành cần thời gian và chịu nhiều đau đớn. Cần đến một liên hệ yêu thương với những người khác. Đây chính là điều Đức Giêsu đã làm. Ngài đã đến ở giữa những người tội lỗi (như người trồng hoa tìm đến đống đồ phế thải). Ngài liên đới với họ, liên đới đến nỗi Ngài như một phần tử của họ, ngoại trừ tội lỗi. Ngài tìm kiếm những người bị mất , bị bỏ rơi, và cho họ nhận ra giá trị của mình, phục hồi họ trong tình nghĩa thân hữu và yêu mến với Thiên Chúa . Đây chính là Tin Mừng, là Tin Vui. Tuy nhiên nó chỉ là Tin Mừng cho những ai nhận ra mình bị đỗ vở và mong mỏi được bình phục trở lại nguyên vẹn. Được cứu độ, vì thế, có nghĩa là được phục hồi nguyên vẹn, được phục hồi vào trong ánh sáng ban đầu nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần. Dù sao, đây là một tiến trình của cả cuộc sống.
Xin Chúa cho chúng ta ý thức được tình trạng tội lỗi của mình. Đó là một tình trạng suy yếu, bị đỗ vở, bị thương tích, một tình trang không còn tự chữa lành. Xin Chúa cho chúng ta tin mạnh mẽ vào ĐGS. Đấng xoá tội trần gian và sống yêu thương như lời Ngài dạy bảo. Vì đó chính là phương cách hữu hiệu, là hiến lễ mà ĐGS đã dâng hiến để cứu độ, để phục hồi chức vị làm con Thiên Chúa nơi chúng ta.
Lm JB. Lê Ngọc Dũng