RỐI LOẠN NHÂN CÁCH ÁI KỶ (NARCISSISTIC)
2022-11-13T09:43:45-05:00
2022-11-13T09:43:45-05:00
https://giaoluatconggiao.com/an-ly-hoc-3/roi-loan-nhan-cach-ai-ky-j-b-le-ngoc-dung-271.html
/themes/default/images/no_image.gif
GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO
https://giaoluatconggiao.com/uploads/logo.png
Thứ sáu - 11/11/2022 10:11
1. Bệnh lý
Rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic personality disorder) có biểu hiện đặc trưng của sự vĩ đại (trong tưởng tượng hoặc hành vi), cần sự ngưỡng mộ và thiếu sự đồng cảm, bắt đầu từ tuổi mới trưởng và hiện diện trong nhiều bối cảnh, được xác định bởi năm hoặc nhiều hơn các đặc điểm sau đây:[1]
10. Có cảm thức mạnh mẽ về sự quan trọng của mình
Họ thường xuyên đánh giá quá cao khả năng của mình, thổi phồng thành tích của họ, tỏ ra kiêu hãnh và tự phụ. Ví dụ. họ thích phóng đại thành tích và tài năng, kỳ vọng rằng sẽ được công nhận là cấp trên mà không có thành tích tương xứng.
20. Bận tâm với những tưởng tượng về thành công vô hạn
Họ luôn bận tâm với quyền lực, danh vọng, sắc đẹp hoặc tình yêu lý tưởng.
30. Tin rằng mình là “đặc biệt” và duy nhất
Họ tin rằng mình đặc biệt, chỉ có những người có địa vị cao trọng trong xã hội mới hiểu được mình.
40. Yêu cầu sự ngưỡng mộ quá mức
Họ luôn muốn được khen ngợi, vị nể, dược chào đón... Ví dụ, họ có thể liên tục câu cá để khen ngợi.
50. Có cảm thức mình có những quyền hay quyền lợi thái quá
Ví dụ, họ có thể cho rằng họ không phải xếp hàng chờ đợi và các ưu tiên của họ rất quan trọng đến nỗi những người khác nên chờ đợi vì họ.
60. Lợi dụng người khác để đạt được mục đích riêng mình
Ví dụ, họ mong đợi sự cống hiến lớn hay quá sức từ những người khác nhưng không quan tâm đến công lao hay cuộc sống của người ấy.
70. Thiếu sự đồng cảm
Họ không sẵn sàng nhận ra hoặc cảm nhận được những cảm xúc và nhu cầu của người khác. Ví dụ, họ thường xuyên thiếu kiên nhẫn lắng nghe người khác; thiếu tế nhị như trường hợp khoe mình mạnh khỏe trước người bệnh tật.
80. Thường ghen tị với kẻ khác hoặc tin rằng người khác ghen tị với mình
Ví dụ, họ bắt bẻ hay phê bình gay gắt đối với những thành công hay điều tốt đẹp của kẻ khác.
90. Kiêu căng hay trịch thượng.
Ví dụ, họ phàn nàn về "sự thô lỗ" hoặc "ngu ngốc" của người phục vụ vụng về, hoặc chê bai một toa thuốc của bác sĩ.
2. Hổ trợ chẩn đoán[2]
- Tổn thương đến lòng tự trọng khiến cho người rối loạn nhân cách ái kỷ nhạy cảm đối với những với những tổn thương từ những lời chỉ trích hay thất bại. Những lời chỉ trích có thể ám ảnh những cá nhân này và có thể khiến họ cảm thấy bị sỉ nhục, xuống cấp, và trống rỗng và họ có thể phản ứng với thái độ khinh bỉ, giận dữ hoặc thách thức. Họ cũng có thể phản ứng có vẻ khiêm tốn nhưng để bảo vệ lòng tự cao của họ.
- Quan hệ giữa các cá nhân thường bị hư hỏng vì những vấn đề xuất phát từ quyền lợi, từ sự cần thiết được ngưỡng mộ, và từ sự coi thường người khác. Mặc dù tham vọng quá lớn và sự tự tin của họ có thể dẫn đến thành tích cao, nhưng hiệu suất có thể thấp, bất ổn, hay thất bại, vì họ không khoan dung, hay chỉ trích.
- Đôi khi họ không muốn chấp nhận rủi ro trong cạnh tranh hay khác tình huống trong đó thất bại là có thể.
- Cảm xúc dai dẵng của sự xấu hổ và nhục mạ ... có thể làm cho họ thoái lui, chán nản, và rối loạn trầm cảm.
- Họ cũng có thể chán ăn và rối loạn sử dụng chất (đặc biệt là liên quan đến cocaine).
- Rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic) có thể pha lẫn với loại rối loạn nhân cách: kịch tính (histrionic), biên giới (borderline), phản xã hội (antisocial) và hoang tưởng đa nghi (paranoid).
Tỷ lệ
Ước tính tỷ lệ mắc rối loạn nhân cách ái kỷ, dựa trên các định nghĩa của DSM IV, dao động từ 0% đến 6,2% trong cộng đồng. Nam bị nhiều hơn nữ.[3]
3. Vụ án rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic)
Vụ án được xử tại Tòa Án Tổng Giáo phận Hartford (1977), Hoa Kỳ. Tòa đã xác nhận hôn nhân vô hiệu do bị đơn, anh Owen Teal bị rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic)
Cô Claudia Mewa và anh Owen Teal, cả hai đều theo đạo Công Giáo, đã kết hôn năm 1962 tại bang Connecticut trong Tổng giáo phận Hartford, lúc Claudia 22 tuổi và Owen 25 tuổi.
Sau ba năm kết hôn, Claudia phát hiện ra rằng Owen đang ngoại tình với một người phụ nữ đã có chồng. Lúc đó, Claudia đã đệ đơn ly hôn nhưng đã rút hồ sơ do lời khuyên của một linh mục. Hai người sống với nhau sau đó tám năm, cuối cùng họ chia tay.
Họ sinh được ba đứa trẻ và ly dị năm 1974, tức là sau 12 năm kết hôn.
Năm 1977, Claudia đã đệ đơn xin tòa án giáo phận tuyên bố kết hôn của cô là vô hiệu.
Trong phần luận chứng của bản án, một số sự kiện đã được thẩm xét như sau:
- Anh Owen Teal đến từ một môi trường gia đình có người cha có vấn đề về uống rượu và chết vì xơ gan vào năm 1961; có một chị gái đã ly dị; hai anh em của anh ta đã có vấn đề với cảnh sát. Một anh trai đã trở nên say sưa trong đám cưới của Owen, phải được đưa về nhà.
- Trong những năm qua, Owen đã trở nên tự ái triệt để, say mê chính mình. Chuyên gia của tòa án, bác sĩ John Limpkin cho rằng anh ta mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ narcissistic và chứng rối loạn này là vô căn, nghĩa là anh ta chưa bao giờ thực sự nhận ra vấn đề.
Thái độ của Owen đối với tình dục là một ví dụ. Phụ nữ, đối với anh, là cơ thể, chỉ là một hành động thể xác, một thứ mang lại cho Owen Teal niềm vui thể xác to lớn mà anh ta rất mạnh mẽ. Anh luôn luôn tán tỉnh phụ nữ.
- Khi Claudia bị đau khổ bởi sự không chung thủy của chồng, đi bộ trên đường phố trong mưa với đứa con mười tám tháng tuổi của mình, choáng váng và hoang mang, Owen đã không quan tâm và gần như bối rối như là không thực sự hiểu vấn đề mà mình đã gây ra cho vợ mình.
- Khi Owen còn nhỏ, anh là một vận động viên trượt tuyết rất thành công, từng thi đấu ở hai Thế vận hội Olympic khác nhau. Đó là một nguồn tự hào vừa phải, nhưng đã trở thành cho Owen bằng chứng tuyệt vời rằng trên thực tế, anh ta là một nhân vật anh hùng.
Trong cuộc thảo luận, Owen đã bày tỏ sự tức giận của mình rằng Claudia đã thỉnh cầu hủy bỏ hôn ước. Anh vẫn tin vào khả năng của anh, vì anh xen kẽ nhiều lần, về thành công và chiến thắng của anh ấy trên sườn dốc trượt tuyết.
- Owen luôn xem mình là số một, và người ta nên quan tâm đến số một của anh. Ví dụ, nếu có một miếng bánh còn lại khi kết thúc bữa tối, thì điều đó tự nhiên là dành cho anh ta, mặc dù thực tế là con anh có thể thích nó. Owen luôn gọi mọi thứ là "của tôi", không bao giờ là "của chúng tôi". Khi vợ chồng đi ra ngoài, anh ta luôn phớt lờ vợ và giao lưu với những người khác, vỗ lưng những người trượt tuyết hoặc nhảy với mọi phụ nữ hấp dẫn trong tầm mắt.
- Kể từ khi ly hôn, Owen thường bỏ rơi con cái tại nhà bà ngoại và thường phàn nàn rằng các khoản thanh toán hỗ trợ trẻ em quá cao. Anh ta đã chậm thanh toán nhiều lần và séc đã bị trả lại nhiều lần. Owen tin chắc rằng những đứa con của mình thần tượng anh ta.
- Về mối quan hệ với mọi người, anh ta không có bạn thân, nhưng hòa đồng với mọi người ở mức độ hời hợt, tham gia vào bữa tiệc cocktail kiểu nhỏ miễn là họ ca ngợi anh ta và không tỏ ra buồn chán trước những khen tặng chiến thắng vĩ đại của mình. Nếu mọi người không đáp ứng mong muốn của anh ta, anh ta bĩu môi và hờn dỗi.
Bác sĩ Limpkin coi Owen mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân và một số đặc điểm ám ảnh cưỡng chế.
Khi cha Thomas Sas, bắt đầu cuộc phỏng vấn với Owen, Owen đã bày tỏ sự tức giận to lớn đối với Giáo hội vì đã trao cho Claudia một phiên điều trần, tuyên bố rằng tất cả những gì cô và các nhân chứng nói đều là dối trá. Cơn thịnh nộ của anh, theo Bác sĩ Limpkin, là sự bảo vệ chống lại việc bị nhìn thấy rằng anh ta bị chứng minh là sai. Với kiểu cách này anh có thể đổ lỗi cho các linh mục và bác sĩ tâm thần của toà án và Giáo hội nói chung.
Với những sự kiện được nêu ra, thu thập được bởi các nhân chứng đáng tin và ý kiến của chuyên gia, các thẩm phán xác nhận rằng Rối loạn nhân cách ái kỷ của Owen Teal đã tước đi khả năng kết hôn của anh ta.
x. L.G. WRENN, Decisions, Washington DC 1983, 63-68.
x. L.G. WRENN, Decisions..., 81-84.