RỐI LOẠN NHÂN CÁCH (PERSONALITY DISORDER)

Chủ nhật - 13/11/2022 09:49

Rối loạn nhân cách (personality disorder)

J.B. Lê Ngọc Dũng

Một người theo cái nhìn thông thường có thể đủ khả năng kết hôn, nhưng theo cái nhìn của khoa tâm lý học, người ấy có thể bị rối loạn nhân cách, không có khả năng để kết hôn.

1. Khái niệm

Rối loạn nhân cách được định nghĩa như là một tập hợp các trạng thái để biệt định các đối tượng có cách sống, cách cư xử và cách phản ứng hoàn toàn khác biệt với người thường nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần đặc trưng.[1]
Các trường phái Pháp cho rằng các rối loạn nhân cách như một dạng bệnh “nhẹ” hoặc tạo cơ địa cho các bệnh lý tâm thần thực thụ. Trong đó quan điểm của Kernberg.[2]
Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, trong quyển DSM V, cho rằng rối loạn nhân cách là một mẫu tồn tại lâu bền của kinh nghiệm bên trong và cách ăn ở con người bị lệch lạc rõ rệt so với những nếp sống văn hóa được mong đợi ở người bình thường.[3]
Rối loạn nhân cách, được xác nhận bởi tính cách con người là cứng nhắc, không linh hoạt và không thích nghi, gây ra đáng kể những khiếm khuyết chức năng hoặc sầu khổ (distress).[4]
Theo DSM V, một nhân cách bình thường được nhận ra dựa vào 3 yếu tố sau:[5]
- Tính giá trị: Con người thường có lý tưởng, phấn đấu để trở thành, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức hiện hành. Vì vậy, tất cả những hành vi không đáp ứng các quy chuẩn lý tưởng và đạo đức hiện hành đều có thể xem như bất thường.
- Tính bình quân: Đây là sự bình thường, tính phổ biến, phù hợp với đại đa số. Thiểu số người lệch ra khỏi nhóm bình quân được xem như khác thường.
- Tính thích ứng (adaptation): Đó là sự đáp ứng linh hoạt đối với các thay đổi tình huống. Những đáp ứng máy móc, cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt và lập đi lập lại phản ảnh tính bất thưòng của nhân cách.
DSM V chỉ định là người bị rối loạn nhân cách khi có biểu hiện bất thường hai hay nhiều hơn các phạm vi sau:[6]
1. Nhận thức (cách nhận biết và giải thích bản thân, người khác và sự kiện).
2. Yếu tố tình cảm (phạm vi, cường độ, thay đổi, và sự phù hợp của đáp ứng cảm xúc).  
3. Hoạt động liên vị.  
4. Làm chủ ham muốn.  
Hiện nay, cả 2 cách phân loại quốc tế như DSM (Mỹ) và ICD (Pháp)[7] đều có đặt trọng tâm trên các biểu hiện lâm sàng và tiêu chí chẩn đoán với các tiêu chí về rối loạn nhân cách như sau:[8]
- Bất thường dai dẳng và hằng định.
- Gây đau khổ và rối loạn chức năng xã hội.
- Xuất hiện đầu tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành.
- Luôn xem xét tính hài hòa với nền văn hóa hiện hành của đối tượng.

2. Phân loại

DSM V chia rối loạn nhân cách thành ba nhóm, với 10 dạng rối loạn nhân cách như sau:[9]
1) Rối loạn nhân cách hoang tưởng đa nghi (Paranoid personality disorder):[10] Mẫu của sự ngờ vực và đa nghi.
2) Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid personality disorder): Mẫu của sự tách rời ra khỏi các mối quan hệ xã hội và bị hạn chế biểu lộ cảm xúc.   
3) Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (Schizotypal personality disorder): Mẫu của sự không thoải mái trong các mối quan hệ, hành vi ứng xử kỳ quặc, bất thường, và lập dị.
4) Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial personality disorder): Mẫu của sự coi thường, và vi phạm quyền của người khác.   
5) Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder): Mẫu của sự bất ổn trong mối quan hệ giữa các cá nhân, tự nhận thức kém, tính bốc đồng. 
6) Rối loạn nhân cách kịch tính (Histrionic personality disorder): Mẫu của cảm xúc thái quá và tìm kiếm sự chú ý.   
7) Rối loạn nhân cách ái kỷ hoặc yêu bản thân thái quá (Narcissistic personality disorder): Mẫu của sự tự cao, cần sự ngưỡng mộ và thiếu sự đồng cảm.   
8) Rối loạn nhân cách tránh né (Avoidant personality disorder): Mẫu của sự bị ức chế xã hội, cảm giác không thỏa đáng và quá mẫn cảm với đánh giá tiêu cực.   
9) Rối loạn nhân cách lệ thuộc (Dependent personality disorder): Mẫu của hành vi phục tùng và bám víu quá mức để được chăm sóc.   
10) Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive personality disorder): Mẫu của mối bận tâm với trật tự, cầu toàn, và kiểm soát.   
Ngoài các mẫu nêu trên, còn có những rối loạn nhân cách do các chất, như thuốc men, rượu bia hoặc đi kèm hay sau bệnh tật.
 
[1] x. TRẦN DUY TÂM, BS CK1, Phòng KHTH, BVTT TP. HCM (x. http://www.bvtt-tphcm.org.vn/n-vn-1424-0/roi-loan-nhan-cach/roi-loan-nhan-cach.html).
[2] x. Ibid.
[3] x. DSM V, 646.
[4] x. DSM V, 647.
[5] x. TRẦN DUY TÂM, BS CK1, Phòng KHTH, BVTT TP. HCM (x. http://www.bvtt-tphcm.org.vn/n-vn-1424-0/roi-loan-nhan-cach/roi-loan-nhan-cach.html).
[6] x. DSM V, 646.
[7] x. Bảng Phân Loại Quốc Tế Bệnh Tật.
[8] x. TRẦN DUY TÂM, BS CK1, Phòng KHTH, BVTT TP.HCM (x. http://www.bvtt-tphcm.org.vn/n-vn-1424-0/roi-loan-nhan-cach/roi-loan-nhan-cach.html).
[9] x. DSM V, 645.
[10] Chuyển dịch thêm chữ “đa nghi” để dễ dàng phân biệt với các dạng hoang tưởng khác.

Tác giả: JB Dũng Lm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay688
  • Tháng hiện tại20,634
  • Tổng lượt truy cập10,722,457
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi