RỐI LOẠN NHÂN CÁCH DẠNG PHÂN LIỆT (SCHIZOTYPAL)
2022-11-13T09:30:19-05:00
2022-11-13T09:30:19-05:00
https://giaoluatconggiao.com/an-ly-hoc-3/roi-loan-nhan-cach-dang-phan-liet-j-b-le-ngoc-dung-273.html
/themes/default/images/no_image.gif
GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO
https://giaoluatconggiao.com/uploads/logo.png
Thứ sáu - 11/11/2022 10:38
Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (schizotypal personality disorder)
J.B. Lê Ngọc Dũng
1. Bệnh lý
Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (schizotypal), hay có thể gọi là rối loạn nhân cách lập dị, vì đặc trưng của sự khiếm khuyết tính xã hội hay liên vị nơi cá nhân, biểu hiện với những hành vi lập dị hay kỳ lạ, khó chịu gay gắt và giảm khả năng đối với các mối quan hệ gần gũi. Rối loạn nhân cách này thường bắt đầu sớm ở tuổi trưởng thành và hiện diện trong nhiều bối cảnh.[1]
DSM V xác định rối loạn nhân cách dạng phân liệt (schizotypal) khi có biểu hiện năm, hoặc nhiều hơn, các điểm sau đây:[2]
1) Có những ý tưởng quy chiếu xa lạ
Họ thường giải thích những nguyên nhân phụ thuộc và những sự kiện bên ngoài như là có một ý nghĩa đặc biệt hay khác thường.
2) Có những niềm tin kỳ quặc hoặc suy nghĩ kỳ bí
Niềm tin vào sự kỳ bí của họ khiến ảnh hưởng đến hành vi và sự không phù hợp của họ đối với các chuẩn mực văn hóa; ví dụ: mê tín dị đoan. Niềm tin vào khả năng thấu thị, thần giao cách cảm, hay giác quan thứ sáu, có thể làm cho họ cảm thấy rằng mình có năng lực kỳ bí, cảm nhận được các sự kiện trước khi chúng xảy ra hoặc đọc được suy nghĩ của người khác.
3) Kinh nghiệm tri giác bất thường, bao gồm cả ảo tưởng về cơ thể
Người rối loạn nhân cách phân liệt có ảo tưởng giao tiếp với các nhân vật hư cấu hoặc với những người không tồn tại.
4) Suy nghĩ và lời nói kỳ quặc
Suy nghĩ và lời nói của họ mơ hồ, hoàn cảnh, ẩn dụ, quá mức, hoặc rập khuôn. Ví dụ, bài phát biểu của họ có thể bao gồm các đoạn bất thường, lỏng lẻo, ra ngoài đề, hoặc mơ hồ. Các từ ngữ hoặc khái niệm đôi khi được họ áp dụng theo những cách bất thường.
5) Nghi ngờ hoặc hoang tưởng
Ví dụ, họ tin tưởng các đồng nghiệp của họ tại nơi làm việc có ý định phá hoại uy tín của họ với ông chủ.
6) Tương tác không phù hợp hoặc hạn chế
Họ thường không có khả năng tạo nên những mối liên hệ liên vị, vì họ đối xử với người khác một cách không phù hợp, cứng cỏi hoặc hẹp hòi.
7) Hành vi hoặc ngoại hình kỳ quặc, lập dị hoặc kỳ dị
Họ không chú ý đến các quy ước xã hội thông thường, không thể tham gia vào trò đùa cho và nhận của các bạn đồng nghiệp.
8) Thiếu bạn thân hoặc bạn tâm tình ngoài người thân cấp một
Họ như có vấn đề và không thoải mái khi có tương quan đến những người khác. Mặc dù họ có thể không vui về việc thiếu các mối quan hệ, nhưng hành vi của họ cho thấy họ thiếu ham muốn đối với các liên hệ thân mật.
9. Mối bận tâm hòa hợp với xã hội cho dù có cao độ cũng không làm giảm bớt sự phân cách.
Họ có mối bận tâm và tìm cách hòa hợp với người khác khi họ cảm thấy rằng họ khác biệt và không thích hợp, nhưng vì sự căng thẳng và nghi ngờ, mối bận tâm này không dễ gì đạt được. Ví dụ, khi đi dự tiệc, mặc dù muốn được vui vẻ thỏa mái với những người khác, nhưng họ vẫn thấy mình căng thẳng và nghi ngờ.
Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (schizotypal) không nên được chuẩn đoán, nếu các hành vi xảy ra hoàn toàn như trong tình trạng tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hay trầm cảm với biểu hiện tâm thần, rối loạn tâm thần khác, hoặc rối loạn phổ tự kỷ.[3]
2. Chẩn đoán phân biệt
Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (schizotypal) nên được phân biệt với:
- Các rối loạn tâm thần khác (mental disorders) với các triệu chứng loạn thần (psychotic symptom). Rối loạn nhân cách này có thể được phân biệt với rối loạn hoang tưởng (delusional disorder), bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia), và rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm với biểu hiện tâm thần, mà đặc trưng bởi một thời gian dai dẳng loạn thần kinh (ví dụ, ảo tưởng và ảo giác).
- Các rối loạn phát triển thần kinh.
- Thay đổi nhân cách do một tình trạng y tế hay do bệnh khác (thay đổi tính cách hay cá tính vì bệnh tật tác động trên hệ thống thần kinh trung ương).
- Rối loạn sử dụng chất, do việc sử dụng chất kéo dài khiến phát sinh những triệu chứng tương tự.
- Rối loạn nhân cách khác và đặc điểm tính cách, vì chúng có những đặc điểm chung. Cần dựa vào những đặc điểm riêng để phân biệt.
Ví dụ, rối loạn nhân cách dạng phân liệt (schizotypal), cũng có tính tách rời xã hội và bị hạn chế tình cảm giống như rối loạn nhân cách hoang tưởng paranoid và rối loạn nhân cách phân liệt schizoid, nhưng rối loạn nhân cách dạng phân liệt schizotypal có thể được phân biệt với biểu hiện nhận thức hay cảm nhân bị lệch lạc có dấu ấn của sự lập dị hoặc kỳ lạ.
Tỷ lệ:
Nghiên cứu thông thường cho thấy khoảng 0,6% nơi người Na-uy, lên đến 4,6% nơi người Mỹ. Ở các y viện thì ít, khoảng từ 0% đến 1,9%. Theo số liệu của theo số liệu của the National Epidemiologic Survey on Alcohol and Related Conditions người mắc chứng rối loạn này khoảng 3,9%.[5]
3, Vụ án nhân cách dạng phân liệt (schizotypal)
Vụ án được xử tại tòa án Tổng giáo phận Hartford (1978), Hoa Kỳ. Tòa đã xác nhận hôn nhân vô hiệu do bị đơn, anh Carl Ruff, bị rối loạn nhân cách dạng phân liệt (schizotypal) .
Cô April Pernice và anh Carl Ruff, cả hai đều theo đạo Công Giáo, đã kết hôn trong Giáo phận Bridgeport vào năm 1962, vào thời điểm cả hai bên đều 24 tuổi.
Cuộc chia ly đầu tiên xảy ra khoảng chín tháng sau khi kết hôn khi anh Carl đơn giản biến mất trong vài ngày. Có thêm vài cuộc chia ly trong chín tháng tiếp theo và sau đó, vào năm 1964, họ chia tay và ly dị năm 1966. Họ có chung một người con.
Cô Pernice đã đệ đơn lên tòa án xin công bố hôn nhân vô hiệu.
Trong tiến trình vụ án, bị đơn, anh Carl Ruff đã không muốn hợp tác với toà án dưới bất kỳ hình thức nào. Những bằng chứng được thu thập từ: 1) lời khai của ba nhân chứng (cô gái của người khởi kiện, mẹ của người khởi kiện và William Flynn, một người bạn của bị đơn), 2) lời khai của nguyên đơn, và 3) một bản báo cáo từ Anthony Canarino, MD, chuyên gia tâm thần do tòa án chỉ định.
Một số các dữ kiện vụ án được thu thập như sau:
- Mẹ của April đã phản đối việc con gái cưới Carl vì cô coi anh ta là "kỳ lạ" nhưng April lại yêu nhau và cặp đôi kết hôn ngay sau khi Carl bắt đầu năm cuối trường luật.
- Carl đã có một thời gian thấy khó khăn giao hợp hôn nhân. Trong vài tháng đầu của cuộc hôn nhân dường như đã khá yên ổn. Tuy nhiên, năm 1963, Carl đã biến mất trong vài ngày và sau đó nhiều cuộc chia ly như vậy trong vài tháng tới.
- Carl có sự vô cảm và vô trách nhiệm, ví dụ, khi Carl nhận séc trả tiền đầu tiên cho mình, Carl chỉ đơn giản là bỏ đi trong vài ngày, tiêu xài những gì mình kiếm được cho mình. Điều này sau đó đã trở thành một điều thường xuyên với Carl.
- Carl là một đứa trẻ có cha mẹ đã ly dị, do Cha của Carl đã bỏ rơi vợ mình, khi Carl lên tám tuổi. Carl luôn ghét cha Carl mình và ít được nuôi dạy bởi cha mẹ.
- Carl cực kỳ vật chất và dường như đã kết hôn vì anh ta nghĩ rằng cô ta giàu có. Carl tiêu tiền lớn, đã vay nợ rất nhiều, cầm đồ, bao gồm cả nhẫn đính hôn. Vợ anh phải nuôi sống bản thân và đứa con trai bé bỏng chào đời.
- Carl hoàn toàn phớt lờ đứa bé. Anh đã đi nghĩ khi vợ sinh con và anh không bao giờ quan tâm đến đứa bé. Sau khi chia tay, anh ta không hỗ trợ gì cho con mình. Carl đã không nhìn thấy con trai của mình trong nhiều năm.
- Carl uống vô độ trong suốt cuộc hôn nhân ngắn ngủi và phát sinh bệnh tâm lý từ đó. Anh ta thường đe dọa sẽ làm hại chính mình và đến vợ. Có lần anh ta cầm dao lớn đe dọa.
- Các nhân chứng cho thấy Carl là người bực bội, ghen tuông, vô tâm, tự cho mình là trung tâm, vô đạo đức, chưa trưởng thành, vô trách nhiệm, và thậm chí ảo tưởng.
Chuyên gia của tòa án, bác sĩ Canarino, đã kết luận rằng anh Carl Ruff mắc chứng rối loạn nhân cách dạng phân liệt schizotypal nghiêm trọng, khiến anh ta không thể duy trì mối quan hệ giữa các cá nhân lâu dài.
Các thẩm phán đã ký tên xác nhận anh Carl Ruff, vào năm 1962, không có khả năng ưng thuận kết hôn vì anh ta không có khả năng thực hiện đối tượng của sự ưng thuận đó.
x. L.G. WRENN, Decisions, Washington DC 1983, 55-58.