RỐI LOẠN NHÂN CÁCH PHÂN LIỆT (SCHIZOID)

Thứ sáu - 11/11/2022 10:32

Rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid personality disorder)

 

J.B. Lê Ngọc Dũng

1. Bệnh lý

Rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid personality disorder) có đặc điểm là sự “tách rời” khỏi các mối quan hệ xã hội bình thường và một loạt “hạn chế biểu hiện của cảm xúc” trong môi trường giao tiếp. Rối loạn này bắt đầu từ tuổi trưởng thành sớm và hiện diện trong nhiều bối cảnh.[1] 
DSM V xác định sự rối loạn nếu có trong bốn hoặc nhiều hơn những đặc điểm này:[2]
1) Không muốn và không thích những mối quan hệ chặt chẽ hay thân mật
Người có rối loạn nhân cách phân liệt dường như thiếu mong muốn sự thân mật, kể cả trong quan hệ gia đình. Họ không quan tâm đến các cơ hội để phát triển các mối quan hệ chặt chẽ; và dường như không lấy được nhiều sự hài lòng của người thân trong gia đình hoặc một nhóm xã hội khác.
2) Hầu như luôn chọn những hoạt động đơn độc
Họ thích dành thời gian cho bản thân hơn là ở bên người khác; chọn nghề hay việc làm đơn độc, ít tương giao với người khác.
3) Rất ít quan tâm, hoặc không có hứng thú với các hoạt động tình dục với người khác
Họ có thể có rất ít quan tâm đến hoạt động tình dục với người khác, nhưng lại thích công việc cơ khí hoặc trừu tượng, chẳng hạn như máy tính hoặc các trò chơi toán học.
4) Có niềm vui riêng cá nhân trong vài hoạt động, nếu có
Họ có thể có những niềm vui từ cơ thể, hoặc từ kinh nghiệm cá nhân, chẳng hạn như đi bộ trên một bãi biển lúc hoàng hôn.
5) Không có bạn bạn bè thân thiết hay tâm tình
Những cá nhân này không có bạn thân hay bạn tâm tình, ngoại trừ những người rất thân như cha mẹ, con cái.
6) Thờ ơ với lời khen ngợi hay chỉ trích của người khác
Cá nhân có rối loạn nhân cách phân liệt dường như thờ ơ với sự chấp thuận hoặc phê bình hay khen ngợi của người khác; và dường như không bị làm phiền bởi những gì người khác có thể nghĩ về họ.
7) Cảm xúc lạnh nhạt, tách rời, hoặc thờ ơ.
 Họ thường biểu hiện sự "nhạt nhẽo" bên ngoài, không phản ứng cảm xúc và hiếm khi đáp lại cử chỉ hay nét mặt, chẳng hạn như nụ cười hoặc gật đầu.
Người rối loạn nhân cách hiếm khi trải qua những cảm xúc mạnh mẽ như giận dữ và vui sướng. Họ thường hiển thị một ảnh hưởng hạn chế và xuất hiện lạnh lùng và xa cách.
Rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid) không nên được chuẩn đoán, nếu các đặc điểm xảy ra hoàn toàn như trong bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hay trầm cảm... hoặc nếu chúng xuất phát từ những ảnh hưởng sinh lý của một bệnh thần kinh (ví dụ, động kinh thùy thái dương) hoặc một tình trạng y tế khác.[3]


2. Các tính năng bổ trợ chẩn đoán:[4]
- Họ có thể gặp khó khăn đặc biệt trong việc thể hiện sự tức giận, ngay cả khi bị khiêu khích trực tiếp, điều này góp phần cho thấy họ thiếu cảm xúc.
- Cuộc sống của họ đôi khi dường như vô hướng, biểu hiện ở những phản ứng thụ động với hoàn cảnh bất lợi hay gặp khó khăn.
- Do thiếu kỹ năng xã hội và thiếu ham muốn tình dục, những người mắc chứng rối loạn này có ít tình bạn, không thường xuyên hẹn hò và thường không kết hôn. 
- Khả năng nghề nghiệp của họ có thể bị suy yếu, đặc biệt nếu có sự tham gia với người khác, nhưng họ lại có thể làm tốt trong điều kiện đơn độc. 
- Khi bị căng thẳng họ có thể bị loạn tâm thần (spychosis) ngắn hạn (vài giờ hay vài phút) hoặc rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid) có thể xuất hiện như là tiền thân của rối loạn ảo tưởng hoặc hoang tưởng (schizophrenia). Họ đôi khi có thể phát triển rối loạn trầm cảm (depressive disorder) lớn. Rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid) này cũng thường xuyên đồng thời xảy ra với rối loạn hoang tưởng (schizotypal), rối loạn nhân cách hoang tưởng (paranoid) và tránh né (avoidant).[5]
Tỷ lệ
Tỷ lệ rối loạn nhân cách phân liệt được kể là khoảng 4,9% theo Survey Replication; 3,1% theo National Epidemiologic Survey on Alcohol and Related Conditions.[6]


4. Chẩn đoán phân biệt
Rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid) thì khác biệt với: [7]
- Các rối loạn tâm thần khác (mental disorders) với các triệu chứng loạn thần (psychotic symptom);
- Rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum disorder);
- Thay đổi tính cách do một tình trạng y tế khác;
- Rối loạn do sử dụng các chất;
Các cá nhân mắc chứng loạn nhân cách phân liệt (schizoid) có đặc điểm là "người cô độc", được chuẩn đoán chỉ khi nào đặc điểm này là thiếu linh hoạt, thiếu thích nghi và gây suy thoái chức năng đáng kể.


5. Vụ án rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid)
Vụ án được xử tại Tòa Án Tổng Giáo phận Hartford (1978), Hoa Kỳ. Tòa đã xác nhận hôn nhân vô hiệu do anh Herman Jaskolka mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid) với những đặc điểm hoang tưởng.[8]
Cô Celia Choucas và anh Herman Jaskolka, cả hai đều theo đạo Công giáo, đã kết hôn trong Tổng giáo phận Hartford vào năm 1971, khi Celia 21 tuổi và Herman 24 tuổi.
Celia và Herman sống với nhau khoảng bốn năm nhưng Herman luôn cực kỳ xa cách và không có mối quan hệ nào phát triển giữa họ. Herman cuối cùng đã rời Celia vào năm 1975. Họ ly dị nhau năm 1976.
Năm 1978 Celia đã đên đơn lên tòa án xin tuyên bố kết hôn là vô hiệu.
Bản án đã xác nhận anh Herman bị rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid personality disorder), không có khả năng kết hôn thành sự,
Trong phần luận cứ của bản án các dữ kiện được đúc kết như sau:
- Bị đơn, anh Herman lớn lên trong một gia đình có bố mẹ mạnh mẽ, lạnh lùng; mẹ anh mới là người thống trị nhà. Anh ấy rụt rè, ít nói, thích sống một mình, trầm lặng, không có bạn bè thực sự. Bởi vì anh ta có ấn tượng nặng là bị những người khác xa tránh xa và bị giữ khoảng cách. Herman hiếm khi tìm kiếm lời khuyên, không thoải mái sinh hoạt trong các nhóm và không thể thư giãn.
Herman thích làm mọt sách; anh không giao tiếp. Hai nhân chứng nhận thấy, trong buổi tán tỉnh, cặp đôi này giống như một cặp robot; không có tình cảm hay sự âu yếm. Gia đình của Herman không hào hứng với đám cưới.
Anh đã từng quan tâm đến quan hệ tình dục trước khi kết hôn, nhưng sự quan tâm đó đã giảm. Anh miễn cưỡng chạm vào cô hoặc bày tỏ tình cảm. Anh giao tiếp với vợ một cách hời hợt. Herman sẽ chỉ thảo luận về công việc làm ăn, hoặc việc khác, chứ không nói về tình cảm hay cảm xúc.
Bác sĩ tâm lý Limpkin, mô tả tính cách của Herman như là con "nhím", luôn phòng thủ bằng những gai nhọn để tự bảo vệ khi mọi người đến gần anh ta. Một trong những nhân chứng, Doris Mulligan, cho biết, chẳng hạn, người ta phải đưa ra thông báo ba tuần trước khi đến thăm mẹ con anh. Herman tuyên bố rằng anh ta bị bệnh hoặc quá mệt mỏi không muốn tiếp xúc hay làm trò vui cho kẻ khác.
Đôi bạn mặc dù sống với nhau khoảng bốn năm, nhưng tất cả tình dục giữa họ đã chấm dứt sau khoảng mười lăm tháng. Celia cố gắng thúc đẩy Herman trong quan hệ tình dục và khuyên nên đi tư vấn bác sĩ nhưng Herman lại không muốn. Đến đầu năm 1973, hễ mỗi khi Celia bước vào một căn phòng, thì Herman sẽ rời khỏi phòng đó. Hai người không thể sống chung phòng.
Vào năm 1975 khi Herman muốn ly hôn, nói rằng anh ta đang yêu một người phụ nữ khác. Anh cũng đã nói rằng anh không tin vào sự bất khả phân ly của hôn nhân.
Bác sĩ Limpkin, đã chẩn đoán Herman mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid) với những đặc điểm hoang tưởng. Chứng rối loạn, ở mức độ trung bình đến nặng, đã tước đi năng lực cho mối quan hệ thân mật của anh ta.
Những bằng chứng, bao gồm cả báo cáo của chuyên gia, chứng minh rằng Herman Jaskolka mắc chứng tâm lý nặng, khiến anh ta mất khả năng kết hôn.

 


[1] x. DSM V, 652.
[2] x. DSM V, 653.
[3] x. DSM V, 654.
[4] x. Ibidem.
[5] x. Ibidem.
[6] x. DSM V, 654.
[7] x. DSM V, 655.
[8] x. L.G. WRENN, Decisions, Washington DC 1983,  51-54.
[9] x. DSM V, 656.
[10] x. Ibidem, 656.
[11] x. DSM V, 657.
[12] x. Ibidem.
[13] x. Ibidem.
[14] x. L.G. WRENN, Decisions..., 55-58.

Tác giả: JB Dũng Lm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay897
  • Tháng hiện tại20,836
  • Tổng lượt truy cập11,104,686
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi