RỐI LOẠN NHÂN CÁCH RANH GIỚI (BORDERLINE)

Chủ nhật - 13/11/2022 08:56

Rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder)

J.B. Lê Ngọc Dũng

1. Bệnh lý

Rối loạn nhân cách ranh giới (borderline) là chứng rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi sự không ổn định của các mối quan hệ giữa các cá nhân, tự hại bản thân, bốc đồng mạnh mẽ.
Rối loạn bắt đầu từ trước tuổi trưởng thành sớm, được nhận ra bởi năm (hoặc hơn) các đặc điểm sau:[1]
1) Nỗ lực điên cuồng để tránh bị từ bỏ
Sự bị từ bỏ hay bị chối từ có thể là thực sự hay chỉ do bản thân tưởng tượng. Khi nhận thức được mình bị từ bỏ, hay bị tách biệt, họ có những thay đổi sâu sắc trong hình ảnh bản thân, nhận thức và hành vi. Ví dụ, họ tuyệt vọng đột ngột khi một bác sĩ tuyên bố hết giờ làm việc; hoảng sợ hay giận dữ khi cuộc hẹn chỉ là trễ vài phút hoặc phải hủy bỏ. 
2) Quan hệ giữa các cá nhân không ổn định mạnh mẽ
Họ có thể lý tưởng hóa những người chăm sóc hoặc người yêu, nhưng họ có thể nhanh chóng chuyển từ lý tưởng hóa sang hạ bệ phẩm giá người khác, khi cảm thấy rằng người kia không đủ quan tâm, không cho họ đủ. Những thay đổi như vậy thường phản ánh sự vỡ mộng.
3) Rối loạn nhận dạng mình, hoặc rối loạn ý thức về bản thân
Họ thay đổi đột ngột trong việc nhận thức về mình, đặc trưng bởi sự thay đổi mục tiêu, giá trị và khát vọng nghề nghiệp, về bản sắc tình dục và loại bạn bè.
4) Sự bốc đồng mạnh mẽ
Họ bốc đồng ít nhất hai trong những lĩnh vực có khả năng tự gây hại. Ví dụ như về lãnh vực: chi tiêu, tình dục, lạm dụng chất gây nghiện, lái xe liều lĩnh, ăn uống say sưa.
5) Hành vi toan tự tử, hủy hoại cơ thể tái diễn
Những hành vi tự hủy hoại mình hay đe dọa người khác rằng mình sẽ tự tử hay hủy hoại... thường do họ bị hay sợ bị từ chối, bỏ rơi...
6) Mất ổn định tình cảm (affective instability)
 Ví dụ, họ khó chịu, cáu gắt hoặc lo lắng thường kéo dài một vài giờ và chỉ hiếm khi hơn một vài ngày. Tâm trạng bồn chồn cơ bản của họ thường bị gián đoạn bởi thời kỳ giận dữ, hoảng loạn, hoặc tuyệt vọng và hiếm khi được nhẹ nhõm bởi giai đoạn hạnh phúc hay hài lòng.
7) Luôn cảm thấy trống rỗng
Họ luôn sợ hãi sự trống rỗng, luôn tìm kiếm một cái gì đó để làm.
8) Bực bội, tức giận dữ dội hoặc khó kiểm soát cơn giận
Họ có thể thể hiện sự mỉa mai cực độ, cay đắng kéo dài, hoặc bộc phát bằng lời nói. Họ tức giận thường do nghĩ rằng mình bị người chăm sóc hoặc người yêu bỏ bê, không quan tâm hoặc từ bỏ.
9) Có hoang tưởng thoáng qua
Trong tình trạng căng thẳng họ có thể có hoang tưởng và các triệu chứng của sự bất hòa hợp nghiêm trọng. 


2. Chẩn đoán hổ trợ
Cá nhân bị rối loạn nhân cách ranh giới (borderline) có thể có những biểu hiện như sau: [2]
- Họ có thể suy yếu hay làm sói mòn chính mình ở một thời điểm mà mục tiêu của họ sắp được thực hiện, như bỏ học ngay trước khi tốt nghiệp. Họ có thể chấm dứt một mối quan hệ ngay khi mối quan hệ có thể kéo dài. Điều này cho thấy có sự mau chóng thay đổi của họ.
- Có một số có triệu chứng phát triển tâm thần giống như là ảo giác, ảo ảnh về cơ thể trong thời gian căng thẳng.
- Cảm thấy an toàn hơn với các vật nuôi hoặc sở hữu vô tri so với các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
- Một số có thể chết sớm, tự tử, đặc biệt là ở những người có xảy ra đồng thời rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn do sử dụng các chất.
- Có thể bị khuyết tật xuất phát từ hành vi lạm dụng tự gây ra cho mình hoặc tự tử bị thất bại.
- Họ có thể thường bị thất nghiệp nhiều lần, bỏ dỡ học hành, chia tay hoặc ly dị.
- Trong thời niên thiếu, họ có thể bị lạm dụng thể chất và tình dục, bị bỏ bê, mâu thuẫn thù địch, mất mát cha mẹ.
- Họ có thể có rối loạn trầm cảm, bị stress sau sang chấn; rối loạn ăn uống, hiếu động thái quá, rối loạn tập trung.
Rối loạn nhân cách ranh giới cũng thường xuyên xảy ra đồng thời với các rối loạn nhân cách khác.
Tỷ lệ
Tỷ lệ trung bình của rối loạn nhân cách ranh giới (borderline) được ước tính là 1,6%, nhưng có thể cao đến 5,9%. Tỷ lệ rối loạn nhân cách ranh giới ở khoảng 10 % trong số các cá nhân được khám tại các phòng khám y tế ngoại trú và khoảng 20% ở bệnh nhân nội trú tâm thần. Tỷ lệ này có thể giảm ở các nhóm tuổi lớn hơn.[3]
Rối loạn nhân cách ranh giới phần lớn ở nữ giới.[4]


3. Vụ án rối loạn nhân cách ranh giới (borderline)
Vụ án được xử tại Tòa Án Tổng Giáo phận Hartford (1978), Hoa Kỳ. Tòa đã xác nhận hôn nhân vô hiệu do anh IvanTanager bị rối loạn nhân cách ranh giới (borderline)[5].
Cô Sylvia Gazzera và anh IvanTanager, cả hai đều theo đạo Công Giáo, đã kết hôn vào năm 1960, ở bang Connecticus, tổng giáo phận Hartford, lúc đó Sylvia hai mươi tuổi và Ivan hai mươi bốn tuổi.
Cặp đôi sống với nhau mười bảy năm và có hai con nhưng anh Ivan vô trách nhiệm, tàn bạo, bạo lực và nghiện rượu. Hai người cuối cùng đã ly thân vào tháng 3 năm 1977 và Sylvia đã ly hôn ở Hartford vào ngày 15 tháng 2 năm 1978.
Trong phần luận chứng của bản án các thẩm phán đã đúc kết như sau:
- Anh Ivan lớn lên trong một gia đình đông con với mười anh chị em, một người cha uống rượu và thường xuyên nghỉ việc, một người mẹ thống trị và đóng vai trò là người bảo vệ của Ivan chống lại anh chị em của mình, người mà Ivan có mối quan hệ kém.
- Ivan là một người học chậm, chỉ đến lớp 6 và có vấn đề trốn học ở trường. Ở tuổi thiếu niên, anh theo băng nhóm và thỉnh thoảng gặp vấn đề với cảnh sát.
- Trong thời gian tán tỉnh, Ivan thỉnh thoảng lỡ hẹn và chỉ đơn giản nói rằng anh ta đã quên. Cô Sylvia cứ tưởng anh tốt và không biết gì về xuất thân hay uống rượu của anh.
Tuần trăng mật đến như một cú sốc lớn đối với cô. Ivan khóc trong đêm tân hôn vì tình dục là một vấn đề lớn đối với Ivan. Anh ta chỉ giao hợp khoảng hai mươi lần trong tất cả các năm kết hôn và ngay cả trong những dịp đó anh ta thường say xỉn, hoặc Sylvia hầu như ép anh ta quan hệ tình dục.
Đây cũng là về tuần trăng mật mà Sylvia đã làm quen với thức uống của Ivan. Anh ấy thực sự say rượu trong toàn bộ tuần trăng mật, mỗi đêm cho đến bốn hoặc năm giờ sáng.
Trong suốt cuộc hôn nhân, Ivan thường xuyên vắng mặt, do anh ta uống và đánh nhau trong công việc. Anh cũng thường bị mất việc.
Dù anh ta kiếm được bao nhiêu, cũng không bao giờ có đủ tiền. Anh ta đã cho Sylvia 70 đô la một tháng để cho thuê, tiện ích và thực phẩm trong khi anh ta đánh bạc và dành phần còn lại. Anh ta gây nợ nần nghiêm trọng.
Ivan luôn là một người đàn ông hung bạo, đánh đập Sylvia và cố gắng bóp cổ cô ta và là một con quái vật đối với những đứa con.
Những sự cố kỳ lạ khác bao gồm việc anh ta muốn đốt giường bệnh viện mà Sylvia là một bệnh nhân vào năm 1962, bởi vì cô ta sẽ chết và sẽ được hỏa táng; và anh nỗ lực tự tử chính mình vào cuối cuộc hôn nhân.
Chuyên gia về vụ án, bác sĩ Walter Taube, đã chẩn đoán Ivan mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới nghiêm trọng, kết quả chủ yếu từ một gia đình thiếu thốn vào thời thơ ấu.
 
[1] x. DSM V, 663-664.
[2] x. DSM V, 665.
[3] x. Ibidem, 665.
[4] x. Ibidem, 666.
[5] x. L.G. WRENN, Decisions, Washington DC 1983, 75-80.

Tác giả: JB Dũng Lm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay998
  • Tháng hiện tại1,887
  • Tổng lượt truy cập11,155,220
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi