CHÚA NHẬT VỌNG B1. Tỉnh thức luôn luôn - JB. Lê Ngọc Dũng

Chủ nhật - 03/12/2017 05:05

Mc13, 33-37
Tỉnh thức luôn luôn
Chúa Giêsu kêu gọi tỉnh thức, vì sao vậy? Ngài giải thích:  “vì anh em không biết khi nào thời ấy đến”. Ngài cắt nghĩa thêm: “Cũng như người kia đi phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, mỗi người một việc, và ra lệnh cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức” (Mc 13, 32). Nghĩa là, mỗi người chúng ta được Thiên Chúa trao cho một sứ mệnh, như những người giúp việc được trao công việc khi ông chủ đi phương xa. Rồi Chúa sẽ đến bất ngờ, như ông chủ bất ngờ trở về nhà.
Có hai trường hợp có thể nói là Chúa đến với ta bất ngờ. Thứ nhất là cái chết đến bất ngờ, thứ hai là Chúa đến viếng thăm ta ngay qua cuộc sống thường ngày.
Về việc cái chết đến bất ngờ thì chúng ta cũng đều thấy rõ: như một chiếc xe đâm thẳng vào người, chết ngay tức khắc; như ở Âu Mỹ, cuộc sống tưởng như bình an, sung túc, nhưng một tên cuồng tín hay điên khùng nào đó đưa súng bắn xối xả vào đám đông; như trong cơn bảo số 12 vừa qua đi vào Khánh Hòa, gây thiệt hại lớn lao, mất nhà mất cửa, gây cái chết cho khoảng 40-50 người. Một phần lớn là chết trên biển, do việc chăn nuôi hải sản. Những người này mặc dù nghe thông báo có bảo nhưng vì cả tài sản đầu tư khổng lồ, tài sản nuôi sống cả gia đình nên liều lĩnh bám trụ ở biển. Họ phải nhận một cái chết bất ngờ. Tài sản bị mất mát thì có thể tạo dựng lại được, nhưng mạng sống thì muôn đời không thể lấy lại. Thật là thảm thương.
Cái chết đến bất ngờ quả là nguy hiểm khôn lường. Tuy nhiên tỷ lệ chết như vậy thì không nhiều, họa hoằn mới có, nên có lẽ chúng ta ít sợ. Người khôn ngoan thì phải chuẩn bị cho cái chết đến bất ngờ, như năm cô trinh nữ khôn ngoan mang dầu đầy bình đi đón chàng rễ. Ngược lại, thì quả là khờ dại, mất đi cả đời người.
Trường hợp thứ hai là Chúa đến viếng thăm ta ngay qua cuộc sống thường ngày, nhưng chúng ta lại quá mê muội nên không nhận ra để nhận lấy ơn phúc cho mình.
 
Thế giới ngày nay, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển. Người ta lo học lo hành, lo làm ăn, lo cưới vợ lấy chồng, lo tiêu thụ, lo hưởng thụ... Như một em bé lo học hành quá mức. Tôi hỏi sao em lại bỏ lễ Chúa Nhật. Em nói là vì mắc đi học thêm. Không biết là do cha mẹ bảo hay do chính em làm như vậy. Thật là tội nghiệp, cha mẹ hay em đó cứ ngỡ rằng em sẽ học giỏi, được thành đạt là nhờ chính sức mình. Đừng quên chính ơn Thiên Chúa mới giúp em. Mặt khác, em quên rằng “được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì được ích gì” (Mt16, 26).
Dĩ nhiên chúng ta phải hòa nhập với cuộc sống. Nhưng luôn có mối nguy hiểm là chúng ta dễ bị quên đi cái phẩm chức cao cả thiêng liêng của mình.
Trong tác phẩm những người khốn khổ của đại văn hào Victor Hugô, một cậu bé quá đói đã đánh cắp đánh cắp một ổ bánh mì  đã bị bắt vào tù. Chế độ nhà tù xấu xa đã biến em thành một con người chai lỳ, và bị coi là nguy hiểm, và đã trở một tên tù khổ sai. Sau 19 năm người tù khổ sai tên Jean Valjean, đi lang thang, không ai dám tiếp anh. Chỉ khi anh tới giáo phận Digue, ĐGM Digue đã tiếp đãi anh tử tế, không e sợ, lại còn đãi anh một bửa ăn thịnh soạn, muỗng đĩa bằng bạc. Được ngũ trong nhà đêm hôm ấy , người tù nổi lòng tham lén đánh cắp những đồ bạc quý giá và trốn đi. Người tù khổ sai ấy tưởng mình sẽ thoát nhưng công an thấy anh mang theo cái chân đèn mà chỉ có nơi toà giám mục nên nghi ngờ bắt anh lại, giải đến toà gíam mục để hỏi. Ai cũng nghĩ vị giám mục sẽ mừng rỡ lấy lại chân đèn và kết án anh ta tù chung thân một lần nữa. Không ngờ rằng ĐGM lại có một thái độ khoan dung. Ngài nói : “Tôi đã nói với anh ấy rằng của cải trong nhà này là của Chúa và của mọi người, vì thế anh ta có thể lấy. Anh không có ăn cắp.” Người tù khổ sai được thả tự do. Sự thiện trong lòng anh tưởng đã bị cuộc đời đen bạc dập tắt nay bừng cháy lại. Con người chai lỳ đó đã thay đổi cuộc đơì vì cảm phục lòng khoan dung nhân từ của vị giám mục.
Hành động của vị giám mục cũng làm cho người đọc vô cùng cảm phục. Cái đáng phục hơn cả là ngài phản ứng rất nhanh. Một tình huống như thế mà lại nhanh chóng nói lên những lời để người tù khỏi mang tội. Rất kịp thời để cứu một con người.
Quả đây là một thái độ rất tỉnh thức, gặp gỡ Thiên Chúa trong cuộc sống thường ngày.
Nhiều lúc chúng ta ân hận vì không tỉnh thức đủ để rồi có những ứng xử thiếu bác ái hoặc đã gây nhiều tổn thương cho người khác.
Một lần kia, một bà mẹ dáng vẻ xanh xao ẳm một đứa con trên tay chìa ra trước mặt tôi một xấp vé số năn nỉ tôi mua giùm bà một vài tờ để có tiền nuôi con. Tôi khăng khăng từ chối, vì tôi không thích mua vé số. Khi về nhà tôi cảm thấy ân hận vì không giúp cho một ngưòi mẹ đáng thương đó. Nếu tôi không thích mua vé số, thì tại sao tôi lại không thể cho bà một ít tiền? Tôi thật quá tệ. Tôi đã không tỉnh thức để ứng xử kịp thời.
Cái chết đến bất ngờ thì họa hiếm nhưng rất nhiều khi, và có thể nói là hằng ngày, Đức Giêsu đến với ta qua tha nhân, những người bất hạnh, những người cần được giúp đở, những người cần tình thương, những kẻ bé mọn. Ngài đến với chúng ta bất ngờ qua những biến cố cuộc sống nhưng chúng ta không đủ tỉnh thức để nhận ra Ngài để đón nhận Ngài, để nghe tiếng Ngài. Nếu như chúng ta đã luôn tỉnh thức đón nhận Ngài thì cho dù cái chết có đến bất chợt thì ta cũng không sợ, nhưng ngược lại ta đứng thẳng ngẩng đầu vui mừng khôn tả, đón Chúa Kitô.
 Lm. JB Lê Ngọc Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,363
  • Tháng hiện tại34,285
  • Tổng lượt truy cập11,187,618
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi