CN PHỤC SINH 3 A. Chuyện kể trên đường Emause - JB Lê Ngọc Dũng

Thứ bảy - 25/04/2020 05:02

CHUYỆN KỂ TRÊN ĐƯỜNG EMAUSE

 
Khi chúng ta u sầu, lúc buồn chán; hay khi gặp thất bại cay đắng của cuộc đời thì chúng ta hay làm gì?  Đó là thích được chia sẻ. Ai trong chúng ta cũng thích được chia sẻ; chia sẻ vui buồn của cuộc đời.
Vì sao vậy?
Vì lẽ tự nhiên của tâm lý con người. Khi không chia sẻ, tìm cách giữ kín tâm tư tình cảm thì tự nhiên sinh ra một sự đè nén trong tâm hồn, có hại hơn là có lợi. Nỗi u buồn, chán nản mà giữ kín trong lòng chỉ càng thêm u buồn chán nản. Và một khi con người đi vào chỗ bế tắc thì hầu như không thấy được một con đường nào mới để đi tới. Sự vật sẽ trở nên đen tối và người đó sẽ chẳng thấy gì sáng sủa hơn. Câu chuyện Đức Giêsu hiện ra với hai môn đệ trên đường đi Emause giúp chúng ta nhận ra giá trị của việc chia sẻ.
Hai môn đệ đi theo Đức Giêsu với nhiều hy vọng to tát. Hai ông nói: “Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Ngài sẽ giải cứu Israel” (Lc 24,21). Nhưng hai ông đã thất vọng. Đang ở thủ đô Giêrusalem mấy ngày trước, chắc hẳn hai ông đã cùng với dân chúng tung hô Chúa Giêsu: “Vạn vạn tuế con vua Đavit”; “Vạn vạn tuế con vua Đavit”. Chắc hẳn là hai ông rất vui mừng, hãnh diện, và hy vọng khi mình  và nhiều người khác cùng tung hô thầy mình như thế. Còn bây giờ, các ông thất vọng buồn sầu, rời bỏ kinh thành, đi về quê với tâm lòng nặng trĩu, như lời một bài thánh ca hát: "mộng vàng tan mây,… lê bước chân đường dài!".
Nhưng rồi, Chúa Giêsu phục sinh đã khéo léo hội nhập với họ như  một khách đi đường, một kẻ xa lạ. Có được một kẻ xa lạ mà trút bầu tâm sự, trút gánh nặng của nỗi lòng thì còn gì bằng, nhất là người xa lạ lại tử tế, chăm chú lắng nghe. Chúa Giêsu đã tạo ra một bầu khí dễ chịu, khiến hai ông dễ dàng trút ra câu chuyện buồn của hai ông.
Thế rồi Chúa Giêsu phục sinh cũng bắt đầu kể câu chuyện của Ngài. Có điều là câu chuyện của Ngài cũng là câu chuyện của họ nhưng với cái nhìn khác. Đối với họ thập giá là một điều khủng khiếp đánh tan mọi hy vọng; cái chết của Ngài, như là mộtj thất bại cay đắng,  đánh dấu  cái một sự chấm dứt niềm tin và hy vọng. Nhưng bây giờ, Ngài lại cho họ thấy thập giá không phải là cái thất bại, cái cuối cùng, cái chấm dứt niềm hy vọng. Ngài nói: “Nào Đức Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào vinh quang của Người sao?” (Lc 24,26). Ngài đã giúp họ hiểu câu chuyện mà chính Ngài đã trãi qua. Ngài đã giúp họ thay đổi được cái nhìn, thay đổi được cuộc đời.
Họ đã vui sướng thú nhận: "Dọc đường khi Ngài nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên đó sao?” (Lc 24,32).
Cách đây ít lâu, một người đàn ông bước vào một khách sạn ở thành phố Luân Đôn. Anh nói là anh không còn nhớ mình có tên gì nữa. Thì ra anh bị một bệnh, là bệnh quên. Anh ta cũng không nhớ được là mình từ ở đâu tới, và đã làm chuyện gì. Anh ta lúng túng, sợ hãi và sau đó là thất vọng.
May mắn cho anh, khi đem anh tới bệnh viện. Bác sĩ tâm lý này đã cho thấy rằng, anh này sở dĩ bị bệnh quên là vì anh có những điều muốn quên mà quên chẳng được, bức xúc quá nên anh phát sinh bệnh quên và quên luôn, quên hết mọi sự.
Sau mới khám phá ra rằng, anh ta vốn là một kẻ mồ côi. Khi lớn lên anh yêu và lấy được một cô gái nhà giàu và ở rễ tại nhà cô gái ấy. Cô vợ nhà giàu này lại không cần tiền của anh ta, mặc dù anh đã làm thợ và kiếm tiền về giúp gia đình. Người trong nhà lại khinh dễ anh ta, đến nỗi anh cảm thấy mình trở nên dư thừa, vô dụng... Anh hối hận vì mình lấy phải một cô vợ giàu. Giả như lấy một cô vợ nghèo thì nay mình đã không bị rơi vào tình cảnh này. Càng suy nghĩ anh càng thấy buồn tủi, càng oán hận chính mình. Anh muốn quên đi mọi sự. Tâm trí anh  căng thẳng đến độ anh phát sinh bệnh, đó là bệnh quên.
Câu chuyện có lẽ hiếm khi xảy ra. Nhưng thật sự cuộc đời con người luôn có nhiều trường hợp đau thương xảy ra tương tự. Nhưng nếu như những người như vậy, có được cơ hội để kể câu chuyện của họ, thì chắc hẳn có được những giải toả tâm tư và sẽ có những tia sáng chiếu soi vào cuộc đời  bế tắc u buồn của họ. Cái hy vọng phấn khởi sẽ đến với họ. Ít nhất là khi được lắng nghe, họ cũng đã cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị, được đón nhận. Từ đó họ mới có đủ can đảm để chấp nhận cuộc đời mình, gánh vác cuộc đời mình.
Nhưng tiếc thay, nhiều người lại không có cơ hội để kể câu chuyện của mình, vì không gặp được người nghe để mà kể. Cũng có khi kể xong câu chuyện mà tâm tư họ chưa được giải toả, vì họ chưa được lắng nghe...
Nghe, đón nhận một câu chuyện có nghĩa là làm sao cho người tâm sự không còn thấy ghét mình nữa, không còn u sầu, không còn thất vọng về mình nữa. Điều đó đặt biệt chỉ có được khi từ chính những cái đen tối, từ những khía cạnh tiêu cực, ta lại thấy được tình yêu thương và  ân sủng của Thiên Chúa đang hoạt động trong đó.
Câu chuyện nền tảng giúp tìm ra ý nghĩa của các câu chuyện đau buồn khác chính là câu chuyện thập giá của Đức Kitô và sự Phục Sinh của Ngài. Vì chính ý nghĩa về đau khổ và vinh quang của thập giá sáng soi mọi cái đau khổ của câu chuyện con người. Ý nghĩa đó là: chính tội lỗi của con người đã gây nên đau khổ và sự chết, chính sự tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa và sống yêu thương đưa con người chúng ta thoát khỏi đau khổ và sự chết, đưa đến phục sinh vinh quang.
Sự kiện hai môn đệ trên đường Emause cũng giúp chúng ta thấy rằng, hiệu quả của chia sẻ, sẽ tăng lên gấp bội, khi được nuôi dưỡng bởi Kinh Thánh và bởi Thánh Thể. Không gì tốt hơn để giúp nhận ra ý nghĩa của câu chuyện thập giá, câu chuyện của cuộc đời, cho bằng khi được dưỡng nuôi bằng Kinh Thánh và Thánh Thể.
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,248
  • Tháng hiện tại35,890
  • Tổng lượt truy cập11,236,262
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi