CN HIỆN XUỐNG. Ngôn ngữ tình yêu - JB. Lê Ngọc Dũng

Thứ bảy - 30/05/2020 06:21
NGÔN NGỮ TÌNH YÊU
Khi nghe các Tông Đồ rao giảng, dân chúng ngạc nhiên, sững sốt vô cùng. Họ nói: “Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê-a cả ư? Thế sao mỗi người trong chúng ta lại nghe tiếng mẹ đẻ của chúng ta? Chúng ta đây, có người là dân Pac-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê...” (Cv 2,7-8).
Chúa Thánh Thần đã khiến những người có ngôn ngữ khác nhau đó lại có thể hiểu được các Thánh Tông Đồ. Khi ấy, các ngài có lẽ nói chỉ một ngôn ngữ, tiếng Do Thái, vậy mà những người thuộc ngôn ngữ khác nhau vẫn hiểu được! Ví dụ, các ngài nói tiếng Việt Nam, nhưng những người Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn… đều hiểu được!
Có một tiếng nói mà nhiều người đều hiểu được, quả là một điều lạ. Thế thì, tiếng nói đó là gì?
Chúng ta thấy, nhiều người của nhiều quốc gia đều có thể nghe và hiểu được âm nhạc. Nếu kể âm nhạc là một ngôn ngữ, thì âm nhạc cũng được kể là một ngôn ngữ mà những người các nước khác nhau có thể hiểu được. Tuy nhiên, không nhiều người đều hiểu được âm nhạc.
Nhưng rõ nhất, đó là tình yêu. Tình yêu chính là ngôn ngữ mà mọi người trên thế giới đều có thể hiểu được.
Đôi khi tôi thấy hai anh chị yêu nhau nhưng lại không hiểu tiếng nói của nhau, ví dụ như đôi bạn Việt và Hàn lấy nhau, họ không hiểu nhau qua lời nói, qua tiếng Việt hay tiếng Hàn nhưng họ lại hiểu nhau. Họ hiểu nhau qua ngôn ngữ của tình yêu.
Trước đây, có lần một vị sư Phật giáo nói với mẹ Têrêsa: “Tôi biết và yêu mến Đức Kitô lắm nhưng tôi không thích Hội Thánh của Ngài. Nếu các chị làm điều các chị nói, có lẽ các chị sẽ trở nên nơi hội ngộ để chúng tôi có thể gặp gỡ Hội Thánh Chúa Kitô".
Sau đó một năm, có dịp làm việc với mẹ Têrêsa, nhà sư đó phát biểu: “Tôi đã quan sát các chị, bây giờ tôi thực sự tin rằng các chị làm việc chỉ cốt để giúp những người nghèo khó, xấu xố nhất. Chúng tôi sẽ dâng cho các chị một ngôi nhà trong khuôn viên nhà chùa để làm bệnh xá miễn phí.”
Mẹ Têrêsa đã lập lại một tiếng nói, mà cách đây gần 2000 năm, thánh Phêrô và các Tông Đồ đã nói tại Giêrusalem, làm mọi người kinh ngạc. Họ hỏi:  Tại sao Phêrô nói tiếng Do Thái vậy mà mọi người nước khác đều hiểu. Mẹ Têrêsa người Nam Tư, thế mà mọi người trên thế giới đều biết đều hiểu việc mẹ làm.
Chính nhờ Chúa Thánh Thần. Thật vậy, bởi nhờ Thánh Linh tác động mà Thánh Phêrô và các Thánh Tông Đồ đã nói về một Đức Kitô đã chết vì yêu, cũng nhờ Thánh Thần Chúa thúc đẩy mà mẹ Têrêsa đã dùng việc làm để nói về một Đức Kitô đã hiến thân vì yêu.
Chúa Thánh Thần  là Ngô Ba tình yêu. Ngài hiện ra trên đầu các Thánh  Tông Đồ không gì khác hơn là ngọn lữa tình yêu. Chính ngọn lữa tình yêu ấy đã thúc dục các ngài đã mở toang cánh cửa đóng kín vì sợ hãi, để mạnh dạn đứng lên đi loan báo Tin Mừng tình yêu, để biến thế giới nên một gia đình đầy bác ái yêu thương, liên kết muôn người nên một, không phân biệt màu da tiếng nói.
Sức mạnh của Chúa Thánh Thần, ngày hôm nay, giờ phút này vẫn còn được ban cho Hội Thánh, vẫn còn tác động canh tân đổi mới Hội Thánh. Sức mạnh này đã khiến cho Phanxicô, một thanh niên con nhà giàu, đã từ bỏ mọi thứ gia sản, đến cả áo quần để sống theo lý tưởng nghèo khó của Tin Mừng. Thế mà, Đức Giaó hoàng lại mơ thấy một người ăn mày Phanxicô này đang kê vai nâng đỡ một ngôi nhà thờ đã ngã nghiên sắp đổ. Ngôi nhà thờ đã ngã nghiên sắp đổ đó được hiểu là Giáo Hội lúc bấy giờ .
Sức mạnh Chúa Thánh Thần đã khiến Maximilien Maria Kolbê, một linh mục Công giáo, can đảm bước ra khỏi hàng tù nhân để chịu chết thay cho một người bạn tù, khi người này không thể can đảm chết vì nghĩ đến vợ con sẽ phải bơ vơ đói rách. Cha Kolbê đã thể hiện tình yêu hy sinh cao cả, dám chết vì yêu, giữa một xã hội đang tranh giành nhau; chém giết lẫn nhau.
Sức mạnh của Chúa Thánh Thần có thể khiến cho một Dì Hai ở Bến Sắn chỉ một nắm tay, nói một lời nói mà đã đưa được một anh phong cùi gàn dỡ nào đó trở về trại  phong Bến Sắn. Điều mà cả công an cũng phải chịu thua, vì anh chàng này dữ lắm, không vừa ý là anh ta cắn. Mà lỡ bị anh cắn thì nguy hiểm vô cùng. Ai mà dám để mình mang bệnh cùi với kiểu lây bệnh như thế. Vậy mà Dì Hai chỉ nói một lời mà cầm tay anh dẫn đi một cách ngon lành. Con người gàn dỡ này cũng phải mềm lòng.
Ngày xưa trong Cựu ước, Thánh Thần Thiên Chúa chỉ ban cho một số người, ngày nay Thánh Thần Thiên Chúa được ban cho tất cả mọi người. Ai trong chúng ta nếu đã được lãnh nhận bí tích Rửa tội, đặt biệt là bí tích Thêm sức thì người ấy cũng đã được tái tạo bởi Thánh Thần Thiên Chúa.
Vậy không ai được nghĩ rằng là mình không có ơn riêng, không có trách nhiệm đối với cộng đoàn, dù là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, dù là lương hay giáo, dù già hay trẻ, lớn hay bé. Dù một em nhỏ, dù một người thấp kém nhất cộng đoàn, dù là người ngoại đạo, ai ai cũng có thể được Thánh Thần Chúa Giêsu phục sinh giúp đổi mới chính mình.
Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh, biết cất đi những trở ngại đối ơn Chúa. Đó là từ bỏ cái tôi tội lỗi, ích kỷ để Thánh Thần tình yêu, Thần Khí sự sống, triển nở trong chúng ta hầu cộng đoàn chúng ta trở nên một cộng đoàn của hiệp nhất thánh thiện, yêu thương.
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,323
  • Tháng hiện tại29,975
  • Tổng lượt truy cập11,281,468
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi