CN BA NGÔI. Để biết Thiên Chúa Ba Ngôi - JB Lê Ngọc Dũng

Chủ nhật - 07/06/2020 06:01
ĐỂ BIẾT THIÊN CHÚA BA NGÔI
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Chúa Ba Ngôi. Kitô giáo tin rằng chỉ có một Chúa mà lại có Ba Ngôi. Ba Ngôi đó đều là Chúa, nhưng lại chỉ có một Chúa.
Khi còn là một đứa bé học giáo lý để chuẩn bị cho việc xưng tội rước lễ lần đầu, giáo lý viên cố gắng giải thích một điều xem ra nghịch với lý trí thông thường đó. Giảng viên giáo lý cố gắng giải thích bằng những hình ảnh như  hình tam giác đều có ba góc đều nhau, hay là lửa. Lửa thì bao gồm lửa, ánh sáng, sức nóng. Cả ba yếu tố lửa, ánh sáng, sức nóng đều cũng là lửa...
Đó cũng là những cố gắng giải thích, để xoa dịu bớt đi cái nghịch lý tồn tại trong trí óc con người. Nó không thỏa mãn được sự hiểu biết con người và cũng không cho ta biết rõ hơn về Thiên Chúa.
Nếu chúng ta muốn hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa bằng lý trí, bằng con đường của suy tư triết lý, như thánh Augustinô đã làm, thì chúng ta sẽ đi vào bế tắc.
Chuyện kể rằng, Một hôm Thánh Augustinô đang lững thững đi bộ dọc bờ biển để suy nghĩ về mầu nhiệm Môt Chúa Ba Ngôi. Chỉ có môt Chúa mà lại có Ba Ngôi riêng biệt, bằng nhau. Ba mà làm sao lại một, một mà lại ba . . . Đang miên man suy nghĩ, ngài chợt thấy một em bé gái đang chơi. Nó đào một cái lỗ trên cát và dùng một cái vỏ sò múc nước biển đổ vào cái lỗ. Em bé cứ chạy lên chạy xuống cố gắng múc cho nhiều nước biển đổ vào lỗ. Thấy cảnh khá lạ lùng, thú vị, ngài hỏi : em múc nước đổ vào lỗ để làm gì. Môt cách chân thành em nói : em sẽ múc hết nước biển đổ vào lỗ cát. Thấy cái vô lý của đứa bé, thánh Augustinô cũng chợt nhận ra cái vô lý của mình. Đó là không thể nào có thể hiểu được mầu nhiệm của Thiên Chúa. Việc tìm hiểu của ngài cũng giống như cố gắng múc hết nước biển mà đổ vào một cái lỗ trên cát. Cái đầu của ngài có lẽ chỉ bằng cái vỏ sò trong khi chân lý về Thiên Chúa là cả một đại dương.
Con đường để nhận biết Thiên Chúa không thể bằng con đường thuần lý trí, nhưng trước tiên là con đường cầu nguyện và chiêm niệm.  Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người chính là đối tượng để chúng ta suy tư chiêm niệm để nhận ra Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thánh Tông Đồ Phi-líp-phê có lần hỏi Đức Giêsu: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện." Ðức Giêsu trả lời: "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha. Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao?” (Ga, 14,8-10).
Chắc Thánh Phillipphê cũng chưa thỏa mãn với câu trả lời của Chúa Giêsu, vì Thầy Giêsu cũng là con người có thân xác hình dạng của một con người. Bảo thấy một người mà nói là thấy Chúa thì quả là khó mà chấp nhận! Để nhận biết Thiên Chúa cần phải lắng đọng tâm hồn hướng về Chúa và biết lắng nghe.
Một người nông dân đi lên thành phố. Đang di trên một đường phố đông đúc ồn ào, bổng dưng người nông dân dừng lại và nói với người bạn. “Tôi nghe có tiếng dế kêu.” Người bạn ngạc nhiên và hỏi : “Làm sao anh có thể nghe được tiếng dế kêu giữa những ồn ào của đường phố như thế này?” Người nông dân trả lời : “Tôi có thể nhận ra được tiếng dế kêu bởi vì tai tôi rất nhạy cảm với tiếng dế.”
Rồi ông ta lắng nghe một cách chăm chú hơn, và đi theo tiếng dế, tìm thấy chú dế ở dưới phiến đá cạnh cửa sổ của một ngôi nhà. Người bạn vẫn không hề nghe thấy tiếng dế đó. Người nông dân vẫn không lấy  gì làm lạ. Như để giải thích cho người bạn hiểu, ông móc túi ra mấy đồng bạc cắc và thảy nó lên vĩ hè. Nghe tiếng bạc kêu lẻng kẻng, tất cả khách qua đường đều dừng lại và nhìn. Người nông dân mới nói với người bạn: “ Ông hiểu tôi muốn nói gì chứ. Không ai trong họ có thể nghe được tiếng dế kêu, nhưng tất cả họ lại nghe được tiếng đồng bạc kêu. Người ta nghe thấy những tiếng mà tai họ mong mõi  nghe, còn những cái khác họ không nghe thấy.
Điều tốt nhất mà một Kitô hữu có thể làm, đó là mong muốn được lắng nghe và suy niệm Tin Mừng về Chúa Giêsu. Nói cách khác, chúng ta muốn biết Chúa bằng cách nhìn vào lời nói việc làm, cuộc sống của Chúa Giêsu. Ngài nói về Thiên Chúa như một Đấng nhân hậu, giàu lòng thương xót như một người Cha. Và bằng việc luôn tìm thực hiện ý của Cha, Ngài làm mẫu mực cho ta cách thế làm con. Ý muốn của Thiên Chúa Cha là đem chúng ta đến Tin Mừng ơn cứu độ. Nhưng chính Chúa Thánh Thần là Đấng thực hiện sứ vụ này. Chúa Giêsu đã nói: “Thánh Thần  Thiên Chúa ngự trên Tôi, Ngài sai tôi đi đem Tin Mừng cho người nghèo khó.”
Tuy nhiên, con đường suy gẫm cầu nguyện để biết Thiên Chúa vẫn chỉ là bước đầu tiên. Bước thứ hai đó là sống Lời Chúa, là thực hành Lời Chúa dạy. Ngài nói: Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy “ (Ga 14, 23). Được Thiên Chúa đến và ở trong mình, người ấy mới thực sự là biết Thiên Chúa. Điều này chỉ có được khi chúng ta đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống, là sống Lời Chúa. Sự hiểu biết Thiên Chúa này, không chỉ là hiểu biết của lý trí những là sự hiểu biết của sự kết hiệp cả con người với Thiên Chúa; một sự kết hiệp thánh thiêng của những người lành thánh, của những bậc thánh nhân.
Mọi người chúng ta đều được Thiên Chúa tình yêu, kêu gọi đi đến sự biết Thiên Chúa, nhưng không chỉ bằng lý trí mà còn bắng sự kết hiệp thánh thiêng, hạnh phúc.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIAOLUATCONGGIAO.COM

GIỚI THIỆU TRANG GIÁO LUẬT CÔNG GIÁO

Con xin giới thiệu trang Web ;http://giaoluatconggiao.com được thành lập với sự khuyến khích của Đức cha Toma Nguyễn Văn Trâm, Gp. Bà Rịa phụ trách Giáo Luật trong HĐGMVN, Đức cha Giuse Võ Đức Minh Gp Nha Trang. Trang Web được phát kiến và hình thành với các lý do sau: - Trong khóa Bổ Túc...

THỐNG KÊ
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay1,771
  • Tháng hiện tại19,325
  • Tổng lượt truy cập11,219,697
Liên kết web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi